Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.3. Khuyến nghị đối với ASEAN nhằm duy trì vai trò trung tâm của ASEAN
4.3.1. Khuyến nghị chung
Vấn đề đặt ra cho ASEAN là kết nối trong - ngoài, điều chỉnh thế nào để phù hợp và hiệu quả và điều chỉnh bao nhiêu cho vừa. Áp dụng một số lý thuyết QHQT phổ biến cùng cách tiếp cận Phân tích mạng lƣới xã hội có thể thấy một số những vấn đề trƣớc mắt ASEAN cần thực hiện nhằm nâng cao vai trò của ASEAN.
Thứ nhất, theo Phƣơng pháp Phân tích Mạng lƣới Xã hội (SNA): Để duy trì vai trò trung tâm của Hiệp hội. ASEAN cùng lúc phải chú ý tới các kết nối nội khối
và ngoại khối của Hiệp hội. ASEAN cần lƣu ý rằng, ngoài việc duy trì các kết nối với các quốc gia lớn. Trong các trƣờng hợp khủng hoảng xảy ra, đối với các quốc gia khó tiếp cận nhƣ đã từng với trƣờng hợp Myanmar hay Bắc Triều Tiên thì việc ASEAN gần gũi với các quốc gia này sẽ khiến vai trò trung tâm của ASEAN càng có giá trị. Cũng dựa trên quan điểm về liên kết trong SNA, để củng cố vị trí trung tâm trong các liên kết, ASEAN nên tăng thêm số lƣợng các kết nối. Nói nhƣ vậy, không có nghĩa Hiệp hội tiếp tục tạo ra các cơ chế hợp tác mới ngoài ARF, ASEAN+3, EAS, ADMM+ hay EAMF. Ở đây, Luận án khuyến nghị ASEAN nên quan tâm tới kết nối giữa các giai tầng và nhóm trong các nƣớc với nhau (trong và ngoài ASEAN). Các liên kết này sẽ tạo nên những lợi ích về lâu dài, sự phụ thuộc, tin tƣởng và tăng cƣờng đoàn kết giữa nhân dân các nƣớc. Những mô hình nhƣ liên kết C2C (city to city) đã từng xuất hiện tại Philippines có thể là ví dụ tiêu biểu. Tuy nhiên, SNA chỉ cung cấp cách tiếp cận một cách tổng thể. Việc làm thế nào để duy trì các kết nối bên trong và bên ngoài của ASEAN cần đƣợc xem xét dựa trên khả năng của Hiệp hội và bối cảnh khu vực.
Thứ hai, nhƣ Evelyn Goh đã từng lập luận “nhiệm vụ chưa hoàn thành và cấp
bách củng cố nội bộ [của ASEAN] đóng vai trò là yếu tố cản trở đối với khả năng của ASEAN trong việc thực hiện vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa ASEAN với các nước lớn và trật tự khu vực Đông Á”. Muốn duy trì sự tồn tại, phát triển và củng cố vai trò, ASEAN cần phải nâng cao nội lực. Lý thuyết Hiện thực có lý ở chỗ ASEAN bị giới hạn trong vai trò của mình bởi hạn chế về sức mạnh vật chất. Dù không có nghĩa Hiệp hội phải vƣơn lên ở mức bá quyền, nhƣng để đảm đƣơng hiệu quả vai trò của mình ASEAN cần phải đủ mạnh về kinh tế. Mạnh về kinh tế ở đây nghĩa là từng quốc gia phải phát triển kinh tế, tăng cƣờng hợp tác kinh tế và ASEAN với tƣ cách là một tập thể sẽ xây dựng thành công không gian kinh tế chung, gắn kết giữa các thành viên. Một ASEAN mạnh về kinh tế sẽ giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia bên ngoài. ASEAN mạnh về kinh tế cũng chặn đƣợc xu hƣớng ly tâm của các nƣớc thành viên và khiến ASEAN trở thành một chủ thể không thể bỏ qua trong các diễn đàn khu vực. Hoạt động tăng cƣờng hợp tác kinh tế cũng là một đặc điểm phù
hợp với Lý thuyết Tự do. Thông qua các hợp tác kinh tế, các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Điều này hạn chế các xung đột. Và tất nhiên, nhƣ đã đề cập tới ở trên, sức mạnh về kinh tế sẽ chuyển thành sức mạnh về an ninh - chính trị.
Cũng dựa theo các lý luận của CNHT, việc trở thành thành viên trong các cơ chế hợp tác đa phƣơng của các quốc gia thƣờng mang tính tạm thời và phục vụ những lợi ích nhất định của từng quốc gia. Do vậy, ASEAN cũng nên có những nghiên cứu về lợi ích các đối tác tham gia liên kết nhằm để các quyết định và sáng kiến hợp tác không đi quá xa mong muốn của các quốc gia đối thoại. Tất nhiên, điều này không có nghĩa Hiệp hội phải thay đổi theo chính sách của từng quốc gia. Tuy nhiên, tính toán tới lợi ích của Đối tác, đáp ứng một phần lợi ích và tiếp tục níu
chân (enmesh) vào các cơ chế đan xen sẽ khiến ASEAN tăng cƣờng khả năng kết
nối ngoại khối tốt hơn.
Lý thuyết của CNHT đồng thời chỉ ra một đặc điểm mà ASEAN cần lƣu ý, đó là vai trò của các nƣớc lớn trong QHQT. Để duy trì vai trò trung tâm của mình trong kiến trúc an ninh khu vực, ASEAN chắc chắn không nên theo đuổi chính sách cân bằng (balance of power) hay phù thịnh (bandwagon). Điều mà Hiệp hội cần làm đó là thống nhất và đoàn kết hơn nữa trong các vấn đề an ninh chính trị. Đồng thời, quan trọng không kém đó là Hiệp hội cần tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc lớn đối với các sáng kiến, hoạt động và đặc biệt là trong quá trình hội nhập của ASEAN.
