Chủ nghĩa Hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 40 - 42)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Quan niệm về vai trò chủ thể trong các lý luận quan hệ quốc tế

2.1.1. Chủ nghĩa Hiện thực

Chủ nghĩa Hiện thực luôn nhìn nhận mọi vấn đề trong QHQT thông qua lăng kính quyền lực (Mogenthaus, 1967). Vì thế, CNHT còn có tên gọi khác là lý thuyết về quyền lực hoặc chính trị học quyền lực. Các nhà nghiên cứu của lý thuyết này luôn cho rằng quyền lực tạo ra vai trò của một chủ thể trong QHQT. Do đó, muốn có một vai trò đáng kể trong QHQT, chủ thể phải có quyền lực mạnh tƣơng ứng. Các nghiên cứu dựa trên CNHT thƣờng chỉ quan tâm tới vai trò của các nƣớc lớn, đặc biệt là các cƣờng quốc. Các tiêu chí đánh giá vai trò chủ thể thƣờng đƣợc căn cứ dựa trên sự so sánh các thành tố tạo nên sức mạnh quốc gia nhƣ quân sự, kinh tế, dân số, diện tích đất đai... Đây là lý do vì sao các nhà lý luận của lý thuyết này không đánh giá cao vai trò của ASEAN - một nhóm các quốc gia không có các thành tố trên đủ lớn để có đƣợc quyền lực mạnh, đồng nghĩa với việc không có vai trò nào đó trong vấn đề an ninh. Một điểm thứ hai của lý thuyết này là quan niệm coi xung đột là tuyệt đối, là bản chất của QHQT nên CNHT không đánh giá cao hợp tác. Các học giả của Thuyết Hiện thực cho rằng các hình thức hợp tác chỉ là tạm thời và là giai đoạn ngừng nghỉ giữa các xung đột. Theo đó, vốn là một cách thức

của hợp tác, vai trò của thể chế trong nghiên cứu của các học giả Hiện thực chỉ

đƣợc cho là có tính tạm thời với tác dụng hạn chế và là sự phản ánh “phân chia

quyền lực trong hệ thống” (Mearsheimer, 1994, tr.332). Học giả này nhấn mạnh “các quốc gia mạnh nhất trong hệ thống tạo ra và định hình nên các thể chế nhằm duy trì sự phân chia về quyền lực thế giới, hoặc thậm chí làm gia tăng quyền lực của mình”. Do đó, cũng theo học giả này “các thể chế chỉ đơn thuần là các biến can thiệp vào tiến trình [quan hệ quốc tế].” (Mearsheimer, 1994, tr.332)

Những luận điểm về vai trò còn đƣợc các nhà nghiên cứu của trƣờng phái Hiện thực thể hiện rõ khi bàn sâu về vai trò trong quan hệ an ninh - chính trị của các nƣớc thuộc Thế giới Thứ ba. Họ sử dụng các thuật ngữ nhƣ “chủ nghĩa khu vực bá quyền” hoặc “Quỹ đạo của các Cƣờng quốc” để luận giải về đặc điểm an ninh của các nƣớc này. Hai thuật ngữ trên nhấn mạnh tới việc các nƣớc yếu cần phải có sự phụ thuộc về mặt an ninh với các cƣờng quốc nhằm duy trì sự tồn tại của mình. Nói cách khác, các học giả không tin vào sự tồn tại lâu dài và hiệu quả của các hợp tác an ninh - chính trị chỉ giữa các nƣớc nhỏ và vai trò của các nƣớc nhỏ trong hợp tác an ninh - chính trị. Michael I. Handel (1981, tr.154) khẳng định “khi các nước yếu lựa chọn việc liên kết với nhau… Chi phí về an ninh quốc phòng của các quốc gia này sẽ tăng lên trong khi đó hiệu quả và lòng tin của họ đối với an ninh thì giảm”.

Trên những cơ sở lý luận nhƣ vậy, có thể hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu về vai trò của CNHT thƣờng là chủ thể quốc gia và cơ sở tạo nên vai trò của chủ thể là quyền lực. Chính điều này lý giải cho sự hoài nghi của các học giả của CNHT đối với sự tồn tại và phát triển một chủ thể nhƣ ASEAN - một tập hợp các quốc gia vừa và nhỏ trong khu vực, nữa là vai trò của Hiệp hội. Một số các học giả nhƣ Muthiah Alagappa (2003), Barry Buzan (2003), Ikenberry cùng Tsuchiayama (2002), Michael Leifer (1989,1993), và Markus Hund (2003), … trong các công trình nghiên cứu của mình đều đánh giá thấp vai trò của ASEAN đối với việc duy trì an ninh khu vực và thúc đẩy hợp tác về kinh tế. Các học giả này cho rằng ASEAN thậm chí không đủ thực lực để buộc các quốc gia thành viên tuân thủ theo các nguyên tắc của Hiệp hội, chƣa nói tới việc khiến các nƣớc lớn trong khu vực Đông

Á thay đổi cách hành xử. Ví dụ nhƣ Michael Leifer (1989) cho rằng “ASEAN chỉ là một Hiệp hội kém phát triển” và ARF - một tổ chức hợp tác an ninh - chính trị khu

vực mà ASEAN đóng vai trò trung tâm “là một công cụ ngoại giao không hoàn

chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu an ninh khu vực” (Yeong và Leifer, 1989,

tr.150). Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, học giả này cho rằng Hiệp hội “chỉ có đóng

góp khiêm tốn so với các cơ chế cân bằng hoặc phân chia quyền lực truyền thống có khả năng tồn tại khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” (Leifer, M., 1996, tr.59). Tƣơng tự nhƣ vậy, học giả Weather Bee (2014), trong bài trình bày của

mình tại Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Canergie (Canergie Endownment for

International Peace), không ngần ngại khẳng định rằng vai trò trung tâm của ASEAN không đƣợc các nhà phân tích của CNHT ủng hộ. Cũng theo nhà nghiên cứu này, vai trò của ASEAN đặt ra nhiều câu hỏi từ các nhà nghiên cứu của CNHT

hơn là câu trả lời. “ASEAN làm sao có thể trở thành trung tâm của khu vực khi

chính bàn thân ASEAN không có trung tâm, không có một lãnh đạo?” (Weatherbee, 2014). Nhƣ vậy, dƣới góc nhìn của CNHT, ASEAN gần nhƣ không có vai trò gì trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực. Các thành tố tạo nên quyền lực khu vực của Hiệp hội đều có khoảng cách khá xa so với các cƣờng quốc liên quan nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Cách thức để có đƣợc vai trò này cho ASEAN là gia tăng quyền lực để cân bằng hoặc vƣợt các cƣờng quốc đó là khá xa vời, nếu không nói là bất khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 40 - 42)