Hƣớng tiếp cận Jataka từ tơn giáo
Vì Jataka tồn tại trước hết là một kinh điển Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ do các môn đệ của Đức Phật sưu tầm, biên soạn lại sau gần 2 thế kỷ Ngài tại thế nên tác phẩm trước hết là đối tượng nghiên cứu của các nhà sư, tăng ni, Phật tử và những người có vốn Phật học uyên bác. Đầu tiên phải kể đến tác phẩm dịch Chuyện tiền thân Đức Phật (Jataka Tales - The Birth
Stories of Budda) của Hịa thượng Thích Minh Châu. Ngay ở phần mở đầu, tác giả đã nêu rõ: “Mục đích thứ nhất là giới thiệu Kinh Tạng Pàli cho Phật tử và cho nhân dân Việt Nam, những nguyên bản kinh điển được xem là cổ xưa nhất và chứa đựng những giáo lý trung thành nhất của Đức Phật. Đức Phật dạy các Phật tử hãy học giáo lý của Ngài trong ngơn ngữ của mình. Phật tử Việt Nam, tất nhiên phải học giáo lý của Ngài ngang qua tiếng Việt và nhờ vậy, Phật tử Việt Nam vượt qua được những trở ngại ngôn ngữ và tự mở rộng cửa chánh pháp cho mình và cho mọi người. Mục đích thứ hai của chúng tơi trong nhiệm vụ phiên dịch này là xây dựng cho được một Đại Tạng Việt Nam. Ngày nay, chúng ta đã được độc lập thống nhất, chúng ta phải có Đại Tạng Việt Nam cho Phật tử Việt Nam. Ngôn ngữ Việt Nam đủ phong phú, đủ trong và sức mạnh đóng vai trị chuyển ngữ. Ngày nào, chúng ta còn lệ thuộc vào Pàli Tạng hay Hán Tạng v.v... ngày ấy, chúng ta vẫn còn lệ thuộc những văn tự ấy. Độc lập ngơn ngữ cũng có nghĩa là độc lập dân tộc. Xưa kia, ông cha ta đề cao tiếng Nơm là cũng vì vậy, vì chỉ có độc lập ngơn ngữ mới khỏi bị đồng hóa bởi văn hóa ngoại bang” [3].
Rõ ràng, trong lời giới thiệu, Hòa thượng đã nêu rõ hai mục đích của việc dịch tập truyện. Mục đích thứ nhất là giới thiệu kinh điển này cho Phật tử
sâu hơn về giáo lý nhà Phật và ứng dụng giáo lý ấy trong đời sống tu hành cũng như thế tục. Mục đích thứ hai là bổ sung vào kho tàng sách về tôn giáo của nước ta nhằm chống lại sự xâm lăng của yếu tố bên ngồi. Dù là hai mục đích cụ thể, song tựu chung lại vẫn là mục đích tơn giáo.
Tiếp đó, phải kể đến cuốn sách Khái niệm về Bồ Tát Quán Thế Âm - Lý thuyết và Thực hành của Thích Viên Trí. Trong cơng trình này, tác giả cho rằng, Jataka thể hiện lý tưởng Bồ Tát trong thời kỳ những học thuyết ngoại đạo đang
ảnh hưởng đến niềm tin của các tín đồ Phật tử. Và cũng là vì mục đích tơn giáo, tác giả cơng trình thơng qua việc khắc họa hình tượng Đức Phật với các hạnh nguyên đã cố gắng níu kéo các Phật tử giữ vững tâm trí và quay về với ngôi nhà chung của đạo Phật.
Thượng tọa Thích Chân Quang trong Luận về nhân quả: Nghịch hạnh lại tập trung vào khía cạnh lý thuyết “nhân nào quả ấy” của Jataka. Trong phần viết của mình, ơng có nhắc tới nhân vật Devadatta (chính là nhân vật Đề - bà - đạt - đa). Với tư cách là nhân vật tôn giáo, Devadatta xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong Jataka và xét ở góc độ này, nó thuộc tuyến nhân vật trợ duyên với các hành động chống phá, ln tìm cách hãm hại Đức Phật. Thượng tọa Thích Chân Quang thơng qua đó, gợi mở cho chúng tôi về ý tưởng về sự tồn tại của kiểu nhân vật này trong biến thể văn học dân gian của các nước.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết trên các trang điện tử bình luận về một phẩm chất nào đó của Đức Phật như bài viết: Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo của tác giả Chúc Phú trên trang Web: http://giacngo.vn.
