Duy trì tính trung lập để đảm bảo khả năng kết nối

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 59 - 61)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các cách thức thực thi vai trò của ASEAN dưới góc nhìn Phân tích Mạng lướ

2.3.3. Duy trì tính trung lập để đảm bảo khả năng kết nối

Tính trung lập của ASEAN bao gồm trung lập đối với các thành viên nội khối và trung lập đối với các đối tác ngoại khối. Đối với các thành viên trong khối, ngay từ ngày thành lập tới nay, hai nguyên tắc cơ bản của ASEAN đƣợc giữ vững

đó là (1) nguyên tắc đồng thuận và (2) nguyên tắc không can thiệp vào công việc

ASEAN và tránh bất kỳ nguy cơ nƣớc lớn trong nhóm áp chế các nƣớc nhỏ hơn. Tính trung lập của ASEAN còn thể hiện trong phƣơng cách giải quyết xung đột của tổ chức. ASEAN không thể hiện quan điểm ủng hộ hơn kém bất kỳ quốc gia nào. Hiệp hội không tìm mọi cách để các xung đột không bùng phát. Đồng thời, ASEAN chú trọng tới đối thoại và ngoại giao phòng ngừa hơn là biến Hiệp hội thành trọng tài phân xử. Trong trƣờng hợp xấu nhất các xung đột xảy ra (nhƣ đối với tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh ngôi đền Preah Vihear), ASEAN sẽ thực

hiện “dịch vụ điều phối hoạt động ngoại giao” của mình đó là tƣ vấn các bên, tạo

kênh gặp gỡ và trao đổi giữa hai bên, và cử quan sát viên tới giám sát việc rút quân. Đối với các đối tác bên ngoài, vị trí trung tâm này thể hiện việc ASEAN không chọn theo bất kỳ đối tác nào. ASEAN không phù thịnh hoặc liên kết với một đối tác ngoài khu vực nhằm đối phó với các quốc gia khác. Tính trung lập ngoại khối một mặt tạo niềm tin và duy trì sự kết nối với các quốc gia đối tác đối thoại, góp phần củng cố tính chính danh của Hiệp hội. Mặt khác, đặc điểm này tạo nên thế cân bằng quan hệ và cân bằng về quyền lực của Hiệp hội, giúp giảm thiểu những xung đột, nghi kỵ có thể xảy ra. Lấy ví dụ trong các xung đột biển Đông, cho dù ASEAN không bị chia rẽ bên trong nội bộ thì Hiệp hội cũng sẽ không lên án Trung Quốc gay gắt. Bởi nếu làm vậy, niềm tin ban đầu ASEAN tạo ra để lôi kéo Trung Quốc vào các cơ chế của mình sẽ không còn. Do đó, có thể thấy rõ, thay bằng ép buộc các đối tác phải đƣa ra các lựa chọn theo ý của mình, ASEAN hình thành nên các mạng lƣới chồng chéo. Các mạng lƣới này dần khiến các chủ thể trong mạng lƣới có nhiều mối liên hệ đan xen. Theo lý thuyết SNA, việc cắt đứt, hoặc không tham gia mạng lƣới sẽ không chỉ chặn những lợi ích có đƣợc giữa chủ thể và chủ thể trung tâm mà còn đối với các chủ thể khác trong mạng lƣới. Từ đó, các lựa chọn thoát

khỏi mạng lƣới (exit options) của các chủ thể sẽ giảm. Trong khi đó, khả năng

thƣơng lƣợng (bargaining power)15 của chủ thể trung tâm sẽ gia tăng. Evelyn Goh

từng sử dụng mô hình mê hồn trận quốc tế (Omni-enmeshment) để miêu tả chiến

lƣợc của này của ASEAN (Goh, 2005).

15 Theo lý thuyết SNA, nếu một chủ thể có liên kết với một mạng lƣới mà càng nhiều các mối nối thì quyền lực của chủ thể đó sẽ gia tăng và khả năng chủ thể đó rút lui khỏi mạng lƣới sẽ giảm. Lý thuyết này có sự tƣơng đồng phần nào với khái niệm “phụ thuộc lẫn nhau” mà các nhà lý luận của Chủ nghĩa Tự do hay đề cập tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)