Tứ Diệu Đế trong so sánh triết học-tôn giáo Đông Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 112 - 122)

4.1. Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo nói chung

4.1.2. Tứ Diệu Đế trong so sánh triết học-tôn giáo Đông Tây

Với sự ra đời của thuyết Tứ Diệu Đế, Phật giáo đã đánh dấu sự chuyển biến của tƣ duy Ấn Độ lúc bấy giờ là chuyển từ giai đoạn thần (huyền) thoại và thần quyền để đi đến giai đoạn nhân bản. Thông qua việc phân tích Tứ Diệu Đế, chúng ta có thể thấy đƣợc các đặc trƣng nổi bật của triết học Phật giáo qua đối sánh với triết học - tôn giáo Đông - Tây.

Trước hết, Tứ Diệu Đế sử dụng phương thức tư duy phủ định để tiếp

cận các vấn đề về bản thể vũ trụ, nhân sinh. Điều này đƣợc thể hiện đậm nét qua các khái niệm nhƣ vô thƣờng, vô ngã, diệt, bỏ, vô ngôn, vô niệm… Trong đó, “vô thƣờng” “vô ngã” đề cập đến bản chất không và quy luật vô thƣờng của sự vận động vũ trụ, con ngƣời. Còn “diệt”, “bỏ”, “vô ngôn”, “vô niệm” là các phƣơng pháp tu tập để con ngƣời đi đến giải thoát. Tứ Diệu Đế khẳng định, nguồn gốc của khổ đau nơi con ngƣời chính là do không hiểu quy luật phổ quát của vũ trụ (vô thƣờng) và không hiểu con ngƣời chỉ tồn tại thật trong quan hệ, không có cái Ngã/Ta tồn tại vĩnh viễn (vô ngã). Điều này cũng có nghĩa là khi con ngƣời thấu đạt đƣợc bản chất vô thƣờng của vũ trụ, tồn tại và vô ngã của chính mình thì đã giác ngộ đƣợc nguồn gốc của khổ và tự giác thoát khổ.

của Phật giáo với các triết học - tôn giáo khác trƣớc hết ở cách tiếp cận đối với vấn đề nhân sinh. Đức Phật nhận thấy phần lớn con ngƣời đều mong cầu hạnh phúc, nhƣng lại hƣớng ra bên ngoài để tìm kiếm nó. Thế nên con ngƣời nhầm lẫn các hạnh phúc có đƣợc từ vật chất bên ngoài nhƣ nhà lầu, xe hơi, tiền tài, danh vọng là chân thật. Do đó, một khi các thứ vật chất này mất đi, họ lâm vào bế tắc, buồn chán. Theo đó, Đức Phật đã chỉ ra rằng hạnh phúc phải bắt nguồn từ bên trong chứ không phải ở các dạng vật chất bên ngoài. Tƣ tƣởng Tứ Diệu Đế của Phật giáo đã chỉ rõ nguồn gốc, nguyên nhân và con đƣờng để diệt trừ khổ đau của con ngƣời, tất cả đều liên quan đến Tâm của con ngƣời. Phật giáo cho rằng mỗi ngƣời cần hƣớng nội, chuyển hóa tâm, khi tâm thay đổi thì cảnh giới bên ngoài cũng thay đổi. Có thể thấy rõ tƣ duy hƣớng nội của Phật giáo qua việc phân tích kết cấu của Tứ Diệu Đế sau đây:

Khổ Đế đề cập đến các loại khổ: Khổ do tồn tại có tính vô thƣờng của con ngƣời nhƣ sinh, lão, bệnh, tử; khổ do tâm – sinh lý, ý thức con ngƣời chi phối nhƣ ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tăng hội; Khổ do sự cộng hợp của các yếu tố (ngũ uẩn xí thịnh khổ). Căn cứ theo quan niệm của Khổ Đế, tất cả mọi ngƣời đều bình đẳng về sự khổ và cái khổ đó bị quy định từ bên trong. Điều này đƣợc lý giải chặt chẽ trong Tập Đế.