Bài viết đi sâu vào phân tích 10 đức tính mà con người cần phải có trong cuộc đời từ việc phân tích hình tượng Đức Phật trong Jataka và các kinh khác của
Như vậy, hướng tiếp cận Jataka từ góc độ tơn giáo được các học giả Việt Nam quan tâm nhiều. Tiếp cận ở góc độ này, chúng tơi nhận thấy, các học giả tập trung vào 2 khía cạnh chủ yếu:
Một, xem Jataka là một kinh điển Phật giáo với hệ thống lý thuyết
chìm dưới các câu chuyện dân gian và dựng lại cuộc đời Đức Phật qua các kiếp khác nhau trên con đường thức tỉnh nhân loại thốt ra khỏi vịng khổ đau, đạt đến sự giác ngộ. Đồng thời, đó cũng là bộ bách khoa thư chứa đựng hệ thống giáo lý của nhà Phật với các vấn đề thuộc về nhân sinh mang tầm triết học.
Hai, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng lại hình tượng Đức Phật như hiện thân hoàn hảo của lý tưởng Bồ Tát và lý tưởng ấy là một kim chỉ nam cho chúng ta trên “thống khổ đích lịch trình”. Lý tưởng Bồ Tát khơng chỉ có ý nghĩa trong quá khứ, thời hiện tại mà cả tương lai khi cuộc sống của con người ngày càng trở nên bấp bênh và bị đe dọa bởi những hiểm họa khôn lường.
Hướng tiếp cận trên tuy không liên quan một cách trực tiếp đến luận án của chúng tôi nhưng xét ở phương diện nào đó, ý kiến của các học giả cũng có ý nghĩa đối với chúng tôi khi nghiên cứu những biến thể của Jataka. Vì
trên thực tế, các nước Đơng Nam Á có rất nhiều truyện dân gian mang màu sắc Phật giáo thoát thai từ các Jataka có chung mục đích là giáo huấn, thuyết
giảng, mượn ngụ ngơn, cổ tích để nói về một chủ đề của Phật giáo hoặc phẩm chất nào đó của Đức Phật.
Hƣớng tiếp cận Jataka từ góc độ văn hóa
Hướng tiếp cận này, chúng tơi bắt gặp trong các cuốn sách của Nguyễn Thừa Hỷ, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Tấn Đắc, Đỗ Thu Hà, Hồ Anh Thái… Dẫu nội dung các cuốn sách của họ chỉ giới thiệu chung về đất nước, con người, các giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần của Ấn Độ thì khơng
cuốn nào khơng nhắc đến Jataka và sức lan tỏa của nó lên đời sống văn hóa
các cư dân Đơng Nam Á - trong đó có văn học. Khơng trực tiếp nói đến các biến thể nhưng nhận định của các tác giả này cho chúng tôi thấy, Jataka có
thể đã tìm được q hương thứ hai của mình ở một số quốc gia theo Phật giáo Theravada tại Đông Nam Á.
Sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua một số cuốn sách như Phật giáo Lào dưới góc nhìn văn hóa của tác giả Nguyễn Văn Thồn. Từ cái nhìn văn hóa học, tác giả nói về ảnh hưởng của Phật giáo lên các thành tố vật chất cũng như tinh thần ở xứ sở hoa Champa - trong đó có sự lan tỏa của Chuyện tiền thân Đức
Phật lên kiến trúc, văn học dân gian, văn học thành văn và nhấn mạnh đến con đường để các văn bản Jataka thâm nhập vào Lào mà chúng tôi thấy nhận xét này rất hữu ích cho q trình nghiên cứu của mình. Tác giả viết: “Nổi bật trong các tác phẩm văn học Phật giáo Lào được người dân yêu thích nhất là tập truyện về tiền kiếp của Đức Phật. Trong 50 tiền kiếp ấy, người Lào say mê và cảm thông nhất là kiếp cuối cùng kể về hoàng tử Vệt - xan - đon. Vệt - xan - đon trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống người Lào” [115, tr.161].
Cũng tiếp cận Jataka từ góc độ văn hóa, tác giả Trịnh Huy Hóa trong Đối thoại liên văn hóa: Lào lại phác thảo cơ bản những đặc điểm văn hóa đất
nước Triệu Voi, trong đó hàm chứa nhiều ý tưởng mà chúng tôi thấy cần thiết cho đề tài như việc tác giả khẳng định: “Nghề in chỉ được du nhập vào Lào từ năm 1957. Trước đó, văn chương Lào được viết dưới hình thức các bản thảo chép tay. Nhiều bản thảo được khắc trên lá cọ. Một số bản chép loại này còn được cất giữ ở các viện bảo tàng hay trong tàng kinh của các chùa chiền. Trong số những tác phẩm hay nhất có Những câu chuyện về tiền thân của
Đức Phật (Jataka)…” [43, tr.92]. Rõ ràng, tác giả đã gián tiếp nhắc đến sự tồn
tại của các biến thể Jataka trong truyện kể dân gian Lào.
