Công trình của các tác giả trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 34 - 36)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của ASEAN trong khu vực Đôn gÁ

1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã đƣợc tiến hành từ khá lâu. Một số nghiên cứu đƣợc biết tới từ trƣớc khi Việt Nam gia nhập ASEAN nhƣ nghiên cứu của tác giả Vũ Đăng Dũng (1993) về “ASEAN và một cơ cấu an ninh Đông Nam Á”, hay tác giả Nguyễn Phƣơng Bình

(1994) với “Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng cơ chế an ninh khu vực”.

Trong đó, tác giả Nguyễn Phƣơng Bình đã đƣa ra khái niệm “hạt nhân liên kết” để

mô tả về vai trò của Hiệp hội. Đây là một phát hiện khá mới của tác giả này trong bối cảnh năm 1994 khi ASEAN mới bắt đầu thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kết nối với các đối tác đối thoại của mình. Các nghiên cứu về vai trò, thành tựu hay vị thế của ASEAN xuất hiện nhiều hơn sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội và thƣờng đƣợc xuất bản trùng với các mốc phát triển của Hiệp hội (giai đoạn ASEAN tròn 30, 35 hay 40 năm tuổi…). Một số các công trình tiêu

biểu nhƣ bài tạp chí “ASEAN hướng về tương lai” của tác giả Phạm Cao Phong

(1997), “Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên và đối với khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương” của tác giả Nguyễn Phƣơng Bình (2000), “ASEAN trong hành trình 35 năm qua và chặng đường phía trước”, “ASEAN - những cột mốc trên tiến trình phát triển” của Giáo sƣ Vũ Dƣơng Ninh (2007) và bài nghiên cứu “ASEAN 45 năm: thành tựu và những vấn đề đặt ra” viết bởi tác giả Nguyễn Duy Dũng (2012).

Sau năm 2000 tới gần với thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận án, các công trình phân tích sâu về vai trò của ASEAN phần lớn đƣợc tiến hành bởi các học giả nhƣ Vũ Dƣơng Ninh, Nguyễn Thu Mỹ, Trần Khánh, Hoàng Khắc Nam, Phạm Quang Minh, Luận Thuỳ Dƣơng, Phạm Đức Thành... Một số các công trình tiêu

biểu nhƣ nghiên cứu “Việt Nam - ASEAN mười năm đồng hành trên chặng đường

hội nhập quốc tế” của tác giả Vũ Dƣơng Ninh (2005), “Quá trình xây dựng thể chế khu vực Đông Á và ASEAN+3” và “Hợp tác đa phương ASEAN+3: vấn đề và triển

vọng” của tác giả Hoàng Khắc Nam (2003, 2008), “ASEAN trong cục diện chính trị

thế giới mới” của hai tác giả Trần Khánh, Phạm Hồng Tiến (2006), “Vai trò của ASEAN trong hợp tác đa phương về an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

của Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Anh Chƣơng (2010), “Vai trò của ASEAN trong

cấu trúc khu vực Đông Á và tư duy đối ngoại Việt Nam” của Lê Viết Duyên (2012), “Vai trò của ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” của hai tác giả Trần Khánh và Đỗ Quốc Toản (2013), và “Vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông” viết bởi tác giả Trần Khánh… Các nghiên cứu tập trung phân tích lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, vai trò nói chung của ASEAN trong các hợp tác ở khu vực Đông Á, mối quan hệ của ASEAN với các nƣớc lớn trong khu vực và các khó khăn, thách thức Hiệp hội phải đối mặt trong việc duy trì vị thế của mình. Trong các nghiên cứu vừa kể tên, bài viết của hai tác giả Trần Khánh và Đỗ Quốc Toản là một công trình khá thú vị. Hai học giả đƣa ra gợi ý về các yếu tố để ASEAN tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong duy trì và phát huy hiệu quả các cơ chế hƣớng tâm của Hiệp hội trong kiến tạo cấu trúc an ninh mới. Đó là (1) khả năng, thực lực của ASEAN và (2) việc chấp nhận vai trò này của các nƣớc lớn. Các luận điểm của bài viết có phảng phất dấu ấn của các

tranh cãi có liên quan tới lý thuyết lãnh đạo (leadership) và là những gợi ý đáng suy

ngẫm khi bàn tới vai trò của ASEAN. Cũng cùng đề cập tới duy trì vai trò của Hiệp

hội, hai bài viết về “Sức đề kháng khu vực - triết lý an ninh của ASEAN” năm 2002

và “Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á

trình rất đáng tham khảo. Dù viết vào hai thời điểm không gần nhau, nhƣng những luận bàn trong hai nghiên cứu này rất quan trọng và làm sáng tỏ hơn những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì sự tồn tại và khẳng định mình nhƣ một thực thể không thể thiếu trong các vấn đề khu vực.

Đặc biệt, một số công trình dù đối tƣợng nghiên cứu chính không phải là “vai trò của ASEAN” nhƣng cũng đề cập tới vai trò và những nỗ lực của Hiệp hội

trong việc duy trì vai trò trong khu vực. Điển hình nhƣ bài viết “Cấu trúc khu vực

và vấn đề mở rộng cấu trúc khu vực ở Châu Á - Thái Bình Dương” của tác giả

Nguyễn Hùng Sơn (2010), và “Về cấu trúc an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương” của tác giả Nguyễn Nam Dƣơng (2011).

Nghiên cứu về “vai trò của ASEAN” trong phạm vi không gian Đông Á, hai

luận án Tiến sỹ với tiêu đề “Vai trò của ASEAN trong trật tự Đông Á tới năm 2020

và định hướng chính sách đối ngoại Việt Nam” của Nguyễn Hùng Sơn (2013) (Học

viện Ngoại Giao) và "Vai trò của ASEAN trong tiến trình hợp tác và liên kết ở khu

vực Đông Á" của NCS Tôn Thị Ngọc Hƣơng (2015) (Học viện Ngoại Giao) là các công trình đáng chú ý. Đây là hai công trình phân tích và đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống vai trò của ASEAN đối với trật tự khu vực Đông Á. Tuy nhiên, do đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là “vai trò của ASEAN” trong nhiều lĩnh vực với phạm vi nghiên cứu là “trật tự khu vực Đông Á” hoặc "tiến trình hợp tác và liên kết" ở khu vực Đông Á nói chung nên công trình luận án kể trên chỉ dành một góc viết không nhiều cho việc xem xét về vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị Đông Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)