Dự báo về vai trò của ASEAN đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 145 - 148)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Dự báo về khả năng thực hiện vai trò của ASEAN đến 2025

4.2.2. Dự báo về vai trò của ASEAN đến năm 2025

Dựa trên các yếu tố Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức đƣợc phân tích ở trên, cùng với việc xem xét kỹ yếu tố tạo vai trò của ASEAN trên cơ sở SNA, luận án cho rằng có ba kịch bản đặt ra với vai trò của ASEAN tới năm 2025.

4.2.2.1. Kịch bản thứ nhất

Vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực giảm đi. Điều này có nghĩa ASEAN sẽ bị giảm kết nối nội khối hoặc kết nối ngoại khối và trƣờng hợp xấu nhất là cả hai. Kịch bản này xảy ra khi quá trình hội nhập của ASEAN không thể tiến hành suôn sẻ hoặc các đối tác Đối thoại không cần tới ASEAN nhiều nhƣ trƣớc kia khi giải quyết các vấn đề an ninh - chính trị của khu vực.

Trƣờng hợp thứ nhất, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn cùng với mâu thuẫn của các quốc gia trong khu vực xuất phát từ các vấn đề về tôn giáo, sắc tộc, kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Hoặc cũng có thể các tranh chấp lãnh thổ của các thành viên trong khu vực xảy ra và tình hình an ninh - chính trị trong nội bộ các quốc gia trở nên bất ổn. Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN gặp nhiều khó khăn khiến ASEAN không những không thể nâng cao năng lực mà còn làm các quốc gia thành viên mất niềm tin. Các mâu thuẫn nội bộ tạo nên sự nghi ngờ giữa các quốc gia và làm Hiệp hội khó lòng tiến hành các hoạt động điều phối hoặc trung gian hoà giải. Trong bối cảnh này, nếu bên ngoài có những xúc tác nhƣ sự lôi kéo của các nƣớc lớn khiến một vài thành viên của ASEAN gắn lợi ích của mình với các quốc gia bên ngoài thì đứt gãy nội bộ là điều dễ xảy ra.

Trƣờng hợp thứ hai, các nƣớc lớn gạt bỏ những hiềm khích, quyết định hình thành nên một hài hoà quyền lực hoặc một liên minh quân sự - chính trị điều phối các hoạt động an ninh (ví dụ nhƣ Mỹ - Trung, Trung - Nhật, hay Trung - Mỹ - Ấn Độ, thậm chí có thể là Mỹ - Nhật - Ấn - Úc nhƣ Nhật Bản từng đã đề nghị). Hay, ngƣợc lại, các nƣớc lớn xảy ra xung đột, thậm chí là chiến tranh. ASEAN sẽ phải đứng giữa việc lựa chọn nên theo bên nào hoặc thậm chí đứng ngoài cuộc chơi. Trong tình huống này, liên kết ngoài khối đứt gẫy, ASEAN cũng dễ dàng chứng kiến xu hƣớng ly tâm. Các quốc gia vì lợi ích của mình mà tính toán, chọn lựa bên để liên kết. Lý thuyết Tân Hiện thực về phù thịnh có lẽ sẽ có chỗ đứng trong hoàn cảnh này. ASEAN

sẽ không đóng một vai trò đáng kể nào trong các hoạt động hợp tác an ninh chính trị trong khu vực. Cựu Tổng thƣ ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan đã từng nhận định “Nếu chúng ta [ASEAN] không thể đoàn kết và hội nhập thực sự, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của các cƣờng quốc bên ngoài” (Green, 2014, tr.60).

4.2.2.2. Kịch bản thứ hai

Vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực vẫn đƣợc duy trì ở mức độ nhƣ ở giai đoạn ba (2008-2015) và có thể có thay đổi nhƣng không đáng kể. Với kịch bản này các kết nối nội khối và ngoại khối của ASEAN sẽ không bị cắt đứt mà cơ bản vẫn đƣợc duy trì nhƣ hiện nay. Về nội khối, ASEAN vẫn tiếp tục quá trình hội nhập của mình. Tuy vậy, do một số các yếu tố về điểm yếu đã kể tới ở trên (ví dụ nhƣ sự đa dạng và khác biệt trong nhận thức về mối đe doạ an ninh - chính trị hoặc khoảng cách phát triển…) khiến tốc độ hội nhập không cao. Xung đột nhỏ lẻ giữa các quốc gia thành viên ASEAN vẫn có thể xuất hiện. Tuy nhiên, nhƣ gần 50 năm qua, các quốc gia sẽ có những dàn xếp, gác xung đột sang một bên để tiếp tục hợp tác. Các quốc gia thành viên duy trì các hoạt động với ASEAN nhƣng duy trì các hiệp ƣớc song phƣơng và thúc đẩy các hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng với các quốc gia bên ngoài. Đối với ngoại khối, ASEAN vẫn duy trì các liên kết với các quốc gia Đối tác đối thoại trong các cơ chế do ASEAN hình thành. Hiệp hội vẫn tiếp tục các hoạt động nâng cao đối thoại, xây dựng niềm tin, chọn lựa một số các lĩnh vực hoạt động ít nhạy cảm để tiếp tục đi sâu vào ngoại giao phòng ngừa. Trong giai đoạn 10 năm này, vẫn có thể có cạnh tranh giữa các nƣớc lớn. Tuy nhiên, do vẫn duy trì các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và quyết định dựa trên tự nguyện và đồng thuận, ASEAN sẽ không thể đi xa hơn trong các xung đột và tranh chấp. Các nƣớc lớn sẽ tự tìm cách giải quyết xung đột của mình, tránh leo thang gây ảnh hƣởng tới các yếu tố về kinh tế lâu dài. Trong bối cảnh này, các nƣớc lớn trong khu vực có thể vẫn sử dụng các cơ chế của ASEAN nhằm phục vụ cho các mục đích của mình nhƣng đồng thời tìm sang các hình thức hợp tác ngắn hạn (ad-hoc) hoặc lập ra các cơ chế khác ngoài ASEAN để giải quyết với từng trƣờng hợp.