Tập Đế cắt nghĩa nguyên nhân của khổ là vì con ngƣời thƣờng nhầm lẫn hình thức bên ngoài mà không biết đoc hỉ là cái không thật có, không hiện hữu, nên tƣởng có một cái Ta/Tôi/Ngã đích thực, bất biến. Từ đó, ý thức chấp vào cái bên ngoài bản thân mình mà không tự giác đƣợc bản chất của mình là vô ngã (không có Ta/Ngã). Trên cơ sở đó sai làm đó (Vô vi), con ngƣời càng hƣớng ra bên ngoài nhiều bao nhiêu thì càng đánh mất cái tự tính/bản chất vốn có ban đầu của mình bấy nhiêu, và rơi vào vòng “thập nhị nhân duyên”, tạo ra luân hồi khổ của chính mình.

bên trong để diệt nguyên nhân, nguồn gốc của khổ chứ không phải hƣớng ra bên ngoài. Khi con ngƣời diệt trừ đƣợc vô minh và dục vọng là diệt trừ đƣợc nguồn gốc của sự khổ, đạt tới giải thoát.

Đạo Đế chỉ ra phƣơng pháp tu luyện hƣớng nội đúng đắn để đi đến Giải thoát, đƣợc gọi là Bát chính đạo. Đó là phƣơng pháp tu dƣỡng thân tâm kết hợp với trí tuệ, niềm tin để trở về bản chất không vốn có của mỗi ngƣời.

Tứ Diệu Đế của Phật giáo mang tính chất đặc trƣng hƣớng nội của triết học - tôn giáo phƣơng Đông hoàn toàn khác với phƣơng pháp, con đƣờng của các tôn giáo, và triết học phƣơng Tây. Trên con đƣờng đi đến giải thoát, Tứ Diệu Đế đòi hỏi mỗi ngƣời phải dựa vào khả năng, trình độ của bản thân chứ không nƣơng tựa vào lực lƣợng nào ở bên ngoài con ngƣời. Phật giáo hƣớng vào nội tâm của con ngƣời, dẫn dắt con ngƣời đi theo con đƣờng tự cân bằng nội tâm và giải thoát. Giá trị tích cực của phƣơng thức tƣ duy hƣớng nội này của Phật giáo là đề cao trải nghiệm, nỗ lực tu tập của cá nhân thay vì nhấn mạnh đến tri thức về thế giới bên ngoài. Về khía cạnh này, Tứ Diệu Đế của Phật giáo có điểm tƣơng đồng với đạo đức học của triết gia Hy Lạp cổ đại Xô - crát. Triết gia Xô - crát khi đƣa ra câu châm ngôn nổi tiếng “Hãy nhận thức chính mình” cũng đã nhấn mạnh đến năng lực tự nhận thức để hoàn thiện nhân cách của các cá nhân. Ông quan niệm rằng, con đƣờng tự nhận thức, hƣớng vào bên trong mình sẽ giúp con ngƣời xác định đƣợc địa vị của mình trong thế giới. Trên cơ sở đó, nó sẽ hiểu biết cái gì là tốt đẹp và phân biệt đƣợc cái gì có thể làm và không nên làm. Tƣơng tự nhƣ vậy, triết học Phật giáo cho rằng con ngƣời có thể giải thoát khỏi sự trói buộc của bể khổ bằng thực hành đời sống đạo đức, thông qua tu luyện đạo đức, thiền định, và đào sâu suy nghĩ vào trong thế giới nội tâm của chính mình.

Thứ ba, Tứ Diệu Đế mang đặc trưng bình đẳng, giản/giảm thần quyền.

theo cách khác là giản/giảm quyền thành công ở Ấn Độ đã buộc Bà La Môn giáo phải cách tân các quy tắc tôn giáo khắc nghiệt và giảm bớt uy quyền thần thánh của đẳng cấp Bà La Môn.

Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng Phật giáo đã đƣa tôn giáo trở về với con ngƣời phi thần thánh khi cho rằng mọi ngƣời đều bình đẳng nhƣ nhau về nỗi khổ (bát khổ) và bình đẳng nhƣ nhau về khả năng giải thoát khỏi khổ, không loại trừ cả đẳng cấp Bà La Môn tự cho mình là thần thánh. Phật giáo khẳng định giải thoát là do chính con ngƣời trở về với chính mình (nội quán), thực hiện bằng đạo đức (giới), trí tuệ (tuệ) và niềm tin (định), chứ không phải do thần thánh hay bậc siêu nhiên nào ban phát. Trong giáo lý Phật giáo còn ghi lời dạy về “Tứ pháp” của đức Phật đối với Uấtxàca, nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của con ngƣời trong việc “mƣu sinh”: Một là phƣơng tiện đầy đủ, tức là có nghề nghiệp chính đáng; hai là bảo vệ, giữ gìn đầy đủ, tức không để mất mát, thất thoát thành quả sức lao động; ba là thiện tri thức, tức là có hiểu biết đúng đắn về các việc thiện và tránh các việc bất thiện trong làm

ăn; bốn là chính mệnh đầy đủ, tức là biết làm chủ cuộc sống, không lãng phí,

không bủn xỉn, biết làm phúc và cúng dƣờng, biết chăm nom cuộc sống cho quyến thuộc, biết tích lũy cho đời nay và chuẩn bị cho đời sau… Đức Phật cũng có bài giảng về “Lục phương lễ” dạy cho Thiện Sinh. Đó là phép tắc đối xử giữa ngƣời với ngƣời trong đó lấy bản thân mình làm trung tâm của mọi quan hệ: “Phƣơng Đông là cha mẹ, phƣơng Nam là anh em, phƣơng Tây là vợ con, phƣơng Bắc là bạn, phía dƣới là nô bộc, phía trên là vị thầy tôn giáo. Các quan hệ phải có hai chiều cân đối, cùng tôn trọng nhau, vừa có nghĩa vụ, vừa có quyền lợi, không thể thiên lệch phiến diện” [147, tr. 30].

Đạo đức Phật giáo là một hệ đạo đức xuất thế, giá trị đạo đức Phật giáo thiên về nội tâm, phản tỉnh hơn là xử lý các quan hệ bề ngoài cho nên Phật giáo phát huy tối đa tính tự chủ cá nhân trong việc thực hành các quy tắc đạo

đức. Sự phán xét của đạo đức của mỗi ngƣời là theo quy luật nhân - quả tự tại, gọi là nghiệp báo, nghiệp quả, có tác dụng chỉnh đạo đức một cách tự giác. Phật giáo là tôn giáo có khuynh hƣớng vô thần, không thừa nhận sự sáng tạo, điều khiển hay phán xét của một đấng siêu nhiên nào. Đây cũng chính là điểm ƣu trội của Phật giáo so với các tôn giáo khác và so với các tôn giáo phƣơng Tây.

Đức Phật quan niệm thế gian không phải do ý chí của một vị thần nào đó sáng tạo ra, mà chính bởi Duyên khởi sinh ra. Đối với vũ trụ và vạn vật đều do cái Nhân nhờ tƣơng hợp với cái Duyên mà tạo thành Quả, rồi từ cái Quả lại hóa thành Nhân thông qua cái Duyên… Cứ nhƣ thế mà tạo nên trùng trùng thế giới trong sự vận động sinh tử vô thƣờng.

Với tƣ cách một tôn giáo, Đức Phật đóng vai trò là ngƣời vạch ra con đƣờng giải thoát cho chúng sinh chứ không mang tính cứu vớt nhƣ chúa Giê su, thánh Ala… Đức Phật cũng đã từng khẳng định quan điểm tiến bộ này: “Các hành đều vô thƣờng… Khi đem trí tuệ soi sét đƣợc nhƣ thế thì sẽ nhằm lìa thống khổ” [38, tr. 61].