Một cơng trình khác Một ghi chú về vai trị Phật giáo trong đời sống chính
trị văn hóa ở Đơng Nam Á lục địa từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX của Nguyễn
Lệ Thi cũng đề cập tới tầm quan trọng của Jataka trong đời sống văn hóa các nước Đơng Nam Á lục địa. Tác giả nhấn mạnh: “Các câu chuyện tiền kiếp của Đức Phật cũng sớm được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận. Đặc biệt, kiếp cuối cùng - giai đoạn trước khi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni trở thành Phật, được hâm mộ hơn cả. Người Lào gọi Jataka này là truyện Phạ vệt, người Thái Lan gọi là Mạ hả xạt - đại kiếp. Người Campuchia gọi là Vessandor. Người Myanmar gọi là truyện Wthandaya. Câu chuyện về kiếp này của cuộc đời Đức Phật đã được sáng tác thành thơ và đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học Phật giáo ở các nước Đông Nam Á lục địa” [80, tr.265].
Ngoài bài viết của Nguyễn Lệ Thi, bài Ảnh hưởng của Jataka trong văn hóa Đơng Nam Á của tác giả Phan Thu Hiền - Đỗ Văn Đăng cũng nhấn mạnh
sự lan tỏa của Jataka lên mọi mặt đời sống văn hóa - xã hội Đông Nam Á; phần nói về ảnh hưởng lên các văn bản truyện kể dân gian chưa được đề cập tới nhiều. Tuy nhiên, đây là bài viết có giá trị gợi mở để chúng tơi nghiên cứu vấn đề của mình.
Như vậy, hướng tiếp cận Jataka từ góc độ văn hóa của các tác giả đều
cho thấy tác phẩm này ảnh hưởng lên mọi mặt đời sống văn hóa của cư dân các nước Đơng Nam Á, đặc biệt là Đông Nam Á lục địa. Phần ảnh hưởng của văn học cũng được nhắc tới - dẫu chưa nhiều nhưng đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức nền tảng trong phần nói về các con đường dẫn đến các biến thể của Jataka.
Hƣớng tiếp cận Jataka từ góc độ văn học
Các giáo trình về văn học các nước Đơng Nam Á của Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Đức Ninh, Lưu Đức Trung… đều nói đến ảnh hưởng của Jataka
trong truyện kể Đông Nam Á trên một số phương diện. Trong giáo trình Văn học các nước Đơng Nam Á, Đức Ninh khi khái quát những đặc điểm của văn
học khu vực này đã viết: “Các dân tộc ở Đông Nam Á đã tiếp thu một cách đầy sáng tạo các cốt cách, đề tài, phong cách nghệ thuật của Ấn Độ và nhào nặn cùng với vốn văn hóa của mình để tạo nên những cơng trình điêu khắc kiến trúc đồ sộ… và những áng văn học đậm đà tính chất dân gian lấy từ
Jataka” [87, tr.30]. Chúng tôi nhận thấy, ý kiến của nhà nghiên cứu ở đây
muốn làm nổi bật một trong 5 tính chất của văn học Đông Nam Á và đề cao tinh thần sáng tạo của cư dân bản địa trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn học Ấn Độ. Luận điểm của ông mở ra cho chúng tôi nhận thức: Trong kho tàng folkore Đơng Nam Á, có dấu ấn của Jataka.
Trong khi đó, giáo trình Văn học Đơng Nam Á của Lưu Đức Trung cũng
nhấn mạnh: “Từ khi Phật giáo thịnh hành ở Đông Nam Á, nhiều truyện cổ Ấn Độ ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong văn học các nước này. Jataka xuất hiện ở Campuchia cuối thời kỳ Ăngco, ngày càng trở thành nguồn đề tài của văn học. Tư tưởng Phật giáo trong Jataka có ảnh hưởng sâu đậm trong các tác phẩm của văn học Campuchia, xu hướng Jataka hóa càng rõ nét trong truyện cổ, ngụ ngôn. Các nhân vật trong truyện phần nhiều là hiện thân của Đức Phật. Lối kết thúc truyện cũng giống như lối kết thức trong Jataka. Jataka vào Lào với cái tên Xattakhăm, phần nhiều truyện tiền kiếp của Đức Phật trở thành nguồn chất liệu trong sáng tác của văn học Lào… Ở Myanmar, một số thơ, kịch cũng lấy đề tài từ Jataka như truyện hoàng tử Vetthamdaya nổi tiếng” [126, tr.12]. Nhận định này nêu rõ có những biến thể Jataka trên đất Campuchia, Lào, Myanmar và những câu chuyện
về Đức Phật ít nhiều đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác trong văn học ở 3 quốc gia.
