“Thập nhị nhân duyên”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 82 - 87)

3.2 Phạm trù “Duyên khởi” trong Tập Đế

3.2.2. “Thập nhị nhân duyên”

Thể hiện thuyết Duyên khởi vào sự vận động (thân-khẩu-ý), và tạo thành khổ, Tập Đế còn diễn giải một cách lôgic và cụ thể các mắt khâu tạo nên khổ của con ngƣời thành thuyết Thập nhị nhân duyên (mƣời hai nguyên nhân dẫn đến biển khổ trong các kiếp quá khứ, hiện tại, tƣơng lai). Thập nhị nhân duyên là mô hình hóa tiến trình vòng luân hồi sinh tử của con ngƣời nhƣ nghiệp báo do chính mỗi ngƣời tạo nên và lãnh chịu. Giáo lý này phân tích mô ̣t cách thuyết phu ̣c ngu ồn gốc của mọi đau khổ và sinh tử luân hồi là tự mỗi ngƣời tạo nên từ nghiệp, từ đó hƣớng đến mục đích giúp chúng sinh tìm thấy con đƣờng tự giác thoát ra khỏi các khổ não, chứ không giải thích những bí ẩn liên quan đến nguồn gốc cùng tột của vũ trụ.

Tâ ̣p Đế khẳng đi ̣nh mắt khâu đầu tiên trong Thập nhị nhân duyên là Vô minh, chỉ cái tâm ám độn, không chiếu rọi đƣợc rõ ràng sự lý của các pháp, tên gọi khác là Si. Ái dục là nguồn gốc trực tiếp của khổ, vì nó làm nảy sinh ý thức chấp thụ, chấp hữu và khiến thân, khẩu, ý của con ngƣời không làm chủ đƣợc và nảy sinh Hữu ngã.

Tập Đế là do Vô minh mà sinh chấp thủ Năm uẩn (Upadana-skandhas3).

Cái khổ này bao hàm cả hai cái khổ trên vì: “Khổ bắt nguồn từ Năm Uẩn dính chấp, Khổ là do Năm Uẩn dính chấp gây ra. Một chúng sinh hữu tình đƣợc cấu tạo bởi Năm tập hợp Uẩn, tức là nhóm những tập hợp tạo nên những đối tƣợng dính mắc hay chấp thủ[86, tr. 70]. Ngũ uẩn này hợp lại tạo nên thân thể hình tƣớng và ý thức của con ngƣời. Khi chúng không điều hòa với nhau, hoặc quá hƣng thịnh thì đều phát sinh khổ não cho con ngƣời. Ngũ uẩn phát triển theo quy luật sinh, lão, bệnh, tử nên con ngƣời có thân xác, hình tƣớng luôn phải chịu nhiều khổ não. Ngũ ấm thịnh khổ này bao quát hết các loại hình khổ của thân là sinh, già, bệnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn, và khổ của tâm là buồn, giận, lo, thƣơng, trăm điều phiền lụy trong tam thế. Mƣời hai nhân duyên đó là 12 mắt khâu tạo nên khổ:

1. Vô minh: niềm tin mù quáng, không hiểu rõ (vô minh) về Tứ Diệu

Đế, hay nói cách khác là không tuệ tri đƣợc bản chất của khổ (Khổ Đế), nguyên nhân, nguồn gốc của khổ (Tập Đế), khả năng diệt khổ (Diệt Đế) và con đƣờng đúng đắn để diệt khổ (Đạo Đế). Do Vô minh là căn nguyên của khổ, Buddhaghosa có viết: “Vô minh là trung tâm điểm vì là căn đế của sinh tử. Già chết là vành xe bởi vì nó là tận cùng của vô minh. Mƣời chi phần còn lại (trong mƣời hai nhân duyên) là căn xe vì căn đế của chúng là vô minh và tận cùng của nó là già chết” [7, tr. 331].

2. Hành: Do Vô minh nên những hoạt động (thân hành, khẩu hành và ý hành) tạo tác nên nghiệp, mà nguồn gốc sinh ra là từ cách nhìn lầm lạc (vô minh).

3. Thức: Có Hành thì có Thức, gồm lục thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức đƣợc phát khởi từ Hành (nghiệp) và kết sinh bào thai trong bụng mẹ.

4. Danh sắc: Do Thức mà tâm phân biệt Danh Sắc. Danh Sắc chỉ loài

nƣơng tựa nhau mới tạo nên con ngƣời có đầy đủ ý thức và thể xác.

