Đối với khu vực Đôn gÁ và các nước đối tác đối thoại có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 126 - 131)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá quá trình thực hiện vai trò an ninh của ASEAN trong hợp tác

4.1.2. Đối với khu vực Đôn gÁ và các nước đối tác đối thoại có liên quan

Thành công: Trong hơn 20 năm qua, ASEAN tiếp tục trở thành đối tác quan trọng về kinh tế và thƣơng mại của các quốc gia Đông Á và đối tác đối thoại. Cùng với thực tế này, ASEAN cũng đã dần trở thành trung tâm của ý tƣởng hợp tác an ninh - chính trị trong khu vực. Kể từ 1991 tới 2015, ASEAN đã trở thành kiến trúc sƣ của một loạt các ý tƣởng hợp tác an ninh - chính trị quan trọng trong khu vực Đông Á (ARF, ASEAN+3, EAS, ADMM+, EAMF). ASEAN là cơ chế duy nhất trong khu vực Đông Á đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng các mối liên hệ chính thức giữa các quốc gia. Thông qua các cơ chế hợp tác của ASEAN, các quốc gia Đông Bắc Á có đƣợc các kênh đối thoại song phƣơng và đa phƣơng. Điều này không phải là dễ dàng tại Đông Bắc Á bởi tiến trình hoà giải giữa các quốc gia này vẫn gặp nhiều khó khăn dù quan hệ kinh tế đã khá phát triển. Với các quốc gia khác ngoài khu vực Đông Á, các cơ chế hƣớng tâm của ASEAN tạo cơ hội hợp pháp cho sự hiện diện của các quốc gia này trong khu vực Đông Á. Mỹ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga… là các quốc gia có lợi về phƣơng diện này.

Rõ ràng, đây chính là thành quả của kết nối ngoại khối ASEAN đạt đƣợc dựa trên các phân tích từ SNA.

Đồng thời, ASEAN đạt đƣợc những thành tựu trong việc triển khai các hoạt động điều phối và duy trì tính trung lập. ASEAN đƣa ra ý tƣởng, hiện thực hoá các ý tƣởng hợp tác an ninh chính trị và ghi dấu ấn về phƣơng thức làm việc trong các cơ chế này. ASEAN cũng là chủ thể quyết định về nội dung thảo luận, về thành viên, về lĩnh vực hợp tác. Đặc biệt, Hiệp hội xây dựng các nguyên tắc ứng xử và phổ biến các nguyên tắc ứng xử đối với các quốc gia, bất kể lớn nhỏ trong khu vực.

Việc các quốc gia lớn chấp nhận cam kết TAC để đƣợc tham gia vào EAS phần nào thể hiện việc các quốc gia ủng hộ ASEAN ở vị trí trung tâm trong các cơ chế an ninh - chính trị khu vực. Bên cạnh đó, sự hiện diện của Hiệp hội trong các chính sách an ninh khu vực Đông Á của các quốc gia lớn thể hiện vai trò ngày càng tăng của ASEAN trong tính toán chiến lƣợc của các quốc gia này. Có thể chia các quốc gia đối tác đối thoại của ASEAN trong khu vực thành hai nhóm dựa vào mức độ thể hiện và sự cân nhắc của các quốc gia này đối với vai trò của ASEAN trong khu vực nhƣ sau:

Nhóm thứ nhất bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Đây là nhóm các đối tác đối thoại thể hiện rõ ràng việc cân nhắc tới vai trò của của ASEAN trong chính sách an ninh chính trị đối với khu vực Đông Á. Lấy ví dụ với Mỹ, trong chính sách Tái Cân Bằng của mình, quốc gia này luôn nhắc tới ASEAN với tƣ cách đối tác quan trọng. Cùng với số lƣợng tăng vọt các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Mỹ tới khu vực, việc chú trọng tới ASEAN đƣợc chính phủ Mỹ hiện thức hoá bằng hỗ trợ về an ninh, quốc phòng trong đào tạo lực lƣợng, diễn

tập, hỗ trợ về trang thiết bị cho các quốc gia ASEAN52. Trong khi đó, Nhật Bản

khẳng định quan hệ hợp tác an ninh với ASEAN thông qua Văn bản Chiến lƣợc An ninh Quốc gia (2013). Trong tài liệu này, ASEAN đƣợc đề cập là một trong số các đối tác chiến lƣợc quan trọng. Dễ dàng nhận thấy sự thay đổi trong cách Nhật Bản quan tâm tới ASEAN. Cụ thể đó là, nếu năm 2003, trong Hội nghị Cấp cao