Ngồi cuốn giáo trình Văn học Đơng Nam Á, giáo trình Văn học Ấn Độ của tác giả Lưu Đức Trung là phần bổ sung thêm cho chúng tôi. Trong phần giới thuyết về văn học dân gian Ấn Độ - khi đề cập đến tập truyện Jataka,
ngồi việc trình bày cơ sở hình thành, nguồn gốc, đặc điểm nội dung, cấu tạo mỗi truyện, tác giả viết: Đây là kinh điển Phật giáo Ấn Độ nhưng có sức lan tỏa lớn vào văn hóa khu vực trong phong tục, tập quán, lễ hội, kiến trúc, điêu khắc và cả trong văn học; đồng thời, tác giả cũng đề cập đến ảnh hưởng của
Jataka tại một số nước: Lào, Campuchia, Thái Lan - nhưng chủ yếu là đề cao
sức lan tỏa của văn học Ấn ở Đơng Nam Á chứ khơng nói về biến thể trong văn học khu vực này.
Tác giả Đỗ Thu Hà trong cơng trình Vấn đề bản địa hóa sử thi Ramayana Ấn Độ ở một số nước Đông Nam Á đề cập đến q trình bản địa hóa sử thi Ramayana và các con đường, các văn phẩm bản địa nhưng ở
chương 1, khi nói về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong đời sống văn hóa - văn học Đơng Nam Á có đoạn viết: “Riêng các câu chuyện trong số 547 câu chuyện của Jataka đã được loại hình sân khấu dân gian Đơng Nam Á đặc biệt ưa thích… Ngồi ra, một số câu chuyện phóng tác từ những câu chuyện trong bộ Jataka được sân khấu các nước Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia ưa
thích” [31, tr.21]. Cũng tại chương này, đề cập đến ảnh hưởng của văn học Ấn Độ đối với văn học Đông Nam Á, tác giả khẳng định: “Các tác phẩm văn học Phật giáo của Ấn Độ như Jataka đã đến Đông Nam Á và được cải biên”.
Những thuật ngữ như “phóng tác”, “cải biên” gợi ý niệm cho chúng tôi về sự tồn tại các biến thể Jataka trong kho tàng truyện kể dân gian Đông Nam Á.
Ở một bài viết khác Dấu vết của văn hóa Ấn Độ trong một số truyện cổ
tích Việt Nam, dẫu mục đích của tác giả khi triển khai bài viết là thông qua hệ
mọi mặt đời sống nước ta trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam thì ở phần 2, mục nói về Jataka và Đông Nam Á, tác giả cho rằng, hệ thống truyện đố truyện
trạng (kiểu chú bé thông minh) là những biến thể của truyện Tiền thân Maha Ummagga (Jataka 546). Đây cũng là gợi ý khá hay giúp chúng tơi có cái nhìn
mở vì có thể sẽ tồn tại biến thể dạng này trong kho tàng truyện trạng Đơng Nam Á [81, tr.314].
Ở Việt Nam, khi nói tới ảnh hưởng của Jataka lên văn hóa - văn học Đơng Nam Á, cịn phải kể đến một số bài viết của nhà nghiên cứu Phan Thu Hiền.
Bài Đôi nét về bản sắc văn hóa Lào qua q trình bản địa hóa sử thi Ramayana trong Phra Lak - Phra Lam dẫu đối tượng khảo sát là tác phẩm Phra Lak - Phra Lam của Lào và mục đích của tác giả khi đối sánh với sử thi
Ramayana để khẳng định những giá trị chung của văn hóa Lào trong quá trình
giao lưu, tiếp biến với văn học - văn hóa khu vực thì vẫn có 2 luận điểm mà chúng tôi cần tham chiếu:
Thứ nhất là con đường bản địa hóa tác phẩm này (con đường của tôn giáo). Tác giả viết: "Với đông đảo quần chúng Đông Nam Á, Bà La Môn giáo/ Hindu giáo đã thấm vào họ không phải bởi các kinh Veda, Upanishad, Bhagavad Gita, sách Luật Manu hay giáo trình Chính trị học Arthasastra…