Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.2. Dự báo về khả năng thực hiện vai trò của ASEAN đến 2025
4.2.1. Các yếu tố tác động tới vai trò của ASEAN đến 2025
Áp dụng phƣơng pháp đánh giá Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức (S.W.O.T) đối với vai trò của ASEAN có thể nhận thấy một số các yếu tố tác động tới việc duy trì vai trò của ASEAN trong các hợp tác an ninh- chính trị khu vực nhƣ sau:
4.2.1.1. Điểm mạnh
Khu vực hoá và chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á có xu hướng ngày càng tăng. Quá trình này sẽ giúp làm tăng sự nối kết trong khu vực, tính chính danh đối với các nƣớc thành viên và từ đó là vai trò của ASEAN trong khu vực. Trong những năm trở lại đây Đông Nam Á trở thành một khu vực sôi động về kinh tế và các sáng kiến hợp tác an ninh - chính trị. Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột về kinh tế, an ninh - chính trị và văn hoá - xã hội sẽ khiến tiến trình khu vực hoá và Chủ nghĩa Khu vực Đông Nam Á đƣợc đẩy mạnh hơn nữa. Cho dù trƣớc đó việc xây dựng Cộng đồng ASEAN đƣợc nhìn nhận bởi nhiều học giả nhƣ nỗ lực của các vị lãnh đạo và giới tinh hoa mà không phải của chính những ngƣời dân Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong những giai đoạn gần đây, khó có thể phủ nhận tình cảm gần gũi giữa ngƣời dân các quốc gia Đông Nam Á đối với nhau và đối với ASEAN. Một nghiên cứu từ năm 2007 đã cho thấy sự thay đổi lớn trong nhận thức, và thái độ của ngƣời dân đối với ASEAN và tƣơng lai của ASEAN. Lấy ví dụ: khi đƣợc hỏi câu hỏi về ASEAN nói chung, các câu trả lời thu đƣợc từ sinh viên của một số các trƣờng đại học nằm trong khối ASEAN phần đa thể hiện thái độ hết sức lạc quan. 75% đồng ý với nhận định họ tự hào vì là công dân ASEAN. 90% sinh viên đƣợc hỏi tin rằng việc trở thành thành viên của ASEAN đƣa lại những lợi ích cho đất nƣớc của họ. Và 70% là tỉ lệ sinh viên đồng ý với việc ASEAN đƣa lại những lợi ích cho bản thân sinh viên (Thompson, Thianthai, 2007).
ASEAN tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng với các quốc gia trong và ngoài Đông Á. Vai trò về kinh tế góp phần củng cố vai trò về an ninh và chính trị. Vốn nằm ở không gian địa kinh tế - địa chiến lƣợc quan trọng kết nối giữa Tây Thái Bình Dƣơng với Ấn Độ Dƣơng thông qua con đƣờng hàng hải qua eo biển Malacca và Biển Đông. Từ năm 2000 cho tới 2015, ASEAN phát triển nhanh chóng và ổn định với tốc độ phát triển trung bình 5%/năm (ASEAN, 2015, tr.43). Năm 2015, ASEAN (nếu đƣợc tính là một nền kinh tế) đã là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới. Theo dự báo, với đà tiếp tục tăng trƣởng nhƣ diễn ra từ năm 2000 tới 2015, đặc biệt với việc hình thành nên Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ASEAN sẽ vƣơn lên vị trí thứ 4 thế giới vào năm 2050 (Vinayak, Thompson, Tonby, 2014). Theo tính
toán của McKinsey, tới năm 2025 ASEAN sẽ là một thị trƣờng tiêu dùng vô cùng
quan trọng của thế giới với 125 triệu hộ gia đình54 (Vinayak, Thompson, Tonby,
2014). Việc là một thị trƣờng thống nhất và quan trọng này giúp ASEAN sở hữu quyền mặc cả và ảnh hƣởng to lớn trong quan hệ kinh tế với các cƣờng quốc bên ngoài. Bên cạnh đó sức hút của Hiệp hội còn ở chỗ ASEAN là nơi cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu, là thị trƣờng lao động dồi dào và là “công xƣởng” sản xuất của toàn thế giới (US-ASEAN Business Council, 2014). Khi vai trò kinh tế tăng lên sẽ tác động thuận cho vai trò trong hợp tác an ninh-chính trị Đông Á.
ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất và lâu đời nhất tại Đông Á có khả năng kết nối các quốc gia lớn-nhỏ trong khu vực. Đây có thể coi là một điểm mạnh của Hiệp hội. Bởi trƣớc khi ASEAN đƣợc hình thành, chƣa có một cơ chế nào có thể tồn tại, chƣa nói tới việc có thể duy trì và phát triển vai trò nhƣ những gì ASEAN đã từng làm. Một số ví dụ cụ thể nhƣ SEATO (1954-1977), ASA (1961) và MAPHILINDO (1963). Việc là tổ chức khu vực duy nhất và lâu đời nhất tại Đông Á thể hiện sự phù hợp về thành viên, nguyên tắc, định hƣớng hoạt động và vai trò đối với đặc điểm an ninh - chính trị và phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung. Bên cạnh đó, ASEAN cũng là tổ chức duy nhất tại Đông Á có khả năng kết nối các quốc gia trong và ngoài khu vực vào các cơ chế hƣớng tâm của ASEAN. Ngoài sự phù hợp nhƣ đã phân tích, ASEAN có tính trung lập, ít bị hoài nghi và đƣợc cho rằng ít có khả năng đe doạ tới lợi ích của các quốc gia khác trong khu vực. Một khu vực Đông Nam Á không có chiến tranh và xung đột lớn cũng đồng thời thể hiện kinh nghiệm của Hiệp hội trong ngăn ngừa và quản trị xung đột với khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian tới, chƣa thấy có một cơ chế nào có khả năng thay thế ASEAN trong vai trò này. Điều này cũng giúp ASEAN tiếp tục duy trì đƣợc tính chính danh trong nối kết ở Đông Á.
Cộng đồng ASEAN giúp củng cố vai trò của ASEAN. ASEAN trở thành một khu vực tự cƣờng, đoàn kết và độc lập. Theo Tầm nhìn ASEAN 2020,
ASEAN sẽ trở thành “một hài hoà của các quốc gia Đông Nam Á, hướng ngoại,
54 Hộ gia đình đƣợc đề cập tới ở đây là nhóm gia đình có thu nhập trung bình trên $7.500 đô/năm và đƣợc tính nằm trong nhóm “tầng lớp tiêu dùng” tính theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP) (Vinayak, Thompson, & Tonby, 2014)
cùng chung sống hoà bình, ổn định, thịnh vượng, kết nối với nhau trong mối quan hệ đối tác…” và “ASEAN có mối quan hệ chặt chẽ với các nước Đối tác Đối thoại cũng như các tổ chức khu vực dựa trên mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau…” (ASEAN, 1997). Với các kết nối trong và ngoài đƣợc nâng tầm nhƣ vậy,
dựa trên SNA, có thể thấy nếu quá trình hội nhập của ASEAN diễn ra thành công, vai trò trung tâm của ASEAN đƣợc củng cố. Ngoài ra, tới năm 2025, ASEAN và các cơ chế và sáng kiến hợp tác của ASEAN đƣợc thể chế hoá ở mức cao hơn tạo thuận lợi cho ASEAN trong việc triển khai các hoạt động quản trị, nâng cao vai trò, duy trì hoà bình, ổn định khu vực.
4.2.1.2. Điểm yếu
Tình hình bất ổn trong nội bộ một số quốc gia ASEAN và sự thay đổi của chính sách đối ngoại. Yếu tố chính trị nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động và vai trò của ASEAN. Yếu tố này không những quyết định việc tham gia và mức độ tập trung của một quốc gia vào các hoạt động chung của nhóm. Yếu tố này còn ảnh hƣởng tới tình hình an ninh chính trị chung của khu vực. Lấy ví dụ, Indonesia và Philippines là những quốc gia có ảnh hƣởng lớn tới ASEAN. Trong đó, Indonesia thậm chí còn đƣợc ví nhƣ “anh cả” của nhóm. Tuy nhiên, sau những thay đổi của chính phủ mới vào 2014 (Indonesia) và 2016 (Philippines), chính sách của các quốc gia này có nhiều điều chỉnh. Theo đó, cả hai chính phủ có xu hƣớng quan tâm đến các kế hoạch phát triển kinh tế, hài hoà lợi ích giữa các đảng phái chính trị và giải quyết các vấn đề xã hội trong nƣớc hơn là vấn đề đối ngoại, đặc biệt là với ASEAN. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng phải chứng kiến những bất ổn kéo dài trong nƣớc. Thái Lan trong một thập kỷ vừa qua luôn trong tình trạng cạnh tranh phe phái, nguy cơ đảo chính. Myanmar vẫn còn là nỗi lo canh cánh của các nhà lãnh đạo ASEAN bởi tình hình ở đây vẫn chƣa thực sự ổn định. Hay tại Malaysia và Singapore, tồn tại sự đối lập rõ ràng giữa ngƣời Malaysia bản địa với nhóm không phải bản địa có nguồn gốc Ấn Độ và ngƣời Hoa. Đáng lo ngại hơn cả là các phong trào đòi tự trị không hẳn đã đƣợc giải quyết ổn thoả. Những khu vực nhƣ miền Nam Thái Lan, Nam Philippines, Bắc và Trung Myanmar có thể xảy ra xung đột bất cứ khi nào.
