Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 31 - 33)

Có thể thấy, các công trình đều trực tiếp hoặc gián tiếp và ở các mức độ, khía cạnh khác nhau đã đề cập đến Tứ Diệu Đế. Trong đó nổi lên hai xu hƣớng nghiên cứu cơ bản về Tứ Diệu Đế. Thứ nhất là các nghiên cứu tập trung vào bản chất của học thuyết Tứ Diệu Đế của các nhà nghiên cứu tiêu biểu là Nguyễn Duy Cần, Thích Tâm Châu, Thích Mãn Giác, Nguyễn Duy Hinh… Thứ hai là các nghiên cứu lý giải lịch sử, nguồn gốc, nội dung, các biểu hiện của Tứ Diệu Đế của một số học giả nhƣ Đoàn Trung Còn, Nguyễn Đăng Thục, Doãn Chính… Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng Tứ Diệu Đế là tƣ tƣởng khởi đầu, chủ đạo và cốt lõi của triết học Phật giáo. Cấu trúc, nội dung cơ bản của Tứ Diệu Đế cũng đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, chẳng hạn nhƣ vị trí của nó trong tƣ tƣởng triết học Phật giáo, vai trò của Tứ Diệu Đế đối với sự phân nhánh Phật giáo Nam tông và Đại thừa. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu cũng tập trung phân tích ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Tứ Diệu Đế đến đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt Nam.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chủ yếu tiếp cận thuyết Tứ Diệu Đế từ phƣơng diện giáo lý mà ít tiếp cận từ góc độ Triết học. Cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về Tứ Diệu Đế cũng nhƣ ảnh hƣởng của tƣ tƣởng này đến đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ sau đây:

- Phân tích làm rõ tiền đề tƣ tƣ ởng cho sự ra đời Tứ Diệu Đế của Phật giáo, bao gồm các hệ thống tƣ tƣởng và tôn giáo Ấn Độ tiền Phật giáo.

- Trình bày các phạm trù cơ bản trong Tứ Diệu Đế, qua đó phân tích, luận giải làm sáng tỏ nội dung tƣ tƣởng triết học Phật giáo.

- Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của tƣ tƣởng triết học Phật giáo qua Tứ Diệu Đế đối với hệ thống Phật giáo nói chung và đối với con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh mới ở nƣớc ta hiện nay.

Chƣơng 2

CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO VÀ VAI TRÕ CỦA TỨ DIỆU ĐẾ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)