52 Đọc thêm: (Sutter R. G., Brown, Adamson, Mochizuki, & & Ollapally, 2013)(Gill, 2016) (Manyin M. E., và những tác giả khác, 2012)

ASEAN - Nhật Bản, ASEAN đƣợc nhấn mạnh là đối tác kinh tế thì mƣời năm sau (2013), cũng trong Hội nghị tƣơng tự, Nhật Bản đánh giá cao vai trò là đối tác chiến lƣợc duy trì hoà bình, an ninh khu vực và an ninh hàng hải của ASEAN (Shoji, 2015). Tƣơng tự nhƣ vậy với Trung Quốc, cuối những năm 1980, quốc gia này hoài nghi sự tồn tại và vai trò của các cơ chế hợp tác đa phƣơng. Tuy nhiên, từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, quan điểm của Trung Quốc về hợp tác đa phƣơng và đặc biệt là vai trò của ASEAN hoàn toàn thay đổi (Ba, 2006). Trung Quốc đã tham gia tích cực vào các cơ chế của ASEAN, hỗ trợ các nƣớc ASEAN ảnh hƣởng bởi khủng hoảng tài chính, chấp nhận ký kết DOC và thực hiện nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực. Năm 2014, Trung Quốc mong muốn nâng tầm quan hệ với ASEAN thông qua đề xuất chuyển từ “thập kỷ vàng trong hợp tác” (golden decade of cooperation) sang “thập kỷ kim cƣơng trong hợp tác” (diamond decade of cooperation). Quốc gia này đề xuất sáng kiến khuôn khổ 2+753. Theo đó, trong thập kỷ kim cƣơng, Trung Quốc vẫn tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế, quốc gia này sẽ cùng ASEAN đàm phán Hiệp định Láng giềng tốt, Hữu nghị và Hợp tác, Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC). Thậm chí, Trung Quốc đề nghị ASEAN cùng Trung Quốc xây dựng nên kiến trúc an ninh và kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Một trƣờng hợp khác gần đây có những động thái thể hiện việc nhìn nhận vai trò tích cực của ASEAN trong tình hình an ninh - chính trị Đông Á là Ấn Độ. Sau chính sách “Hƣớng Đông” từ những năm 1960 nhằm thể hiện mong muốn hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á. Tới giai đoạn đầu thế kỷ 21, Ấn Độ tiến hành “bƣớc chuyển chiến lƣợc”, không chỉ còn là mong muốn hợp tác, lúc này Ấn Độ đặt ASEAN là “trọng tâm” trong chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Á. Đặc biệt tới 2014, quốc gia này tuyên bố áp dụng chính sách “Hành động hƣớng về phía Đông”. Theo đó, Ấn Độ

53 Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc tổ chức ngày 9 tháng 10 năm 2013 tại Brunei, thủ tƣớng Trung Quốc Lý Khắc Cƣờng đƣa ra Sáng kiến hợp tác với tên gọi “Khuôn khổ hợp tác 2+7”. Đây là kế hoạch nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong các thập kỷ tiếp theo. Theo sáng kiến này, “2” nhằm chỉ tới hai điểm đồng thuận về chính trị và “7” có nghĩa bảy đề xuất cho hợp tác. Hai điểm đồng thuận về chính trị làm cơ sở cho mọi hợp tác đó là làm sâu sắc hơn niềm tin chiến lƣợc và quan hệ láng giềng tốt đẹp. Bảy đề xuất hợp tác bao gồm ký kết hiệp ƣớc về láng giềng tốt, nâng cấp CAFTA nhằm tăng cƣờng thƣơng mại giữa các quốc gia Trung Quốc và ASEAN lên mức 1 tỷ đô la tới năm 2020, xây dựng Ngân hàng Cơ sở hạ tầng Châu Á nhằm tài trợ cho các dự án kết nối khu vực và xây dựng nên “Con đƣờng tơ lụa trên biển” thế kỷ 21.

khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc an ninh khu vực, tiến hành các hợp tác song phƣơng và đa phƣơng trên nhiều lĩnh vực, ủng hộ quá trình xây dựng cộng đồng của ASEAN và nhấn mạnh mong muốn hợp tác an ninh Biển (Das, 2013, tr.56-96, Indian Ministry of External Affairs, 2016).

