Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá quá trình thực hiện vai trò an ninh của ASEAN trong hợp tác
4.1.1. Đối với khu vực Đông Na mÁ
Thành công: Theo SNA, ASEAN đạt đƣợc một số những thành tựu sau:
ASEAN đã thành công trong việc đóng vai trò là cơ chế đại diện cho tiếng nói của mƣời quốc gia Đông Nam Á ở hầu hết các vấn đề quốc tế. Cho đến nay, ASEAN vẫn là chủ thể duy nhất có thể thực hiện các hoạt động ngoại giao, cung cấp các cơ chế đối thoại nhằm trao đổi thông tin, cùng xử lý các cuộc khủng hoảng và quan trọng hơn cả là tạo niềm tin. ASEAN trở thành cầu nối giúp các quốc gia trong khu vực đƣợc mở rộng hơn các mối quan hệ hợp tác và thể hiện quan điểm trên diễn đàn quốc tế. Ví dụ, sau khi gia nhập ASEAN, sự cô lập quốc tế đối với Việt Nam hay Myanmar đã giảm đáng kể. Đây là thành công trong liên kết ngoại khối và nâng cao tính chính danh của Hiệp hội.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận đƣợc vai trò duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực, tạo nền tảng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Các cơ chế hợp tác của ASEAN dựa trên phƣơng thức ASEAN đã góp phần giúp duy trì thói quen đối thoại, tự kiềm chế của các quốc gia trong khu vực. Đông Nam Á từng đƣợc ví là khu vực Balkan của Phƣơng Đông với đầy rẫy các xung đột về lãnh thổ, tôn giáo cùng những hiềm khích trong lịch sử (Fisher, 1962). Giờ đây, các quốc gia Đông Nam Á không còn chiến tranh. Các xung đột đƣợc nhanh chóng dàn xếp để không cản trở hợp tác giữa các nƣớc. Với các cơ chế nhƣ ADMM và ARF, bộ trƣởng và quan chức cấp cao bộ Quốc phòng có thêm cơ hội để trình bày về các vấn đề trong nƣớc và thảo luận các vấn đề khu vực.
Ngoài ra, ASEAN đã có những bƣớc tiến trong việc hỗ trợ các quốc gia khắc phục khủng hoảng, hỗ trợ nhân đạo, hợp tác trong đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống. Việc Indonesia, Campuchia, Myanmar chọn ASEAN trở thành trung gian hoà giải trong các xung đột, khủng hoảng thể hiện sự tin tƣởng của các quốc gia trong khu vực vào vai trò của Hiệp hội. Dễ dàng nhận thấy đây là thành
công của ASEAN trong duy trì tính trung lập và giữ khả năng điều phối nội khối của Khu vực.
Đặc biệt, ASEAN thiết lập định hƣớng phát triển cho toàn bộ khu vực với kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN và hiện nay đang từng bƣớc đƣợc tiến hành. Các quốc gia Đông Nam Á đều đã có những kế hoạch đồng bộ để nâng cao và thống nhất nhận thức chung của các bộ, ngành của từng nƣớc về hợp tác ASEAN. Các quốc gia cũng có những cam kết về nghĩa vụ và trách nhiệm nhiều mặt cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Sự thắt chặt “định mệnh” của các quốc gia một phần tăng cƣờng kết nối nội khối, tính chính danh của Hiệp hội. Mặt khác, tạo tiền đề để ASEAN có thể tiến hành các hoạt động điều phối và làm cơ sở để thu hút các liên kết ngoại khối.
Hạn chế: Tuy nhiên, đối với khu vực Đông Nam Á, vai trò của ASEAN còn hạn chế ở một số điểm sau. Dù thể hiện sự cam kết đối với lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN, các quốc gia Đông Nam Á chƣa thực sự đƣa ASEAN vào trọng tâm chính sách quốc gia. Nội dung về ASEAN chƣa bao giờ đƣợc trở thành một phần của các chiến dịch tranh cử hay tầm nhìn dài hạn tại các quốc gia Đông Nam Á. Nỗ lực xây dựng ASEAN vẫn chỉ là công việc phần lớn đƣợc tiến hành ở cấp chính phủ.
Về chính sách an ninh quốc phòng, ngoài các hội nghị trong khuôn khổ ADMM, ADMM+, một số các kế hoạch chung về hợp tác diễn tập, sáng kiến hợp tác Công nghiệp quốc phòng và việc xuất bản cuốn “Triển vọng an ninh ASEAN”, hầu hết các quốc gia đều có chính sách hợp tác quốc phòng riêng với các quốc gia ngoài khu vực. Philippines với Mỹ; Malaysia, Singapore hợp tác với Anh, Australia, và New Zealand trong Hiệp định Phòng thủ Năm quốc gia; Thái Lan - Mỹ hợp tác trong khuôn khổ chƣơng trình diễn tập Cobra Gold; Singapore, Thái Lan và Mỹ với Hợp tác Chống lại Chủ nghĩa khủng bố (SEACAT); một số các quốc gia Đông Á khác và Mỹ trong chƣơng trình Phối hợp Huấn luyện và Sẵn sang Chiến đấu trên
Biển (Cooperation Afloat Readiness and Training- CARAT), hoặc chƣơng trình diễn
Đặc biệt, nhƣ đã phân tích trong Chƣơng Ba của Luận án, theo thống kê của Viện nghiên cứu Hoà bình Thế giới Stockholm, chi phí mua sắm mới và nâng cấp vũ khí của 11 nƣớc Đông Á (ngoại trừ Myanmar và Brunei) liên tục tăng nhanh (Stockholm International Peace Research Institute, 2015). Có thể thấy, ASEAN vẫn chỉ là một trong số các giải pháp đa dạng hoá chính sách an ninh quốc phòng của các quốc gia trong khu vực. Các quốc gia Đông Nam Á vẫn tự lực cánh sinh hơn là tính tới ASEAN nhƣ một bộ phận quan trọng trong chính sách riêng.
Hạn chế này của ASEAN có thể lý giải từ nhiều lý thuyết khác nhau. Theo lý luận của CNHT, nguyên nhân của tình trạng này đến từ bối cảnh an ninh khu vực phức tạp, sự cạnh tranh của các nƣớc lớn và khả năng hạn chế của ASEAN khi xét đến sức mạnh quân sự. Trong khi đó, CNTD cho thấy thể chế lỏng lẻo của ASEAN cùng giá trị bổ sung kinh tế giữa các thành viên chƣa cao là những rào cản lớn. Cuối cùng, qua luận giải từ CNKT, sự đa dạng rõ rệt trong nhận thức văn hoá - xã hội, nhận thức về mối đe doạ về an ninh, cũng nhƣ cơ hội hợp tác tạo nên những trở ngại cho hoạt động của ASEAN.