Mở rộng liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 57 - 58)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các cách thức thực thi vai trò của ASEAN dưới góc nhìn Phân tích Mạng lướ

2.3.1. Mở rộng liên kết

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến 2015, ASEAN chủ động xây dựng một loạt các cơ chế hợp tác an ninh - chính trị khu vực với vị trí trung tâm thuộc về Hiệp hội. Các sáng kiến này cụ thể gồm: Diễn đàn an ninh Khu vực ARF (ASEAN Regional Forum) (1994), cơ chế hợp tác ASEAN cùng ba nƣớc Đông Bắc Á (ASEAN + 3) (1997), Hội nghị Cấp cao Đông Á (East Asia Summit- EAS) (2005), và gần đây nhất là Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ASEAN Defense Ministerial Meeting - ADMM+) (2010). Ngoài việc là đơn vị đƣa ra sáng kiến và biến chúng thành hiện thực, ASEAN ghi dấu ấn của mình trong các cơ chế từ tên gọi cho tới các nguyên tắc cơ bản đậm chất Phƣơng thức ASEAN. Trừ EAS, trong tên gọi của các tổ chức, cho dù số lƣợng thành viên là bao nhiêu, bàn về các vấn đề gì thƣờng sẽ bắt đầu bằng tên của Hiệp hội. Theo học giả Kavi Chongkittavorn, đối với ASEAN, cấu trúc an ninh khu vực này có trung

tâm ở ASEAN và lan rộng ra với các dạng thức đều bắt đầu bởi ASEAN.14 Mong

muốn tiếp tục trở thành trung tâm trong các sáng kiến hợp tác an ninh - chính trị khu vực của Hiệp hội cũng đƣợc thể hiện rõ ràng trong Hiến chƣơng ASEAN năm 2008 cùng nhiều văn bản khác. Ví dụ, khoản 15, điều I, Hiến chƣơng ASEAN

2008 có đoạn ASEAN cam kết “duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN

như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp”. Hay, năm 2010, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội, lãnh đạo của các quốc gia thành viên ASEAN đã cùng thông qua Tuyên bố chung của Chủ tịch Hội nghị trong đó có nội dung “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng và quyết tâm duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang nổi lên…” và “ Chúng tôi nhất trí rằng bất kỳ khuôn khổ hay tiến trình khu vực mới nào đều cần phải mang tính bổ sung và xây dựng trên nền tảng các cơ chế sẵn có của khu vực và nguyên tắc

14

Phát biểu tại Hội thảo về Cấu trúc an ninh khu vực Châu Á tổ chức bởi quỹ Châu Á tại Washington, D.C. vào năm 2014. Các cơ chế này có tên tiếng Anh bao gồm (ASEAN + 1, ASEAN + 3, ASEAN + 6 (EAS), ASEAN Regional Forum (dù có tới 17 quốc gia không nằm trong nhóm ASEAN), và ASEAN Defense Ministerial Meetings Plus. Xem thêm tại http://asiafoundation.org/video/asian-regional-architecture-steps- towards-asean-integration/, ngày truy cập 06/06/2016

lấy ASEAN làm trung tâm”(ASEAN, 2010). Nội dung này tiếp tục xuất hiện nhiều lần và đƣợc nhấn mạnh trong các tuyên bố chính thức của ASEAN trong tất cả các kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN, Cấp cao Đông Á, ARF, Hội nghị Ngoại trƣởng ASEAN, ...

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)