Công trình của các tác giả nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 28 - 34)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong khu vực Đôn gÁ

1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài

Trên thế giới, các nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong khu vực Đông Á thƣờng đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau:

Các công trình đánh giá thấp vai trò của ASEAN

Nhóm thứ nhất là các bài viết có quan điểm đánh giá thấp vai trò của ASEAN. Cụ thể, các bài viết này cho rằng ASEAN chỉ là một sản phẩm của cạnh

tranh nƣớc lớn, là công cụ cân bằng (balancing) hoặc phù thịnh (bandwagon) của

nƣớc lớn trong khu vực hơn là một chủ thể QHQT độc lập và có khả năng đóng vai trò quan trọng.

Robyn Lim (1998) trong bài viết “The ASEAN Regional Forum: building on

sand” (Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN: Công trình đƣợc xây dựng trên nền cát)

cùng không ít học giả cho rằng ASEAN hiện tại đang bị chia rẽ bởi Trung Quốc. Những gì ASEAN đang tiến hành sẽ càng làm gia tăng khoảng cách các nƣớc này với Mỹ và khiến ASEAN trở nên gần gũi với Trung Quốc và từ đó vai trò của ASEAN sẽ giảm. Quan điểm này cũng đƣợc nhắc lại trong một số các nghiên cứu

của Ji Guoxing (1998) “China versus South China sea security” (Trung Quốc đối

lại An ninh Biển Đông), John Funston (1999) “Challenges facing ASEAN in a more

complex age” (Những thách thức ASEAN phải đối mặt trong một thời kỳ phức tạp

hơn), Barry Buzan (2003) với “Security architecture in Asia: the interplay of

regional and global levels?” (Kiến trúc an ninh Châu Á: phải chăng là sự tƣơng tác

giữa khu vực và toàn cầu?), David Kang (2003) trong “Geting Asian wrong: the

need for a new analytical framework” (Nhận định sai về Châu Á: sự cần thiết phải

có một khung phân tích mới), và Alice D. Ba (2006) “Who's socializing whom?

Complex engagement in Sino-ASEAN relations” (Ai xã hội hoá ai? Mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc - ASEAN). Trong đó, David Kang tin rằng trật tự khu vực Châu Á sở dĩ có thể duy trì là vì các quốc gia đều chấp nhận mối quan hệ thứ

bậc với vai trò Trung Quốc là cốt lõi. Điều này đồng nghĩa với việc tƣơng lai của các quốc gia Đông Á sẽ xoanh quanh trục là Trung Quốc và chấp nhận một trật tự khu vực dƣới sự ảnh hƣởng của quốc gia này. Tƣơng tự nhƣ vậy, Barry Buzan và D. Alice lập luận thay bằng việc bị ảnh hƣởng bởi các nƣớc trong khu vực, Trung Quốc giờ đây đang biến các cơ chế đa phƣơng của khu vực thành công cụ để thực hiện các tham vọng của mình.

Không bàn tới ảnh hƣởng của riêng Trung Quốc, hai công trình của Jürgen

Rüland (2011) “Southeast Asian regionalism and global governance": multilateral

utility" or" hedging utility"?” (Chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á và quản trị toàn cầu: cơ chế “tiện ích đa phƣơng” hay “nƣớc đôi”?) và Ralf Emmers (2012) là “Cooperative Security and the Balance of Power in ASEAN and the ARF” (An ninh hợp tác và Cân bằng quyền lực trong ASEAN và ARF) thì khẳng định việc hình thành nên ASEAN thực ra là công cụ nhằm cân bằng quyền lực bên trong nội bộ các quốc gia thành viên cũng nhƣ bên ngoài đối với các cƣờng quốc. Đây đồng thời là lý do khiến ASEAN không thể giải quyết các xung đột, khủng hoảng trong khu vực.

Một nhóm các học giả khác khi nghiên cứu về an ninh Đông Á, dù cho rằng tình hình an ninh chính trị của khu vực này không chỉ là câu chuyện về cạnh tranh quyền lực giữa các nƣớc lớn, nhƣng cũng không đánh giá cao vai trò của ASEAN. Những học giả này cho rằng an ninh của khu vực Đông Á sẽ dựa trên một trật tự phân cấp quốc gia hơn là hình thức hợp tác đa phƣơng có tính ôn hoà mà ASEAN

xây dựng. Nội dung này đƣợc phân tích trong các tác phẩm nhƣ “The ASEAN

regional forum: material and ideational dynamics” (Diễn đàn an ninh ARF: những động lực vật chất và tinh thần) của William Tow và Cameron J. Hill (2002), “Between balance of power and community: the future of multilateral security cooperation in the Asia Pacific”(Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: tƣơng lai của hợp tác an ninh đa phƣơng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng) của John

G. Ikenberry và Jitsuo Tsuchiyama (2002), cuốn “Asian security order:

instrumental and normative features” (Trật tự an ninh Châu Á: các khía cạnh công

cụ và quy chuẩn) của Muthiah Alagapa (2003), và “Regions and powers: the

structure of international security” (Các khu vực và quyền lực: cấu trúc của nền an ninh quốc tế ) của Barry Buzan và Ole Waever (2003).

