Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Lào có một kho tàng văn học dân gian giàu có. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, cư dân nơi đây bằng tài năng và trí tuệ của mình, đã sáng tạo ra hệ thống truyện kể phong phú. Những ai đã từng đi vào các bản mường Lào, dù ở thành thị hay nông thôn, vùng đồng bằng trù phú đông dân hay những nơi núi non hẻo lánh đôi khi chỉ có dăm ba nóc nhà... đều có thể được kể cho nghe vơ số chuyện hấp
dẫn ly kỳ. Những câu chuyện ấy vốn được người dân xứ Triệu Voi truyền miệng cho nhau một cách say mê từ đời này sang đời khác, trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong đời sống văn hóa xã hội Lào. Từ các đồng ruộng, trên nương rẫy hoặc sông nước hoặc trong rừng núi bao la xanh thẳm, trong các ngày lễ hội hoặc trong giảng đường Đức Phật, mọi người đều lặp đi lặp lại những tích truyện cổ mà họ yêu thích. Với ý nghĩa như vậy, truyện cổ được người Lào bảo lưu, trân trọng và xem đó là món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống thường nhật.
Khi tìm hiểu truyện kể dân gian Lào, không thể không nhắc đến ảnh hưởng của văn học Ấn Độ. Cùng với sự xâm nhập của văn hóa Ấn, văn học Ấn cũng vào đây, mang theo những áng sử thi hào hùng và đại dương truyện bao la trong Jataka. Vơ hình chung, một tác phẩm vốn thuộc về một miền đất xa xơi, huyền bí đã trở thành tài sản của người dân đất nước hoa Chăm pa, thể hiện cốt cách và tâm hồn, khát vọng một dân tộc. Bằng nhiều con đường khác nhau, kinh điển Phật giáo này đã neo đậu tại Lào và tạo ra nhiều văn bản độc đáo ở các cấp độ khác nhau, cụ thể:
Biến thể ở cấp độ cốt truyện
Các biến thể của Jataka ở Lào ở cấp độ này gồm các truyện:
Truyện thứ nhất: Sự tích của rượu.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 512 (Chuyện bình rượu - Tiền thân Kumbha). Cốt truyện kể về một trong những tiền kiếp của Đức Phật là Thiên Chủ Đế Thích (giả dạng là người Bà - la - môn) thuyết giáo cho vua nước nọ. Vua giác ngộ và chấm dứt việc uống rượu.
Ý nghĩa truyện này trong Jataka: Uống rượu là một trong những điều
cấm kỵ của đạo Phật. Chẳng thế mà trong 10 Hạnh Ba la mật, Hạnh trì (Sì la) hay cịn gọi là Trì giới là một hạnh mà mỗi Phật tử phải thực hiện. Trì giới là thực hiện quy luật, kỷ cương, thực hiện những bổn phận phải làm và những
điều nên tránh. Trong các hóa thân của tiền kiếp, bên cạnh các hạnh nguyên khác, Đức Phật ln thực hành trì giới, đó là ngũ giới (năm điều ngăn cấm): Không được giết hại, không được trộm cướp, không được tà dâm, không được nói dối, khơng được uống rượu. Với 5 điều này, Đức Phật muốn đem lại khơng gian bình n cho trật tự xã hội chứ khơng bắt buộc chúng ta phải triệt để tuân theo và cũng không hăm dọa nếu chúng ta khơng tn theo thì bị Ngài trừng phạt. Sự giữ hay khơng giữ giới hoàn toàn do chúng ta tự liệu lấy. Đạo Phật khác với các tơn giáo khác chính là ở điểm: Đức Phật khơng phải một quan tòa tối cao giữ quyền thưởng phạt. Một ý nghĩ, một lời nói, một hành động tốt hay xấu đã mang theo nó một cái mầm thưởng phạt rồi. Đức Phật chỉ là một vị dẫn đường từ bi và rất sáng suốt. Ngài mách bảo chúng ta con đường nào là con đường sáng và con đường nào là con đường tối không nên đi. Thực hiện đúng ngũ giới, thực hiện những lời răn, chế ngự mình trong việc làm, lời nói và ý nghĩ, con người mới được an bình, đất nước yên vui.