Thứ ba, đó là việc chú ý tới thể chế hoá và việc hoạt động dựa trên pháp luật. Sự kết hợp SNA với CNTD góp phần đƣa lại khuyến nghị này. Để duy trì kết nối nội khối, ASEAN cần có các cơ chế giải quyết, các hệ thống luật điều chỉnh các mối quan hệ an ninh-chính trị, kinh tế,.... Bàn về việc cần có một cơ chế giải quyết xung đột, đi sâu vào trƣờng hợp tranh chấp và xung đột, nhƣ trƣờng hợp Biển Đông, Luận án đề xuất việc Hiệp hội hình thành nên một uỷ ban đặc biệt tƣơng tự ASEAN
Troika (ad hoc body). Uỷ ban này chỉ gồm các quốc gia có liên quan trực tiếp trong
tranh chấp Biển Đông làm việc với nhau để thống nhất về vấn đề Biển Đông trƣớc khi làm việc với toàn bộ các quốc gia Hiệp hội và với các quốc gia tranh chấp bên ngoài Hiệp hội. Bên cạnh đề xuất này, Luận án cũng tin rằng ASEAN cần tiếp tục đẩy nhanh việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây
là văn bản có tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và chắc chắn làm thay đổi không những cách hành xử của các quốc gia trong khu vực mà còn là cách nhìn của cộng đồng quốc tế đối với vai trò của ASEAN. Theo kế hoạch, tháng 8 năm 2017 Dự thảo khung COC sẽ đƣợc các bên xem xét thông qua. Đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, tác giả Luận án cũng nhận thức đƣợc rằng để đến đƣợc COC không phải là là công việc dễ dàng và nhanh chóng. COC cần đảm bảo có tính ràng buộc cao, phản ánh đầy đủ thực trạng tranh chấp trong khu vực.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả cho hoạt động của ASEAN trong những năm tiếp theo, cơ cấu tổ chức của ASEAN cần có những thay đổi thích hợp. Vai trò tự quyết hay thẩm quyền của Tổng thƣ ký, Ban thƣ ký cũng cần phải tính tới. Quan trọng hơn cả, ASEAN cần nghiên cứu tới mức độ thể chế hoá bao nhiêu cho vừa đối với các cơ chế hợp tác an ninh hiện ASEAN đang đóng vai trò trung tâm nhƣ ARF, EAS và ASEAN+3 hay ADMM+, EAMF. Hiệp hội cũng cần tìm ra cách thức nhằm tăng gắn kết giữa các diễn đàn nhƣng đồng thời phải cải tiến chƣơng trình nghị trong đó có sự phân định rõ ràng về chƣơng trình của từng cơ chế để tránh trùng lặp. Ví dụ, giữa ADMM, ADMM+ và ARF hoặc EAS và ASEAN+3.
Bên cạnh việc tăng cƣờng hợp tác nhiều mặt, tiến hành thể chế hoá, cũng theo gợi ý từ lý thuyết Tự do, ASEAN cũng nên chú ý tới hợp tác đa chủ thể. Ngoài Kênh 1, các cơ chế Kênh 1.5, kênh 2 sẽ giúp tăng cƣờng tƣơng tác trong nội bộ ASEAN, góp phần giúp việc xây dựng Cộng Đồng ASEAN không chỉ là kế hoạch mà còn là kết quả của hội nhập và liên kết thực sự trong khu vực.
Thứ tƣ, theo sự kết hợp SNA với lý thuyết Kiến tạo, ASEAN nên xem xét lại các nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội cho phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh khu vực, vai trò ASEAN đảm nhận, và tính chất của từng cơ chế do ASEAN lãnh đạo và những đòi hỏi của đối tác. ASEAN nên có một nhóm nghiên cứu tính khả thi của việc thay đổi các nguyên tắc hoạt động của ASEAN. Thay đổi nguyên tắc nào, bao nhiêu cho vừa, đáp ứng tới đâu các yêu cầu và đỏi hỏi của các Đối tác đối thoại. Lắng nghe các đối tác là điều cần thiết nếu muốn duy trì kết nối với các Đối tác. Nhƣng thay đổi một cách có chọn lọc để tránh sự can thiệp thái quá và trở thành công cụ của các quốc gia bên ngoài mà mất đi vai trò trung tâm của mình trong các cơ chế.
Ngoài ra, sự kết hợp SNA với lý thuyết Kiến tạo góp phần đƣa ra gợi ý rằng Hiệp hội nên tiếp tục xây dựng các giá trị và chuẩn mực phù hợp với tình hình hợp tác an ninh - chính trị trong khu vực và thuyết phục các quốc gia lớn chấp nhận dần các giá trị và chuẩn mực đó. Việc thuyết phục không chỉ đơn giản thông qua các kỳ họp hoặc cử các chuyên gia tới làm việc. Thuyết phục ở đây cần phải đƣợc tiến hành đồng thời với việc tăng khả năng đối thoại, đàm phán của ASEAN thông qua nâng cao năng lực nhƣ đã đề cập trên nội dung Lý thuyết Hiện thực. Quá trình này cũng liên quan tới việc ASEAN có sự ủng hộ của các nƣớc lớn (strong ties) hoặc các quốc gia có liên kết yếu (weak ties) và đặc biệt tới sự phụ thuộc lẫn nhau tạo ra bởi các mối liên kết kinh tế, xã hội đƣợc đề cập trong giải pháp dựa trên Lý thuyết tự do và SNA. COC là ví dụ tiêu biểu cho khuyến nghị này.