Bên cạnh đó, không ít học giả nhìn vào những hạn chế trong mô hình hoạt động, phát triển và mở rộng của ASEAN để đƣa đến kết luận về tính bất khả thi cho ASEAN trong việc đóng vai trò thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong khu vực. Các

công trình của Leifer là ví dụ tiêu biểu. Trong hai nghiên cứu là “The Truth about

the Balance of Power” (Sự thật về Cân bằng quyền lực) năm 1996 và “The ASEAN peace process: a category mistake” (Tiến trình hoà bình ASEAN: một sai lầm về

phạm trù?) năm 1999, Leifer lý giải “vai trò trung tâm về ngoại giao lạ thường” của

Hiệp hội là kết quả của yếu tố bên ngoài mà không phải từ khả năng của Hiệp hội. Sau đó, thông qua việc chứng kiến những khó khăn về chính trị, ngoại giao và kinh

tế mà ASEAN vấp phải sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Leifer (2005) trong “The

Limits to ASEAN‟s Expanding Role” (Hạn chế của vai trò mở rộng của ASEAN) cũng cảnh báo rằng cần phải cẩn trọng khi cho rằng những kinh nghiệm mang tính thể chế của ASEAN có thể đƣợc coi là mẫu hình cho các khu vực khác.

Tƣơng tự nhƣ vậy, một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ trích mạnh mẽ sự thiếu tƣơng xứng của ASEAN đối với tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa,

bản sắc tôn giáo và đặc biệt là an ninh khu vực. Cụ thể là bài viết “Making process,

not progress: ASEAN and the evolving East Asian regional order” (Nhấn mạnh về cách thức, không phải tiến triển: ASEAN và trật tự khu vực đang hình thành tại Đông Á) của David M. Jones và Michael L.R. Smith (2007). Một vài nghiên cứu khác so sánh mô hình hoạt động của ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU) để thấy

đƣợc những thất bại của ASEAN. Ví dụ nhƣ “ASEAN‟s imitation community

(Cộng đồng bắt chƣớc của ASEAN) viết bởi David M. Jones và Michael L.R. Smith

(2003), “Diffusing (inter-) regionalism: the EU as a model of regional integration

(Chủ nghĩa (liên) khu vực lan toả: phải chăng EU là mô hình cho hội nhập khu

vực?) của Tanjia Börzel và Thomas Risse (2009), “Institutionalizing ASEAN:

celebrating Europe through network governance” (Thể chế hoá ASEAN: tán dƣơng mô hình Châu Âu thông qua quản trị mạng lƣới) của Anja Jetschke (2009). Bài viết đáng chú ý nhất về vai trò của ASEAN trong tƣơng lai là nghiên cứu với tựa đề „Ripe for rivalry” (Chín muồi cho sự đối địch) của Aaron Friedberg. Friedberg nhấn mạnh rằng vì Đông Á thiếu đi một cơ chế ổn định nhƣ Châu Âu, với mức độ hội

nhập và thể chế khu vực cao và có khả năng quản trị và giảm thiểu xung đột, nên chắc chắn Đông Á sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Cũng với cách nhìn nhận bi quan

về ASEAN, trong một bài thuyết trình năm 2014 với tựa đề “The Myth of ASEAN's

Centrality” (Chuyện hoang đƣờng về vai trò trung tâm của ASEAN), học giả Weatherbee không ngần ngại khẳng định rằng ASEAN sao có thể đóng vai trò trung tâm khi tổ chức này không có trung tâm hoặc lãnh đạo.