Sự tích của rượu [18, tr. 26 - 31] có nội dung cốt truyện giống truyện trong Jataka. Các nhân vật cũng có tên giống các nhân vật trong Jataka. Hệ
thống nhân vật gồm: Xura (người thợ săn), vị ẩn sĩ Varuna. Chỉ có một chỗ khác là nếu trong Jataka, nhân vật Đế Thích Thiên chủ giả dạng làm Bà la
môn ngăn ngừa việc uống rượu lan rộng trong kinh thành thì ở truyện của Lào là nhân vật Ngọc Hoàng. Ở truyện này, tác giả kể rằng, sau khi hai người (Xura và ẩn sĩ) đến kinh thành Savatchi để bán và chế rượu thì có một con mèo do uống rượu nên bị say mềm, bất tỉnh. Nhà vua Xapphamet tức giận nghĩ hai người kia mưu làm thuốc độc để giết hại ông và cướp ngôi. Vua sai chém đầu 2 người, lúc 2 người vừa chết đi thì con mèo kia tỉnh lại. Nhà vua thấy hiện tượng lạ nên tự mình nếm thử một tí rượu xem sao. Vừa lúc đó, Ngọc Hồng thượng đế từ trên thiên cung nhìn xuống hạ giới xem nhân gian
trước nguy cơ suy sụp của một đất nước nếu người đứng đầu sa vào cảnh say sưa nghiện ngập liền xuống chỉ cho vua thấy hàng loạt tác hại mà rượu gây ra. Vua cảm ơn người Bà la mơn, sau đó truyền lệnh phá hủy tất cả các chum nước đang bốc mùi thơm.
Với cốt truyện trên, truyện của Lào nhằm mục đích giải thích nguồn gốc của rượu (từ đâu mà có, làm cách nào để chế biến được rượu) và thuế Xăppanmet (thuế rượu) của người Lào. Câu chuyện khơng có kết cấu 3 phần, cũng khơng có thi kệ, khơng có nội dung thuyết pháp, không nhằm truyền tải giáo lý nào của nhà Phật.
Tóm lại, người dân chỉ vay mượn cốt truyện trong Jataka để giải thích
sự tích của đất nước. Đúng như tiêu đề mà truyện đặt ra: Sự tích của rượu.
Truyện thứ hai: Sự tích hình thỏ trên mặt trăng.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 316. Câu chuyện này nhấn
mạnh sự hy sinh và hạnh bố thí của Bồ Tát.
Sự tích hình thỏ trên mặt trăng [18, tr. 34 - 38] trong tâm thức người Lào thuộc hệ thống truyện “Sự tích” (thể hiện ngay ở nhan đề truyện), có ý nghĩa đơn thuần giải thích hiện tượng tự nhiên (tại sao trên mặt trăng có hình con Thỏ). Song nếu trong Jataka, thiên chủ Đế Thích là nhân vật thử thách
tâm bố thí của Thỏ thì ở truyện của Lào lại là nhân vật Ngọc Hoàng. Câu chuyện kể rằng: Trong khu rừng nọ, Thỏ, khỉ, cáo và rái cá cùng kết bạn với nhau. Thỏ nhiều tuổi hơn và có đạo đức nên được bầu làm anh cả. Nhân ngày rằm, các con vật thề là sẽ thực hiện hạnh bố thí. Tâm bố thí của Thỏ khiến cho ngai vàng của Ngọc Hoàng từ xưa đến nay vẫn mềm mại liền rung chuyển và rực lên như lửa. Ngài biến thành một người Bà la môn giả vờ đi hành khất và vơ cùng cảm kích trước trái tim và sự dũng cảm của Thỏ, Ngọc Hoàng đã tạc hình thỏ trên mặt trăng để người đời sau mãi nhớ tới sự hi sinh của con Thỏ này. Kết thúc truyện, tác giả dân gian viết: “Ngọc Hồng hết sức kính phục Thỏ. Người bồng Thỏ lên nâng niu trìu mến. Người hiện nguyên hình và đưa
chú Thỏ trở lên thiên cung. Để nhớ chú Thỏ trung thành với lời hứa, Ngọc Hồng lấy một hịn đá trên một quả núi khắc hình Thỏ đem đặt lên trên hình mặt trăng. Từ đó, người ta nhìn lên trên mặt trăng thấy hình chú Thỏ rất rõ và chính là dấu hiệu của sự tốt đẹp khơng bao giờ phai mờ” [18, tr. 38].
Như vậy, có sự tương đồng về cốt truyện giữa truyện kể trong Jataka
và truyện cổ Lào, chỉ khác nhau ở nhân vật thử thách. Trong Jataka, đó là
Thiên chủ Đế Thích cịn trong truyện cổ Lào là nhân vật Ngọc Hoàng.
Về ý nghĩa: Truyện của Lào đơn thuần giải thích một hiện tượng tự nhiên, không nhằm truyền tải bất cứ giáo lý hay nội dung nào của Phật giáo.
Truyện thứ ba: Sự tích lời chúc tụng.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 155 (Chuyện nhảy mũi - Tiền thân Gagga). Câu chuyện kể về một trong những tiền kiếp là người Bà la môn của Đức Phật. Truyện nhằm ca ngợi Bồ Tát, bằng trí tuệ và nhân tâm của mình, đã cảm hóa được lồi quỷ độc ác.