Mâu thuẫn giữa một số quốc gia thành viên trong các vấn đề li khai, tôn giáo, sắc tộc và tranh chấp lãnh thổ. Biên giới của tôn giáo và sắc tộc tại Đông Nam Á thƣờng không trùng với biên giới lãnh thổ. Do đó, vấn đề tôn giáo, sắc tộc tại Đông Nam Á không chỉ là vấn đề của một quốc gia. Lấy ví dụ nhƣ tình hình bất ổn ở miền Nam Thái Lan thƣờng kèm theo những căng thẳng giữa Thái Lan và Malaysia do chính phủ Thái Lan tin rằng phía Malaysia cung cấp vũ khí cho các nhóm đạo Islam nổi dậy. Hay tranh chấp lãnh thổ vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại. Đơn cử nhƣ tranh chấp xung quanh khu vực đền Preah Vihear khiến quan hệ Campuchia và Thái Lan căng thẳng trong một thời gian dài. Cũng nên lƣu ý, trong vấn đề Biển Đông hiện nay, có đến bốn thành viên ASEAN đều tuyên bố có chủ quyền trong một vùng biển đảo. Những mâu thuận nội bộ hạn chế sức mạnh của ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt khi đƣa ra các quyết định về an ninh - chính trị.
Niềm tin của các thành viên vào tổ chức chưa thực sự cao nên hạn chế sự gắn bó với tổ chức. Dù không thể phủ nhận dấu hiệu của sợi dây tình cảm giữa ngƣời dân Đông Nam Á với nhau và với ASEAN nhƣng niềm tin của các thành viên vào tổ chức chƣa thực sự cao đã làm giảm sự gắn bó với Hiệp hội. Nhƣ đã nhắc tới trong phần đầu của chƣơng này, các quốc gia Đông Nam Á vẫn theo đuổi các chính sách an ninh quốc phòng riêng với các quốc gia bên ngoài và không ngừng tăng cƣờng chi phí an ninh quốc phòng. Những hoạt động này thể hiện nỗ lực tự cứu lấy mình cũng nhƣ niềm tin không cao của các quốc gia thành viên vào khả năng bảo vệ của ASEAN trƣớc các mối đe doạ về an ninh - chính trị.
Hợp tác kinh tế chưa đủ lớn để hội nhập kinh tế khu vực thật sự. Cho tới năm 2015, thƣơng mại nội khối của ASEAN mới chỉ đạt 23.9% trong tổng giá trị xuất - nhập khẩu của khối (ASEAN, 2015). Mục tiêu hội nhập kinh tế thông qua
việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN với “các dòng chảy tự do của hàng hoá,
dịch vụ, đầu tư, lao động có chuyên môn, nguồn vốn” khó có thể sớm đạt đƣợc. Các FTA song phƣơng giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhƣ với các đối tác ngoài khu vực tạo nên một mạng lƣới chằng chịt, khó kiểm soát và tích hợp vào một AFTA. Nguyên nhân cho thực tế này là bởi các quốc gia ASEAN phần lớn đều xuất
khẩu các mặt hàng tƣơng tự nhau, và thƣờng nhập khẩu những mặt hàng từ các đối tác ngoài khu vực. Thay bằng hợp tác, nhiều quốc gia là đối thủ cạnh tranh về kinh tế. Hơn thế nữa, mức độ phát triển của các quốc gia trong khối là khác nhau. Việc cam kết hội nhập và thực tế tiến hành hội nhập của từng quốc gia cũng không nhƣ nhau. Điều này khiến quá trình củng cố nội lực kinh tế của ASEAN gặp không ít khó khăn.