Đối với kịch bản này, cho dù ASEAN có nhiều tiến bộ trong xây dựng Cộng đồng ASEAN thì với những cơ hội và thách thức từ ngoại cảnh nhƣ trên, vai trò của ASEAN cũng chỉ đƣợc giữ ở một mức độ nhất định mà không có tiến bộ gì đột phá.

4.2.2.3. Kịch bản thứ ba

Vai trò trung tâm của ASEAN trong các hợp tác an ninh - chính trị trong khu vực Đông Á tăng lên. ASEAN và các cơ chế của mình vẫn tiếp tục duy trì đƣợc vai trò trung tâm trong các hợp tác an ninh chính trị khu vực Đông Á. Kịch bản này xảy ra khi ASEAN có kết nối bên trong và bên ngoài ngày một chắc chắn. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đạt đƣợc kết quả tốt đẹp. ASEAN thực sự trở thành một cộng đồng liên kết sâu rộng và ràng buộc hơn với ba trụ cột APSC, AEC và ASCC. Trong đó, nhờ vào sự phụ thuộc lẫn nhau và mối dây liên kết chặt chẽ từ AEC và ASCC, APSC không những củng cố hợp tác chính trị, xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử, tiếp tục thành công trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột, kiến tạo hoà bình xung đột và có một cơ chế hiệu quả thực hiện các hoạt động trên. ASEAN không hình thành nên một khối phòng thủ chung hoặc một mô hình siêu quốc gia nhƣng với cộng đồng an ninh ASEAN xung đột sẽ đƣợc phòng ngừa hoặc quản lý hiệu quả. Các quốc gia tính toán tới lợi ích chung và lợi ích lâu dài trƣớc khi đƣa ra mọi quyết định bất lợi cho tình hình khu vực. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác giải quyết khủng hoảng phi truyền thống và việc minh bạch hoá các khoản đầu tƣ và chính sách quốc phòng tiếp tục duy trì niềm tin của các quốc gia thành viên. Kết nối bên trong ASEAN có nhiều khả năng phát triển hơn.

Đồng thời, cùng với sự cố kết bên trong nội bộ ASEAN, điều kiện bên ngoài khu vực và đặc biệt tại Đông Á có những điểm tạo thuận lợi cho Hiệp hội. Đông Á đƣợc định hình bởi sự kiềm chế giữa các nƣớc lớn, tình hình xung đột đƣợc giữ nguyên trạng, không triệt để giải quyết nhƣng không bùng phát. Các quốc gia lớn trong khu vực dù không “bằng lòng” nhƣng “bằng mặt”, tuy không căng thẳng xung đột nhƣng không đủ tin tƣởng lẫn nhau để cùng hợp tác về an ninh chính trị. Trong bối cảnh này, ASEAN tiếp tục nắm lấy thời cơ và có những thay đổi nhằm phù hợp

hơn với tình hình của khu vực, đáp ứng một cách có chọn lọc với yêu cầu của Đối tác Đối thoại. ASEAN có thể có những điều chỉnh về thể chế, phƣơng thức hoạt động, can thiệp để kịp thời và hiệu quả giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Luận án cho rằng kịch bản thứ hai, vai trò ASEAN có thay đổi dù không đáng kể là có tính khả thi nhất. Lý do chính cho sự lựa chọn kịch bản này đó là bởi vai trò của kết nối của ASEAN trong khu vực sẽ không bị cắt đứt mà cơ bản vẫn đƣợc duy trì nhƣ hiện nay. Cơ sở cho nhận định này nằm ở một số các yếu tố nhƣ:

(1)Hiện tại, vẫn chƣa có một quốc gia hay tổ chức nào trong khu vực thay thế

đƣợc vai trò của ASEAN trong các hợp tác an ninh - chính trị của khu vực.

(2)Đối với các quốc gia Đông Nam Á trong khu vực, ASEAN vẫn là một tổ

chức cần thiết nhằm duy trì hoà bình và thúc đẩy hợp tác trong khu vực, tạo nên môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc các kết nối nội khối của ASEAN với các nƣớc trong khu vực không bị suy giảm.

(3)Tình hình các nƣớc lớn dù có nhiều biến động nhƣng các đặc điểm và xu

hƣớng chính trong quan hệ của các nƣớc này nhƣ hợp tác, cạnh tranh, nghi ngờ giữa các nƣớc lớn là không thay đổi. Do đó, các kết nối bên ngoài của ASEAN có khả năng lớn là vẫn còn.

Về cơ bản (2) và (3) là ổn định. Đây là nguyên nhân khiến Luận án cho rằng ASEAN vẫn tiếp tục có cơ hội lớn duy trì vai trò trung tâm trong khu vực.

4.3. Khuyến nghị đối với ASEAN nhằm duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các hợp tác an ninh - chính trị khu vực Đông Á đến 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 145 - 148)