Một cách tự nhiên, người Lào đã mượn cốt truyện ấy, phong tục ấy và biến thành nét riêng của mình. Vẫn là câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật trong hành trình thu phục quỷ Dạ Xoa nhưng kết thúc truyện, tác giả dân gian nhấn mạnh: “Sự tích chúc nhau sống lâu trăm tuổi không biết có từ bao giờ mà ngày nay người ta vẫn chúc nhau như vậy. Còn như xưa kia, khi thấy trẻ hắt hơi là người ta chúc mạnh khỏe để phòng ma quỷ làm hại các cháu. Ngày nay không ai hiểu như vậy nữa mà chỉ cho rằng chúc cho trẻ mạnh khỏe lúc trẻ hắt hơi là một điềm lành, một câu nói tốt đẹp. Cứ vậy, tục này truyền từ đời nọ sang đời kia”.
Thêm một điểm khác biệt nữa giữa truyện của Lào và Jataka là nhân
vật mà quỷ Dạ Xoa từng làm đồ đệ: Trong Jataka, đó là vua Vessavana (Tỳ - sa - môn, một trong bốn Thiên vương); còn trong truyện cổ Lào, là nhân vật Ngọc Hồng. Điều này chúng tơi sẽ giải thích cụ thể ở phần sau.
Câu chuyện là một biến thể của Jataka 547 (Chuyện đại vương
Vessantara - Tiền thân Vessantara). Trong Jataka, đây là câu chuyện cảm
động về một trong những kiếp sinh vĩ đại nhất của Bồ Tát. Người là hoàng tử đã từ bỏ ngai vàng và vinh hoa phú quý để hoàn thành mức độ cao nhất hạnh bố thí của mình.
Đương nhiên, câu chuyện cảm động này được nhân dân Lào nồng nhiệt đón nhận và cải biên đi ít nhiều cho phù hợp với tâm tư, tình cảm của mình. Họ đã biến một trong những câu chuyện cảm động nhất về Đức Phật thành câu chuyện về hồng tử của đất nước mình. Và bởi vì hồng tử Vệt - xanh - đon sống cao thượng, giàu đức hy sinh nên sau khi chết, biến thành Phật. Đặc biệt, tác giả dân gian nhấn mạnh luật nhân - quả thông qua đối thoại giữa hai vợ chồng hoàng tử: “Nàng thấy không, từ trên đường đến đây, chúng ta đã làm phúc và chúng ta cũng nhận được phúc từ người khác. Đó chính là luật nhân quả của cuộc đời đấy nàng ạ”. Hoặc ở đoạn khác là triết lý: “Nàng thấy không, con chúng ta cho đi để làm phúc, cuối cùng cũng không mất; còn phàm là kẻ tham lam, lợi dụng lòng tốt người khác, cuối cùng thì của dùng khơng được mà người cũng mất. Đó cũng là luật nhân quả”.
Ngồi ra, người Lào dùng câu chuyện này để giải thích một trong những lễ hội lớn nhất của mình: Lễ hội Bun Phạ Vệt (hội Phật Vệt - xanh - đon) diễn ra vào 30/04 hằng năm. Mở đầu, tác giả dân gian nhấn mạnh: “Hằng năm vào dịp tháng tư Lào (tháng năm dương lịch), nhân dân tổ chức ngày hội để tưởng nhớ Đức Phật Vệt - xanh - đon vì người ta cho rằng, chàng là hóa kiếp cuối cùng của Đức Phật Thích Ca. Ngày hơm đó, người ta làm lễ đón Vệt - xanh - đon về chùa và các tín đồ Phật giáo đến giảng đường nghe các nhà sư thuyết kinh về cuộc đời hoàng tử…” [84, tr.148].
Mãi đến ngày nay, câu chuyện này vẫn làm say mê người Lào. Tấm lịng từ bi, hỉ xả, hạnh bố thí, phong cảnh núi rừng, sơng suối trong tác phẩm chính là hình ảnh của đất nước Lào và các nhân vật trong truyện cũng là hình dáng người Lào. Câu chuyện nghiêng về minh họa cho triết lý thiện - ác của dân gian, trong đó Vệt - xanh - đon là nhân vật tượng trưng cho cái Thiện; còn Phàm là nhân vật chính - phản diện,tượng trưng cho cái Ác. Kết thúc truyện, cái Thiện đã chiến thắng cái Ác.
