Chủ nghĩa Kiến tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 44 - 47)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Quan niệm về vai trò chủ thể trong các lý luận quan hệ quốc tế

2.1.3. Chủ nghĩa Kiến tạo

Trong khi hai lý thuyết Hiện thực và Tự do đều không khái quát hoá đƣợc bản chất về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh- chính trị khu vực thì các lý luận của phái Kiến tạo đƣợc khá nhiều học giả áp dụng. Về cơ bản, các lý luận của CNKT đề cao mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích và nhận thức. Theo Wendt (1992), lợi ích quốc gia đƣợc chia ra thành hai loại, khách quan và chủ quan. Lợi ích khách quan gồm có các lợi ích căn bản nhƣ an ninh, độc lập, phát triển kinh tế và danh vọng; lợi ích chủ quan là nhu cầu của mỗi quốc gia nhằm bảo đảm các lợi ích khách quan đó. Cũng theo học giả này, nhận thức bao gồm nhận thức về môi trƣờng xung quanh và nhận thức về nhu cầu của bản thân. Bàn tới yếu tố nhận thức về bản thân,

Wendt cùng các học giả theo thuyết Kiến tạo đề cập tới yếu tố bản sắc (Tôi là ai, tôi có vai trò gì, vị trí trong xã hội?). Các quyết định chính sách phụ thuộc vào quá trình tƣơng tác và nhận thức của các quốc gia cũng nhƣ phụ thuộc vào yếu tố lịch sử và văn hoá.

Lý thuyết này với việc đề cao các yếu tố về tƣ tƣởng, giá trị văn hoá, chuẩn mực, bản sắc và các yếu tố về lịch sử đã phần nào giải thích đƣợc sự tồn tại và phát triển của ASEAN. Mặt khác, các lập luận của các học giả Kiến tạo cũng thách thức các nghiên cứu của lý thuyết quyền lực với việc nhìn nhận ASEAN và sự phát triển của Đông Nam Á chỉ nhƣ một công cụ cân bằng quyền lực hay phù thịnh của các nƣớc lớn. Các nghiên cứu của Peter Katzenstein (1996) và các học giả về sau này là Amitav Acharya (1997, 2004), Tobias Ingo Nischalke (2000), Jürgen Haacke (2003), Nicholas Busse (1999) …đã khiến ASEAN có một chỗ đứng độc lập hơn với bản sắc riêng tạo nên vị thế của mình.

Có thể thấy, CNKT vẫn có giá trị trong việc lý giải về ASEAN. Tuy nhiên, khi xét về vai trò Hiệp hội, cho dù là ở khái niệm lãnh đạo, trung tâm hoặc cầm lái trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực, lý thuyết này trở nên thiếu vững chắc. Khi nghiên cứu yếu tố nhận thức, yếu tố bản sắc không ủng hộ cho ASEAN có

đƣợc chỗ đứng này. Khái niệm “we-ness” (cảm nhận về chúng ta) mà các nhà lý

luận Kiến tạo sử dụng không đủ để giúp lý giải vai trò của ASEAN. Bởi các quốc gia ASEAN khác nhau trong nhận thức về mối đe doạ và lợi ích nên cảm nhận chung này là không cao. Hơn nữa, bản sắc - yếu tố quan trọng trong lý giải của CNKT về vai trò của ASEAN cũng có vấn đề. Bản sắc ASEAN trong những thập kỷ gần đây mà các nhà nghiên cứu hay gọi là Phƣơng thức ASEAN (ASEAN Way), là bản sắc của một thể chế đề cao tính không chính thức, đồng thuận, lỏng lẻo và không can thiệp vào công việc nội bộ. Bản sắc này có thể đủ để ASEAN duy trì sự tồn tại và khiến các quốc gia bên ngoài khu vực cảm thấy không bị ràng buộc nhƣng nó không đủ để khiến ASEAN đóng vai trò đáng kể trong khu vực. Thậm chí, hai nguyên tắc cơ bản của ASEAN là “đồng thuận” và “không can thiệp vào công việc nội bộ” còn bị đánh giá là khiến ASEAN trở nên thiếu hiệu quả, trì trệ.

Bàn tiếp tới các chuẩn mực (norms) của ASEAN thông qua một số văn bản

nhƣ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of Conduct - DOC)

hoặc Hiệp ƣớc Hữu nghị và Hợp tác (Treaty of Amity and Cooperation - TAC).

Nhiều học giả ca ngợi các văn bản này đang tạo nền tảng dần định hình luật chơi khu vực, khiến cho các quốc gia có thể quan sát và dự đoán đƣợc những thay đổi (Heller, 2005, Katsumata, 2006) và góp phần xây dựng nên một cộng đồng an ninh sơ khai trong khu vực (Emmerson, 2005, Acharya, A., 2009). Không phủ nhận rằng các nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với ý chí và nguyện vọng của các quốc gia và phần nào có ảnh hƣởng tới truyền thống ứng xử trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực nhƣng việc các cƣờng quốc có chấp nhận và tuân thủ thực sự hay không là chuyện khác. Sự phớt lờ của Trung Quốc với DOC hay việc Australia từng từ chối ký TAC năm 2005 cho thấy thực ra trong một số trƣờng hợp và đối với một số quốc gia, các chuẩn mực này vẫn khó có khả năng đƣợc các nƣớc lớn tuân theo. Chúng không có tác động sâu sắc đối với việc thay đổi nhận thức hay hành vi của các nƣớc trong khu vực Đông Á. Ngoài ra, ASEAN khó lòng có thể là ngƣời vẽ nên luật chơi cho cả khu vực nếu dựa chỉ dựa vào việc xây dựng các bộ quy tắc ứng xử hay các bộ giá trị. Lý do là nhiều nƣớc thành viên ASEAN vẫn gặp nhiều vấn đề khó khăn liên quan tới các giá trị nhƣ dân chủ, nhân quyền.

Nhƣ vậy, với CNKT, vai trò của ASEAN đã đƣợc ghi nhận cao hơn so với CNHT và CNTD. Tuy nhiên, các cách thức nâng cao vai trò ở đây nhƣ xây dựng bản sắc chung, phát triển chuẩn mực còn gặp nhiều khó khăn và kết quả đều chƣa rõ ràng.

Rõ ràng, cả ba lý thuyết lớn trong nghiên cứu QHQT đều giúp ích ít nhiều trong việc tìm hiểu vai trò của ASEAN khi chỉ ra đƣợc các nguồn tạo nên vai trò của nó trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực. Cho dù có những điểm khác nhau cơ bản nhƣng tựu chung các lý thuyết này đều xem xét vai trò của ASEAN qua lăng kính của quyền lực mà quyền lực ở đây đựa trên sức mạnh về vật chất (CNHT và CNTD) và sức mạnh về tinh thần, giá trị đạo đức (CNKT). Những quyền lực này trên thực tế ASEAN không có lợi thế, nhất là trong so sánh với các nƣớc lớn trong khu vực. Đây sẽ là điều ASEAN luôn phải tính đến trong việc nâng cao vai trò của

mình. Tuy nhiên, cả ba lý thuyết đều chƣa giải thích đƣợc hết thực tế vai trò của ASEAN cũng nhƣ cách thức nâng cao vai trò của tổ chức này trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực.

Bên cạnh ba lý thuyết QHQT trên, Lý thuyết về Vai trò cũng là một hƣớng đi gần đây đƣợc các học giả nghiên cứu QHQT áp dụng trong việc nghiên cứu về vai trò của chủ thể QHQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)