Cùng trong nhóm các công trình đánh giá thấp vai trò của ASEAN, có một số công trình không hoàn toàn phủ nhận nhƣng không tuyệt đối tin tƣởng vào vai trò của ASEAN trong khu vực. Các nghiên cứu này chấp nhận rằng ASEAN đóng vai trò đáng kể trong hợp tác khu vực. Tuy nhiên, các học giả này cho rằng vai trò này không phải tạo ra bởi ASEAN mà do bối cảnh khu vực, cụ thể là cạnh tranh quyền lực của các nƣớc lớn. Đó có thể là các nƣớc lớn trong khu vực Đông Nam Á hay là các nƣớc lớn trong khu vực Đông Á (Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản). Một số

tác phẩm nổi bật nhƣ “Still in the “Drivers‟ Seat”, But for How Long? ASEAN‟s

Capacity for Leadership in East-Asian International Relations” (Vẫn trong vai trò Cầm lái, nhƣng còn kéo dài bao lâu? Khả năng của ASEAN trong việc giữ vai trò

lãnh đạo QHQT tại Đông Á) của Jones Lee (2010), “Why Does a Small Power

Lead? ASEAN Leadership in Asia-Pacific Regionalism” (Tại sao các quyền lực nhỏ đóng vai trò lãnh đạo? Vai trò lãnh đạo của ASEAN trong Chủ nghĩa khu vực Châu

Á - Thái Bình Dƣơng) của Kim Min Hyung (2012), “ASEAN Integration in 2030:

United States Perspectives” (Hội nhập ASEAN năm 2030: Quan điểm của Mỹ) viết bởi Pek Koon Heng (2012). Hoặc ASEAN đóng vai trò lãnh đạo trong một số các hợp tác về kinh tế, không phải hợp tác về an ninh - chính trị nhƣ một nghiên cứu của học giả Benjamin Ho (2012) trong báo cáo của Trƣờng Nghiên cứu Quốc tế

Rajaratnam (Singapore) có tựa đề “ASEAN‟s centrality in a rising Asia” (Vai trò

trung tâm của ASEAN trong một Châu Á đang lên). Hay, Hiệp hội dù là ngƣời lãnh đạo trong các cơ chế hợp tác khu vực nhƣng điều này không đồng nghĩa với việc ASEAN tiếp tục đóng vai trò đó trong tất cả các lĩnh vực khác nhƣ theo phân tích

của Richard Stubbs (2014) trong "ASEAN's leadership in East Asian region-

building: strength in weakness” (Vai trò lãnh đạo của ASEAN trong xây dựng khu vực Đông Á: sức mạnh nằm trong sự yếu ớt).

Các công trình đánh giá cao vai trò của ASEAN

Nhóm các nghiên cứu thứ hai về ASEAN là những ngƣời tin rằng ASEAN là một mô hình thành công. Các học giả nhóm này đầy lạc quan khi cho rằng Hiệp hội đang dần trở thành cơ sở cho trật tự khu vực mở rộng hoặc thậm chí là “động

lực cho chủ nghĩa khu vực mới”. Các bài viết cụ thể nhƣ “Constructing a security

community in Southeast Asia: ASEAN and the problem of regional order” (Xây dựng một cộng đồng an ninh tại Đông Nam Á: ASEAN và vấn đề trật tự khu vực) và “Will Asia's past be its future?” (Liệu quá khứ của Châu Á có trở thành tƣơng

lai?) của tác giả Amitav Acharya (2001, 2003), hay “ASEAN Way” (Phƣơng thức

ASEAN) của David Capie và Paul Evans (2003), và “Deconstructing the ASEAN

security community: a review essay” (Lý giải về Cộng đồng an ninh ASEAN) của Nicholas Khoo (2004). Trong nhóm các học giả này, Acharya có lẽ là ngƣời lạc quan nhất. Ở một số những bài viết của mình, Acharya lập luận rằng chủ nghĩa khu vực Châu Á sẽ không trở thành công cụ của các cƣờng quốc nhằm khẳng định

quyền lực của mình mà trái lại, Châu Á với hạt nhân là ASEAN sẽ “ngày càng có

khả năng tự điều chỉnh các vấn đề bất ổn của mình thông qua việc chia sẻ các giá trị chung, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và mối gắn kết thể chế ngày càng gia

tăng” (Acharya, 03/04, tr.150). Một số tác giả qua nghiên cứu về Diễn đàn an ninh

khu vực ASEAN (ARF) thì cho rằng Đông Nam Á đã tìm ra một khuôn khổ nguyên tắc dần định hình luật chơi khu vực, khiến cho các quốc gia có thể quan sát và dự báo đƣợc những thay đổi (có thể) của các nƣớc còn lại trong khu vực.