Truyện thứ năm: Hạc vàng.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 136 (Chuyện thiên nga vàng - Tiền thân Suvannahamsa). Cốt truyện nói về một trong những tiền kiếp mà Đức Phật từng sinh ra trong một gia đình Bà - la - mơn. Thơng qua đó, Đức Phật thuyết pháp cho các Tỷ kheo về lịng tham. Một người có lịng dục lớn xử sự khơng thân ái, không làm vừa ý ngay cả mẹ sinh ra mình, khơng gây được lịng tin đối với những người chưa tin, khơng thể làm tăng trưởng lịng tin của những người đã có lịng tin; khơng tạo nên các lợi dưỡng chưa được tạo nên. Và đối với lợi dưỡng đã có rồi, cũng khơng thể duy trì được. Cịn người ít dục có thể làm khởi lên lịng tin ở người chưa có lịng tin, có thể làm tăng trưởng lịng tin với những người đã có lịng tin, tạo nên các lợi dưỡng chưa được tạo nên và đối với lợi dưỡng đã có rồi vẫn có thể duy trì được.
Câu chuyện này trong truyện cổ dân gian Lào có tên Hạc vàng [18, tr. 102 - 104]. So với truyện của Jataka thì nội dung hầu như giữ ngun. Chỉ có điều, câu chuyện này không phải được kể ra để thuyết pháp cũng khơng có nội dung tôn giáo, chỉ nhằm truyền tài một triết lý nhẹ nhàng thuộc về tâm thức ngàn đời của dân gian: Tham thì thâm.
Câu chuyện là một biến thể của Jataka 308 (Chuyện chim gõ kiến). Nội dung kể về sự phản bội của Đề - bà - đạt - đa đối với Bồ Tát.
Truyện của Lào Đạo sĩ kiện hổ [133] vay mượn cốt truyện trong Jataka nhưng khác nhau ở hệ thống nhân vật. Nếu trong Jataka, hai nhân vật chính là Bồ Tát và Đề - bà - đạt - đa thì ở truyện của Lào, khơng có hình tượng Bồ Tát, chỉ có mối quan hệ giữa con Hổ và Đạo sĩ. Đặc biệt, sự xuất hiện của Đạo sĩ với phép màu cứu người chết sống lại cho thấy sự hỗn dung tôn giáo, nhất là Đạo giáo. Sắc màu Đạo giáo phảng phất suốt từ đầu đến cuối câu chuyện. Phần kết, tác giả dân gian viết: “Chắc Đạo sĩ không biết Hổ là giống vô ơn và hung ác. Hổ đã bị trừng phạt nhưng từ nay, Đạo sĩ nên để dành ân đức của mình cho những kẻ hiền lành, biết trọng những điều răn của Phật”. Điều này cho thấy, bên cạnh Phật giáo là tơn giáo chính thì Đạo giáo cũng ít nhiều tác động tới đời sống văn hóa của nhân dân Lào. Đây là tơn giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa. Một trong những tính chất mà Đạo giáo mê hoặc các tín đồ là giúp họ tin rằng con người có thể tu luyện để đạt được những phép thuật cao siêu cũng như trường sinh bất tử. Trong lịch sử, Đạo giáo chưa bao giờ được xem là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ ở Lào cũng như nhiều nước khác trong khu vực vì ở phương diện nào đó, nó phù hợp với đời sống tâm linh của người dân nơi đây do những thuật tu tiên, luyện đan, bùa chú… của nó có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật bản địa. Trước đó, người Lào đã tin rằng những lá bùa, câu phù chú có thể chữa khỏi bệnh, giúp người ta trường thọ và xua đuổi tà ma.
Truyện thứ bảy: Chuyện voi.
Câu chuyện này là biến thể Jataka 26 (Chuyện con voi Mahilàmuka - Tiền thân Mahilàmuka). Cốt truyện kể về một trong những tiền kiếp của Đức
Phật là vị đại thần thông tuệ, tài ba. Mục đích của truyện này, Đức Phật thuyết pháp cho các Tỳ kheo về sự dối trá.
Trong kho tàng truyện cổ dân gian Lào, truyện Xiêu Xa Vạt [120] có truyện nhỏ tên là Chuyện voi, vay mượn cốt truyện từ Jataka số 26 này. Ý
nghĩa truyện đơn giản, chỉ là một lời mà người cha muốn dạy cho con rằng: “Nói với người nên nói lời tốt đẹp, khơng nên nói lời xấu xa. Cịn nghe thì nên nghe điều thiện, chớ nghe lời ác bởi vì nghe lời tốt, lương tâm mình sẽ tốt thêm; nghe lời xấu, bụng dạ mình sẽ xấu đi”. Lời dặn dò này gần gũi với triết lý dân gian: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu chuyện do vậy, khơng có hình tượng Đức Phật và khơng bàn tới Chánh pháp của Phật giáo.
Truyện thứ tám: Chuyện em bé và con chồn.
Câu chuyện này là một biến thể của Jataka 22 (Chuyện con chó - Tiền thân Kukkura)... Cốt truyện nói về ơng vua nọ do thiếu suy xét mà đã gán tội