Nhóm thứ hai là nhóm Hàn Quốc và Úc. Các quốc gia này ghi nhận vai trò của ASEAN nhƣng ở mức độ vừa phải. Hàn Quốc là quốc gia đƣa ra nhiều sáng kiến cho hợp tác cho khu vực Đông Á trong khuôn khổ ASEAN+3 và EAS. Nhƣng với ASEAN, các chính sách giữa Hàn Quốc với ASEAN thƣờng thiên về kinh tế. Trong lĩnh vực an ninh và chính trị, Hàn Quốc ít ghi nhận vai trò của ARF đối với vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Quốc gia này hợp tác với ASEAN chủ yếu trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, Australia gần đây bắt đầu chú ý tới vai trò của ASEAN. Australia ủng hộ vai trò trung tâm của Hiệp hội và dần đƣa cơ chế hợp tác của ASEAN vào Chính sách an ninh quốc gia (bắt đầu từ 2013). Tuy nhiên, cách đó một vài năm, Australia còn lƣỡng lự trong việc ký kết TAC và trở thành thành viên EAS.

Hạn chế: Dù các quốc gia lớn đã ngày càng phải tính đến ASEAN trong những tính toán chiến lƣợc trong khu vực nhƣng dễ dàng nhận thấy có sự tồn tại về khoảng cách giữa tuyên bố và trên thực tế. Điều này khiến vai trò của Hiệp hội đôi khi chỉ là những tuyên bố mang tính ngoại giao của các nƣớc hơn là thực chất.

Đầu tiên, có thể thấy sự ủng hộ của các nƣớc lớn với vai trò của ASEAN là không chắc chắn và không quá lớn. Trung Quốc và Mỹ là hai ví dụ tiêu biểu. Các vị lãnh đạo của Mỹ hơn một lần không tham dự Diễn đàn Hợp tác an ninh khu vực ARF (2005, 2007 và gần đây nhất là năm 2012). Bên cạnh đó, Mỹ đã muốn đƣa vấn đề an ninh - chính trị vào nội dung chính của APEC mà không phải ARF. Tƣơng tự, Đối thoại Sáu Bên (SPT) từng đƣợc Mỹ gợi ý trở thành “Hài hoà Quyền lực của các

Cƣờng quốc” (Concert Power of Great Powers) mà không có chỗ cho ASEAN. Hay

Mỹ cũng đã đề nghị giải quyết vấn đề Biển Đông bằng việc thiết lập nên Diễn đàn

Bảo vệ bờ biển Đông (South China Sea Coast Guard Forum) (Glaser, 2015). Quốc

gia này chƣa bao giờ giấu diếm mối quan tâm tới Đối thoại Shangrila, một cơ chế “cạnh tranh” với ARF (Ba, 2006, 2011). Tƣơng tự với Trung Quốc, nƣớc này từ

chối đàm phán Tranh chấp biển Đông với ASEAN với tƣ cách một nhóm. Một mặt Trung Quốc kêu gọi ASEAN xây dựng kiến trúc an ninh dành riêng cho châu Á, của ngƣời Châu Á, mặt khác lại ngỏ ý cùng Mỹ hình thành nên một mô hình hợp tác “kiểu mới” của các nƣớc lớn riêng. Trung Quốc cũng đƣa ra một loạt sáng kiến không có chỗ đứng cho ASEAN nhƣ Hợp tác Thƣợng Hải (SCO) cùng một số cơ chế hợp tác kinh tế.

Thứ hai, nhiều quốc gia Đối tác Đối thoại thể hiện thái độ thiếu kiên nhẫn với tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác an ninh - chính trị của ASEAN. Canada, Australia, thƣờng xuyên thể hiện sự thất vọng với sự chậm chạp trong việc chuyển sang giai đoạn Ngoại giao Phòng ngừa của ASEAN cũng nhƣ quá trình thể chế hoá thấp của các cơ chế của Hiệp hội. Không ít lần các quốc gia Đối thoại đƣa ra các sáng kiến mới không có lợi cho ASEAN. Hoặc, các quốc gia này gây áp lực

để ASEAN chuyển phƣơng thức hoạt động hƣớng vào lộ trình (process driven)

thành hƣớng vào kết quả cụ thể (outcome-driven). Tức là giảm bớt đối thoại mà tiến

hành các hoạt động an ninh thực chất.