Luận điểm này đƣợc làm rõ trong các bài viết “Conflict management strategies in

ASEAN: perspectives for SAARC” (Các chiến lƣợc quản trị xung đột của ASEAN:

quan điểm dành cho SAARC) của Rajshree Jetly (2003), “The relevance of the

ASEAN Regional Forum (ARF) for regional security in the Asia-Pacific” (Sự phù hợp của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN với nền an ninh khu vực Châu Á -

Thái Bình Dƣơng) của tác giả Dominic Heller (2005), và “Establishment of the

ASEAN Regional Forum: constructing a „talking shop‟or a „norm brewery‟?”(Việc thành lập Diễn đàn An ninh Khu vực ARF: xây dựng nên một “diễn đàn” hay “cơ chế ấp ủ các chuẩn mực ”?”) của Hiro Katsumata (2006).

Cũng theo các tác giả này, cho dù ARF có gặp nhiều chỉ trích vì nói nhiều hơn làm thì cơ chế này cũng có những thành công nhất định trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ sau thảm hoạ (Haacke, J., 2009). Không ít các học giả dự báo về sự xuất hiện một cộng đồng an ninh sơ khai tại khu vực Đông Nam Á dựa trên cơ sở chung về bản sắc và lợi ích của các nƣớc Đông Nam Á. Lấy ví dụ nhƣ học

giả Donald K. Emmerson (2005) với bài viết “Security, community, and

democracy in Southeast Asia: Analyzing ASEAN” (An ninh, cộng đồng và dân chủ

tại Đông Nam Á: Phân tích ASEAN), Amitav Acharya (2009) với “Arguing about

ASEAN: what do we disagree about?” (Luận bàn về ASEAN: chúng ta bất đồng ở đâu?) hoặc một công trình đã đề cập tới ở trên về Xây dựng cộng đồng an ninh tại Đông Nam Á cũng của học giả này.

Thú vị hơn, một số học giả có xu hƣớng tìm hiểu về trật tự hoặc cấu trúc an

ninh khu vực với trung tâm là ASEAN. Trong nghiên cứu về “Great Power and

Hierarchical Order in Southeast Asia” (Các siêu cƣờng và hệ thống trật tự Đông Nam Á) (Goh, 2007) đã nhấn mạnh tới vai trò của các nƣớc Đông Nam Á trong khu vực thông qua việc phân tích tiến trình lôi kéo các cƣờng quốc tham gia vào các cộng đồng khu vực và trói buộc các cƣờng quốc này trong một mạng lƣới trao đổi

và các mối quan hệ đƣợc gọi là “Omni-enmeshment” mà nhiều ngƣời vẫn thƣờng

gọi nôm na là mê hồn trận quốc tế. Theo Goh, các nƣớc ASEAN thực tế chủ động

một cách chiến lƣợc hơn bất kỳ ai có thể tƣởng tƣợng về các quốc gia nhỏ và hạn chế trong việc tối đa hóa tính linh hoạt của mình. Cũng với cách nhìn lạc quan về ASEAN, Acharya mô tả quá trình ASEAN dần trở thành trung tâm của trật tự khu

vực (trật tự này đƣợc mô tả qua khái niệm mƣợn của xã hội học là “chủ nghĩa cộng

tác nhóm” (consciationalism). Trong đó, ASEAN tạo ra nền tảng của một cộng đồng an ninh. Cùng với sự tƣơng tác và phụ thuộc về kinh tế, Đông Nam Á sẽ hình thành nên một trật tự mà xung đột sẽ bị kiềm chế không phải bởi quyền lực nƣớc lớn mà bởi những tính toán thiệt hơn giữa xung đột và hợp tác, hoà bình (Acharya, A., 2014). Ngoài ra, một số nghiên cứu về vai trò của ASEAN sử dụng các lý thuyết

logics of hedging in Asian security” (Quyền lực, niềm tin và phức hợp mạng lƣới: ba logic chiến lƣợc nƣớc đôi trong nền an ninh Châu Á) của Van Jackson (2014),

hay chủ động cân bằng ảnh hƣởng nƣớc lớn trong “The balance of great-power

influence in contemporary Southeast Asia” John David Ciorciari (2009) và đặc biệt

là cách tiếp cận Phân tích mạng lƣới xã hội (Social Network Analysis),… để tìm ra

“bí mật” đằng sau vai trò của ASEAN trong khu vực. Các nhà nghiên cứu thuộc nhóm thứ hai (ủng hộ ASEAN) sử dụng một loạt phép ẩn dụ để chỉ về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị khu vực. Ví dụ nhƣ: vị trí "lãnh đạo" (leader), “trung tâm” (centrality), “ngƣời cầm lái” (driver), "ngƣời quản lý" (manager), “ngƣời đối thoại” (interlocutor), “ngƣời nhóm họp” (convenor), thậm

chí là nhóm "thay đổi giá trị" (norm entrepreneur, norm brewery).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 28 - 34)