Trong quan hệ giá trị Đông – Tây, Tứ Diệu Đế cũng là chủ đề quan trọng đƣợc xem là một triết học hành động khi nói đến nhân sinh.Có thể nói, nhân sinh là vấn đề mà bất kỳ tôn giáo nào cũng bàn đến, song riêng Phật giáo tiếp cận vấn đề nhân sinh từ lập trƣờng bình đẳng, vô thần nên có tính nhân văn và tiến bộ hơn so với các tôn giáo thần quyền khác. Chính vì thế mà Tứ Diệu Đế, vớ i tƣ cách là nhân lõi c ủa giáo lý Phật giáo, chứa đựng n ội dung triết lý về nhân sinh độc đáo cho đ ến nay vẫn còn nhiều giá trị đối với xã hội hiện đại.

Con ngƣời tự bẩm sinh đã luôn khao khát hạnh phúc và tránh né sự khổ đau. Nhƣng bản chất của nhân sinh là khổ đau và con ngƣời không thể tránh né, trốn chạy khỏi nó. Ngày nay nhiều thành tựu khoa học ra đời không ngoài đi ̣nh hƣớng nhân sinh quan là muốn nối dài thêm khả năng chinh phu ̣c các

giới ha ̣n khiến con ngƣ ời khổ đau , mà Phật giáo đã khái quát thành quy luâ ̣t phổ quát nhất là “sinh - lão - bê ̣nh - tƣ̉”. Hay nói cách khác , do đi ̣nh hƣớng nhân sinh quan muốn thoát “khổ” mà nhân loa ̣i đã phát minh ra biết bao nhiêu lĩnh vực khoa học , song cái khổ “sinh -lão-bê ̣nh-tƣ̉” vẫn là tiêu chuẩn bất khả mà chƣa có khoa ho ̣c nào vƣợt qua đƣợc.

Tứ Diệu Đế mà đức Phật khái quát nên , một mặt giúp con ngƣời biết rằng mình phải chịu khổ đau, mặt khác chỉ ra khổ đau không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của các nguyên nhân và điều kiện chủ quan, khách quan hợp thành. Dƣới góc nhìn Tứ Diệu Đế, chúng ta có thể thấy đƣợc nguồn gốc của nỗi khổ con ngƣời ngày nay vẫn là vô minh, thâm, sân, si… chẳng hạn nhƣ:

1. Vấn đề Khổ theo tiếp cận hiện đa ̣i từ tâm sinh lý tới lịch sử thuyết xã hội học thì ngu ồn gốc của Khổ từ vô minh, ái dục, tham, sân, si…(Khổ đế) vẫn tiếp tu ̣c vâ ̣n hành trong chuỗi nhân quả “Th ập nhị nhân duyên” (Tập Đế) vẫn chƣa bị lỗi thời.

2. Thậm chí khoa học công nghệ và tin học hiện đại còn góp phần kiểm chứng đƣợc một số nhận định về mối liên hệ phổ biến (trong ngoài, chủ quan- khách quan; quá khứ, hiện tại, vị lai…) của sự hình thành khổ và khả năng tiêu diệt khổ ở tƣ̣ thân mỗi con ngƣời.

3. Vấn đề diệt khổ, giải thoát v ẫn là ƣớc vọng của nhân loại mặc dù nhiều tôn giáo cũng nhƣ nhiều học thuyết xã hội đã đƣa ra các mô hình xã hội lý tƣởng, song vẫn chƣa có mô hình xã hội lý tƣởng nào trở thành sự thật. Vậy nên tƣ tƣởng diệt khổ tự giác bởi mỗi ngƣời (Diệt Đế) vẫn còn nguyên

sức thuyết phục.

