Tăng cường liên kết nội khối

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 61)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các cách thức thực thi vai trò của ASEAN dưới góc nhìn Phân tích Mạng lướ

2.3.4. Tăng cường liên kết nội khối

Một vài nghiên cứu về ASEAN hoặc về vai trò trung tâm của ASEAN thƣờng cho rằng vai trò trung tâm của Hiệp hội nhằm thể hiện vị trí của ASEAN với các đối tác bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, để duy trì đƣợc vai trò trung tâm của mình đối với các đối tác trong khu vực, bản thân ASEAN cần có sự thống nhất nội khối. Vai trò trung tâm ở đây vừa là mục tiêu nhƣng đồng thời cũng là công thức để ASEAN đạt đƣợc mục tiêu trung tâm ở trên. Học giả Weatherbee không phải không

có lý khi chỉ trích rằng “ASEAN sao có thể trở thành trung tâm khi bản thân ASEAN

không có trung tâm?”. Quả thực, nếu ASEAN không có trung tâm hoặc có quá nhiều trung tâm, Hiệp hội sẽ không thể có đƣợc sự phối hợp chặt chẽ thống nhất trong các hoạt động. Hội nhập sâu và gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia chính là phƣơng cách để giúp ASEAN duy trì đƣợc tính trung tâm trong nội khối của tổ chức này. Nỗ lực mở rộng tổ chức cuối những năm 1980 đến năm 1999 và việc quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN hàm chứa trong nó việc duy trì đặc điểm trung tâm này của Hiệp hội.

Ngoài các hoạt động này, ngƣời viết luận án nhận thấy một mục tiêu và hoạt động xuyên suốt đƣợc thực hiện bởi Hiệp hội nhằm duy trì vai trò của mình trong các hợp tác an ninh - chính trị đó là đảm bảo tính chính danh cho các hoạt động. Đặc điểm này không trực tiếp đƣợc suy luận từ SNA nhƣng dựa trên mối liên hệ giữa tính chính danh và quyền lực xã hội mà một thể chế có đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 61)