Chủ nghĩa Tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 42 - 44)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Quan niệm về vai trò chủ thể trong các lý luận quan hệ quốc tế

2.1.2. Chủ nghĩa Tự do

So với CNHT, nội dung về vai trò của một thể chế hợp tác khu vực có thể tìm thấy nhiều đất sống hơn ở Chủ nghĩa Tự do. Vốn là một lý thuyết QHQT hƣớng tới sự thay đổi và thúc đẩy hợp tác nhằm đem lại hoà bình, CNTD mà đặc biệt là Chủ nghĩa Tự do Mới đề cao vai trò của thể chế quốc tế. Các nhà lý luận của CNTD cho rằng thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác và hội nhập. Theo lý thuyết này thể chế có thể tồn tại và phát triển bởi những lợi ích tích cực mà nó đƣa lại. Với những lợi ích nhƣ vậy các thể chế quốc tế trở thành yếu tố cần thiết với các nƣớc thành viên và từ đó là có đƣợc vai trò trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực.

Tuy nhiên, CNTD nhấn mạnh tới đặc điểm thể chế hoá cao, vai trò quan trọng của hệ thống luật pháp, hợp tác kinh tế cùng sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia. Chính điều này lại khiến ASEAN trở thành một trƣờng hợp tƣơng đối khó lý giải từ góc độ CNTD.

Thứ nhất, ASEAN là một thể chế hợp tác khu vực lỏng lẻo với cơ cấu đơn giản. Các quyết định của ASEAN dựa trên nguyên tắc đồng thuận nên yếu tố tự quyết của các nƣớc thành viên là rất lớn. Năm 2008, ASEAN đã xây dựng cho mình Hiến Chƣơng ASEAN, văn bản pháp lý đầu tiên và là cơ sở cho việc thể chế hoá sâu rộng của Hiệp hội. Nhƣng ngay sau khi Hiến chƣơng ra đời, văn bản đƣợc coi là “bằng lái” để ASEAN “chèo lái” khu vực này nhận không ít lời chỉ trích vì tính sơ sài và thiếu ràng buộc (Arendshorst, 2015, Jones và Smith, 2003, Leviter, 2010).

Thứ hai, ngoài Hiến chƣơng ASEAN với các nguyên tắc cơ bản về cơ cấu tổ chức, về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu…ASEAN không có một văn bản pháp lý nào làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các thành viên, hoặc vi phạm các điều khoản quy định của Hiến chƣơng. Tất cả các vấn đề này sẽ đƣợc

tham vấn bởi Hội nghị Cấp cao ASEAN5. So với với các mô hình lý tƣởng trong

các nghiên cứu của CNTD Mới, mà trên thực tế có thể lấy Liên minh Châu Âu (EU) làm ví dụ thì quả thực ASEAN là “một phiên bản bắt chƣớc” không đầy đủ (Jones và Smith, 2003).

Thứ ba, hợp tác kinh tế và mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong ASEAN cũng nhƣ giữa ASEAN với các nƣớc trong khu vực đều vẫn hạn chế. Các quốc gia ASEAN có tốc độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, mô hình kinh tế đa dạng và đặc biệt hợp tác nội khối của ASEAN vẫn còn rất khiêm tốn so với hợp tác ngoại khối. Theo số liệu tổng hợp của Ban thƣ ký ASEAN, năm 2014, tỉ lệ thƣơng mại nội khối ASEAN trên tổng thƣơng mại hai chiều chỉ chiếm 24.1% so với 75.9% thƣơng mại ngoại khối (ASEAN Secretariat, 2015). Số liệu này thể hiện mức độ hội nhập kinh tế nội khối của ASEAN còn mỏng. Các đối tác kinh tế lớn nhất của từng nƣớc ASEAN đều nằm ngoài khu vực nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

5

EU. Ngoài ra khả năng hạn chế về hợp tác kinh tế của ASEAN còn thể hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998.

Thứ tƣ, sự phụ thuộc về kinh tế không đồng nghĩa với việc tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau về an ninh, chính trị, ít nhất trong trƣờng hợp ASEAN. Miles Kahler (2015) cho rằng kinh tế và an ninh ở khu vực này hoàn toàn tách biệt. Theo tác giả luận án, không có sự tách biệt hoàn toàn nhƣ vậy nhƣng sự tác động từ kinh tế tới chính trị đúng là không mạnh. Bởi ASEAN phụ thuộc kinh tế vào các đối tác lớn nhiều hơn là ngƣợc lại. Điều này đã làm giảm vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh - chính trị khu vực. Việc giữa ASEAN và Trung Quốc có tồn tại CFTA (Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN - Trung Quốc) không khiến Trung Quốc bớt hung hăng hơn trên Biển Đông. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye trong một bài phát

biểu trƣớc Quốc hội Mỹ năm 2013 đã đề cập tới “Nghịch lý Châu Á” (Asia

Paradox). Theo bà, mức độ phụ thuộc kinh tế của châu Á ngày càng tăng nhƣng sự hợp tác trong lĩnh vực chính trị - an ninh vẫn ở mức rất khiêm tốn (Ministry of Foreign Affairs of Republic of Korea, 2014).

Nhƣ vậy, dƣới góc nhìn của CNTD, ASEAN cũng có đƣợc vai trò nhất định trong khu vực thông qua cách thức hợp tác kinh tế và phát triển thể chế khu vực. Tuy nhiên, với mức độ hợp tác và tình trạng thể chế hóa nêu trên, vai trò này là hạn hẹp. Đó chƣa kể là liệu vai trò này có chuyển hóa đƣợc sang lĩnh vực hợp tác an ninh - chính trị hay không vẫn là câu hỏi lớn vẫn còn để ngỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh chính trị đông á từ sau 1991 đến 2015 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)