Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các cách thức thực thi vai trò của ASEAN dưới góc nhìn Phân tích Mạng lướ
2.3.2. Giữ khả năng điều phối
Cũng xuất phát từ phân tích của SNA, các chủ thể nằm ở vị trí trung tâm có quyền lực xã hội cao có khả năng thiết lập chƣơng trình nghị sự, khung đàm phán, xây dựng và phổ biến những chính sách có lợi cho chủ thể đóng vai trò trung tâm (Knoke, 1990). ASEAN không phải trƣờng hợp ngoại lệ. Cựu tổng thƣ ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan, trong một bài phát biểu của mình đã khẳng định mong muốn
của ASEAN trong việc trở thành một trung tâm đi vào thực chất (centrality of
substance) (Pitsuwan, 2011). Theo đó, ASEAN tiếp tục đƣợc ghi nhận với vai trò hình thành nên các cơ chế đối thoại, quyết định về cơ cấu, cách thức vận hành, và thành viên của các cơ chế này, tổ chức và lên chƣơng trình, nội dung cho các chƣơng trình nghị sự, điều phối các chƣơng trình hợp tác, xây dựng các bộ quy tắc ứng xử và quy phạm nhằm góp phần định hình phƣơng cách ứng xử của các quốc gia trong khu vực.
Không khó để nhận thấy ảnh hƣởng của ASEAN đối với quyết định về cơ cấu cùng cách thức vận hành của các cơ chế này. Ví dụ nhƣ Ban thƣ ký ASEAN là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ARF, APT, EAS và ADMM+. Vào năm 2003, một cơ quan là APT Unit đƣợc thành lập. Sau đó, một đơn vị tƣơng tự chịu trách nhiệm quản lý ARF (2004) và EAS cũng đƣợc hình thành. Tất cả các đơn vị này đều nhận đƣợc những hỗ trợ từ phía Ban thƣ ký ASEAN. Về việc tổ chức các hoạt động, ASEAN thƣờng kết hợp tổ chức các sự kiện của ASEAN với các sự kiện của APT và EAS. Đơn cử nhƣ việc hội nghị cấp cao hàng năm của ASEAN sẽ đƣợc tiếp nối với hội nghị cấp cao ASEAN+3 và EAS; các Hội nghị bộ trƣởng ASEAN cũng sẽ đƣợc tiếp nối với Hội nghị ngoại trƣởng và một loạt các Hội nghị bộ trƣởng EAS.
Hay, vai trò của ASEAN trong việc quyết định cách thức vận hành và thành viên của ASEAN đối với các cơ chế này cũng đƣợc thể hiện rõ ràng. Với EAS và ARF, các ngoại trƣởng ASEAN quyết định các tiêu chí đặt ra đối với việc tham gia vào hai tiến trình này. Năm 2006, ASEAN thậm chí đã từng tuyên bố không kết nạp thêm thành viên mới cho EAS trong khoảng thời gian hai năm để ổn định tổ chức và hoạt động của EAS.
Một yếu tố khác cũng thể hiện vai trò của ASEAN trong các cơ chế hợp tác an ninh - chính trị khu vực đó là việc “phƣơng thức ASEAN” đƣợc áp dụng trong chính cách thức hoạt động của các tiến trình khu vực này. ARF chú trọng đến phƣơng thức hoạt động tạo nên sự “thoải mái” cho tất cả các thành viên (ASEAN, 1995). APT thì hoạt động dựa hoàn toàn vào các tuyên bố chung đƣợc ký bởi những ngƣời đứng đầu các quốc gia mà không phải trên cơ sở một cơ chế ra quyết định hoặc các văn bản luật có tính ràng buộc. Tƣơng tự nhƣ vậy, EAS và ADMM+ hiện tại đang hoạt động dƣới dạng các “diễn đàn đối thoại chiến lƣợc” không chính thức hoặc cuộc họp hàng năm giữa. Cách thức hoạt động này đƣợc coi là nhân tố giúp EAS và ADMM+ có thể đối thoại các vấn đề một cách thẳng thắn, không bị gò bó hay ép buộc và với thái độ thoải mái. Đặc điểm về việc bảo vệ các nguyên tắc của ASEAN cũng đƣợc phản ánh qua việc Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) trở thành điều kiện tiên quyết mà các quốc gia có ý muốn tham dự vào EAS phải đáp ứng trƣớc khi tham gia.
Cuối cùng, vai trò quan trọng của ASEAN đối với sự phát triển của ba cơ chế kể trên còn nằm ở mối quan hệ gần gũi của ASEAN với các nhóm nghiên cứu Đông Á ví dụ nhƣ Viện nghiên cứu Kinh tế và Đông Á (ERIA), Nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG) và nhóm nghiên cứu Đông Á (EASG).