4. Các phƣơng pháp tu t ập tự giác kết hợp đạo đức, niềm tin trí tuệ và thực hành của Bát Chính Đạo (Đạo Đế) cho đến nay vẫn là mô hình giáo dục không thể phủ định đƣợc và rất cần cho xã hội nhân sinh hiện đại.

diễn ra trên mọi lĩnh vực nhƣ công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu, năng lƣợng, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, vũ khí chiến tranh… Những thành tựu này đã góp phần tác động đến mọi mặt đời sống của con ngƣời. Con ngƣời hiện đại đã sáng tạo ra nhiều dụng cụ, phƣơng tiện tối tân phục vụ đời sống của mình, nhƣng xã hội càng phát triển, đời sống vật chất của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì các áp lực về tâm lý cũng đè nặng. Vấn đề mà đƣ́c Phâ ̣t đã khẳng đi ̣nh tƣ̀ hơn 2500 năm trƣớc đây , nay ngày càng sáng tỏ , đó là sự gia tăng về của cải không tỷ lê ̣ thuâ ̣n và cũng không đ ồng nghĩa với việc con ngƣời cảm thấy hạnh phúc hơn. Trong bối cảnh ấy, chân lý Tứ Diệu Đế của Đức Phật càng trở nên có ý nghĩa. Những nỗi khổ mà con ngƣời trong xã hội hiện đại phải trả giá gắn liền với các vấn đề hiê ̣n đa ̣i và không tách rời vấn đề “sinh-lão-bệnh-tƣ̉” là:

- Sự bùng nổ dân số và cuộc sống bần cùng, sự phân hóa giàu nghèo. - Hệ sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt. - Xã hội ngày càng suy thoái. Con ngƣời sống trong xã hội tự tƣ tự lợi, hƣởng lạc trên hết và bất công, xa lánh nhau, lạnh nhạt, phạm tội, nghiện ngập, bạo lực, ngƣợc đãi, mƣu sát lẫn nhau. Tình trạng chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, khủng bố xảy ra liên miên ở nhiều khu vực và quốc gia…[162, tr. 319 - 323].

Có thể thấy rằng, con ngƣời dù ở thời đại nào nếu chƣa thấu triệt đƣợc bản chất của nhân sinh thì còn rơi vào vòng luân hồi của sự khổ. Tƣ̀ góc đô ̣ của T ứ Diệu Đế, có thể nói , con ngƣời hiện đại nghĩ rằng để giải quyết cái khổ về đói, nghèo thì cần phải gia công nỗ lực tạo ra của cải vật chất, nhƣng sự thực của đời sống xã hội lại cho thấy mặt trái của sự phát triển, càng muốn thoát khổ bao nhiêu, nếu thiếu hiểu biết (Tuê ̣) và thiếu đạo đức (Giới) và thiếu niềm tin vƣ̃ng chắc (Định) thì con ngƣời càng rơi sâu vào khổ bấy nhiêu.

Nhân sinh luôn phải đối phó với những vấn đề mới, và con ngƣời không ngừng tạo ra những nỗ lực mới để giải quyết, đó là biê ̣n chƣ́ng cuô ̣c

sống, liên tục tiếp nối không ngừng. Bản chất của khổ đau, đặc tƣớng phổ cập của kiếp sinh tồn, luôn luôn biến chuyển là nhƣ vậy. Đau khổ phát sinh và chấm dứt, chỉ để phát sinh trở lại dƣới hình thức khác. Tất cả những hình thức đau khổ đều là vật chất hay tâm lý , mô ̣t khi con ngƣời còn bi ̣ tính quy đi ̣nh của chủ quan và khách quan thì còn phải ch ịu đựng khổ dƣới hình th ức này hay hình thức khác mà thôi.

Có thể thấy, Tứ Diệu Đế có ý nghĩa đối với mọi thời đại, mọi xã hội, mọi tầng lớp khác nhau một khi cò n tồn ta ̣i ngƣ ời. Xét trên luận thuyết Tứ Diệu Đế, thời đại nào cũng chứa đựng những vấn đề khổ của thời đại đó. Giá trị của Tứ Diệu Đế đối với nhân sinh hiện đại chính là Đức Phật đã chỉ dạy cho con ngƣời nên nhận biết đƣợc sự thực về khổ đau, loại trừ các nguồn gốc của khổ đau, hoàn tất sự chấm dứt khổ đau và đi theo con đƣờng đến sự tịch diệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 112 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)