Thứ ba, hầu hết các quốc gia trong khu vực vẫn coi việc tự cứu lấy mình (self-help) thông qua hình thức nâng cao lực lƣợng quân sự và theo đuổi các hợp tác an ninh - chính trị song phƣơng là ƣu tiên số một. Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lƣợc và Quốc tế (CSIS) (2009), khi bàn tới việc phòng ngừa xung đột, 43% lãnh đạo các quốc gia Đông Á lựa chọn dựa vào lực lƣợng quân đội quốc gia, 25% phụ thuộc vào đồng minh quân sự. Số còn lại mới tính tới các cơ chế đa phƣơng, trong đó các cơ chế toàn cầu rồi mới là các thể chế khu vực (Gill, Green, Tsuji, Watts, 2009, Cha, 2014). Lấy ví dụ, Mỹ và một số nƣớc đồng minh của Mỹ, tiêu biểu là Australia và Hàn Quốc, xác định hệ thống hiệp định hợp tác an ninh song phƣơng “trục và nan hoa” là cơ chế hợp tác an ninh chính trong khu vực. Cũng từ hệ thống hợp tác an ninh song phƣơng này, một loạt các cơ chế hợp tác ba quốc gia đã đƣợc hình thành hoặc đề xuất xây dựng. Ví dụ nhƣ Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc, Mỹ - Nhật Bản - Australia, Nhật Bản - Hàn Quốc - Australia. Năm 2010 - 2012, ngoại trƣởng Hilary Clinton kêu gọi hình thành nên nhóm ba nƣớc Mỹ - Trung Quốc - Ấn Độ và Mỹ - Nhật Bản - Trung Quốc. Bên

cạnh đó, Đông Á trở nên phức tạp với hàng chục các hiệp định song phƣơng giữa các quốc gia đối thoại với các nƣớc Đông Nam Á (Ấn Độ với Thái Lan hay Australia với Indonesia...).

Thứ tƣ, ASEAN có vai trò không đáng kể trong các xung đột lớn của khu vực. Khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên và Tranh chấp trên Biển Đông là hai ví dụ tiêu biểu. ARF là cơ chế an ninh khu vực duy nhất có sự tham dự của Bắc Triều Tiên. Thế nhƣng để giải quyết các khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên, ARF chƣa bao giờ đóng vai trò là cơ chế chính thức. Năm 2003, chủ tịch ASEAN lúc này là ông Hor Nam Hong đã cố gắng hình thành nên một nhóm “những ngƣời bạn của

chủ tịch ASEAN” (friends of the chair) nhằm tiếp cận với Bắc Triều Tiên nhằm tìm

ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhƣng thất bại. Tranh chấp trên Biển Đông càng thể hiện rõ luận điểm này khi Trung Quốc không chấp nhận đƣa vấn đề tranh chấp vào chƣơng trình nghị sự của ARF.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy, vai trò của ASEAN trong các hợp tác an ninh khu vực ngày càng đƣợc ghi nhận. Các quốc gia Đông Á và các nƣớc đối tác đối thoại đều nhận thấy tầm quan trọng của ASEAN. Tuy nhiên, Hiệp hội thực sự đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động mang tính kết nối, tổ chức và quản lý các cơ chế hơn là trong các hoạt động hợp tác an ninh quốc phòng cụ thể cũng nhƣ giải quyết xung đột. So với những gì ASEAN có thể làm đƣợc và không thể làm đƣợc (đã đƣợc phân tích ở trên), và mục tiêu của ASEAN đặt ra trong ARF, ASEAN+3, EAS, ADMM+ và EAMF cũng nhƣ Hiến chƣơng ASEAN, dựa trên cơ sở SNA, có thể kết luận ASEAN đã có đƣợc những thành công nhất định trong việc hình thành và duy trì vai trò của mình trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)