Sự khác biệt trong nhận thức của các quốc gia thành viên ASEAN về các vấn đề đe doạ tới an ninh khu vực. ASEAN vốn là một nhóm các quốc gia đa dạng về mọi phƣơng diện. Sự khác biệt giữa các quốc gia thể hiện trong các giá trị văn hoá, xã hội, chủng tộc, ngôn ngữ, trình độ phát triển, hệ thống chính trị, đặc điểm địa lý và trải nghiệm quá khứ. Các yếu tố khác biệt này góp phần khiến các quốc gia ASEAN có nhận thức không giống nhau về thế nào là mối đe doạ về an ninh và lợi ích của từng quốc gia, của khu vực. Từ đó khiến ASEAN tiếp tục gặp những trở ngại trong việc đạt đƣợc đồng thuận khi đƣa ra quyết định đối với các vấn đề an ninh. Vấn đề tranh chấp lãnh hải một lần nữa lại là ví dụ điển hình cho đặc điểm này. Xung đột Biển Đông khiến ASEAN chia thành nhiều nhóm nhỏ. Nhóm thứ nhất là Campuchia, Brunei và Lào. Nhóm này có xu hƣớng thể hiện sự ủng hộ
với Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là Campuchia55. Nhóm
thứ hai là Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam. Đây là nhóm các quốc gia thƣờng thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn hoặc trực tiếp phản đối Trung Quốc về vấn đề này. Nhóm thứ ba là Myanmar, Thái Lan và Malaysia. Các quốc gia này vì nhiều lý do nhƣ sức ép từ phía Trung Quốc hoặc không phải là bên tranh chấp trực tiếp tại Biển Đông hay do lợi ích kinh tế quốc gia… thƣờng không muốn đẩy vấn đề Biển Đông đi xa.
Sự đa dạng trong Chính sách an ninh quốc gia của các quốc gia thành viên. Sự khác biệt trong nhận thức về mối đe doạ đối với an ninh khu vực và
55 Tháng 4 năm 2016, Trung Quốc đạt đƣợc đồng thuận 4 điểm về Vấn đề tranh chấp Biển Đông với Brunei, Campuchia và Lào. Hai trong số nội dung đồng thuận của các bên đó là việc vấn đề tranh chấp và xung đột của Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN và từng quốc gia có chủ quyền có cách xử lý khác nhau đối với vấn đề tranh chấp này. Nội dung này cản trở tới nỗ lực của các nƣớc còn lại, đặc biệt là Philippines và Việt Nam trong việc quốc tế hoá vấn đề tranh chấp Biển Đông, đƣa vấn đề này thành một trong số các nội dung thảo luận và thƣơng lƣợng giữa ASEAN và Trung Quốc.
quốc gia, cùng việc hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau khiến các quốc gia theo đuổi những Chính sách an ninh quốc
gia khác nhau. Văn bản Tầm nhìn An ninh ASEAN (ASEAN Security Outlook) đƣợc
phát hành trong 2 năm 2013, 2015 thể hiện đặc điểm này. Tầm nhìn an ninh ASEAN dành phần lớn nội dung cho chính sách an ninh riêng của các quốc gia hơn là bàn sâu về chính sách an ninh - chính trị của Hiệp hội. Trong phần nội dung riêng của các quốc gia, dễ dàng nhận thấy sự khác biệt không nhỏ giữa các quốc gia trong việc nêu lên những vấn đề đang đe doạ tới an ninh và hoà bình khu vực. Đây là cơ sở để các quốc gia Đông Nam Á lý giải cho chính sách an ninh riêng của mình. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockhom, việc các quốc gia theo đuổi các hợp tác an ninh - quốc phòng riêng với các cƣờng quốc bên ngoài và tăng cƣờng mua sắm thiết bị đang đẩy Đông Nam Á vào “tình trạng bất ổn” và “phá huỷ một loạt thập kỷ hoà bình” (Holtom, Bromley, Wezeman, Wezeman, 2013). Mô hình cộng đồng an ninh trong đó xung đột/chiến tranh giữa các quốc gia thành viên sẽ bị loại trừ nhƣ quan niệm của Deutsche khó có thể áp dụng cho ASEAN. Mà nếu xây dựng một Cộng đồng An ninh trong khi xung đột nội bộ vẫn có thể xảy ra thì ASEAN khó có thể hƣớng các giá trị giải quyết xung đột sang phạm vi rộng hơn trong các hợp tác Đông Á để tiếp tục vai trò của mình.
Quá trình thể chế hoá còn chậm. Cho dù Cộng đồng ASEAN, mà cụ thể là Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN, đƣợc thành lập thì Cộng đồng này vẫn
ở dạng cộng đồng đa nguyên56. Điều này có nghĩa, bảo đảm “chủ quyền quốc gia”
vẫn là ƣu tiên hàng đầu với các quốc gia thành viên. Với tôn chỉ này, ASEAN không đặt nặng vấn đề trở thành một cơ chế hợp tác khu vực với cấu trúc phức tạp. Dù ASEAN đã tiến hành thể chế hoá trong một số giai đoạn (đã đề cập trong Chƣơng Ba của luận án) với thành quả tiêu biểu nhất là Hiến chƣơng ASEAN nhằm