5. Lục nhập: Nhờ Danh sắc mà có sự tƣơng tác giữa sáu yếu tố bên ngoài với các giác quan bên trong (Lục nhập), tạo nên nhận thức, đó là lục căn và lục trần. Lục căn (Nhãn – mắt, Nhĩ - tai, Tỷ - mũi, Thiệt – miệng, Ý – trí tuệ, Thân – thể xác). Lục trần (Tham, Sân, Si, Hỉ, Ái, Dục). Lục nhập đƣợc phát khởi từ Danh Sắc.

6. Lục xúc: Nhờ sự tiếp xúc của các giác quan (căn) với đối tƣợng của nó ở bên ngoài (cảnh) (lục nhập) mà có: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Lục xúc của sáu giác quan, tức sự tiếp xúc tinh thần và giác quan đƣợc phát khởi từ lục nhập.

7. Thụ: Thụ (sự cảm nhận thế giới bên ngoài) đƣợc phát khởi từ Lục xúc. Tức là cảm giác có đƣợc của sáu căn: nhãn thụ, nhĩ thụ, tỷ thụ, thiệt thụ, thân thụ, ý thụ.

8. Ái: Trạng thái tâm lý khao khát, ham muốn do tƣơng tác của các giác quan với các tác động bên ngoài: sắc ái, thanh ái, hƣơng ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Hay chia cách khác nhƣ: dục ái, sắc ái và vô sắc ái. Ái (ƣớc muốn, mong cầu) đƣợc phát khởi từ Thụ.

9. Thủ: sự bám giữ những kinh nghiệm đã có, gồm có bốn loại: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Thủ (sự bám chấp) đƣợc phát khởi từ Ái. 10. Hữu: tâm thức khẳng định sự tồn tại cúa cá nhân từ khi sinh ra, trƣởng thành, bao gồm: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Hữu (sự ham muốn tồn tại) đƣợc phát khởi từ Thủ.

11. Sinh: sự xuất hiện của các uẩn và thành tựu các xứ gọi là sinh. Sinh đƣợc phát khởi từ Hữu.

12. Lão - tử: bị già yếu, suy nhƣợc và chết. Các uẩn theo thời gian bị

tàn lụi, thân thể tan rã, chết (Lão - tử).

nhân, vừa là quả nên chúng phụ thuộc và liên quan lẫn nhau. Mƣời hai yếu tố ấy là một vòng tròn tƣơng tác trong tính liên hoàn thống nhất. Con ngƣời là một pháp trong vũ trụ cho nên cũng vừa là nhân vừa là kết quả hòa hợp của mƣời hai nhân duyên ấy. Thập nhị nhân duyên của Phật giáo nhằm mục đích chính là giúp chúng sinh thoát khỏi phiền não của cuộc sống. Trong kinh Trường A Hàm, Đức Phật có nhiều chỗ nói về mối quan hệ nhân duyên tạo nên khổ:

Này A Nan! Bởi nhân duyên như thế: do vô minh làm duyên có hành, do hành, do hành làm duyên có thức, do thức làm duyên có danh sắc, do danh sắc làm duyên có lục nhập, do lục nhập làm duyên có xúc, do xúc làm duyên có thụ, do thụ làm duyên có ái, do ái làm duyên có thủ, do thủ làm duyên có hữu, do hữu làm duyên có sinh, do sinh làm duyên có lão tử, ưu bi, khổ não, tập trung thành một khối đại hoạn. Đó là nhân

duyên của cái đại khổ ấm (thân) vậy [47, tr. 218].

Hay Kinh Na Tiên Tỳ Khiêu, khẳng định quan điểm biện chứng của Đức

Phật khi vận dụng vào Thập nhị nhân duyên: “Con ngƣời và vạn vật ở trong thế gian… Không một vật nào bỗng dƣng sinh ra. Hết thảy đều phải có sở nhân. Các sở nhân ấy kết hợp lại với nhau, tạo thành sự vật ngàn sai muôn khác. Đó là nhân duyên sinh vậy. Không thể nào có tự nhiên sinh” [36, tr. 90].

Mƣời hai nhân duyên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và quy định lẫn nhau trong tiến trình hình thành (sinh ra) khổ nhƣ là Nghiệp báo của mỗi ngƣời. Mối quan hệ Thập nhị nhân duyên đƣợc cụ thể hóa theo sơ đồ Nhân quả, Nghiệp báo trong các kiếp nhƣ sau:

Mô hình Thập nhị Nhân duyên và Nghiệp báo trong ba thời Vô minh Hành Thức Danh – sắc Lục Căn Xúc Thọ Ái dục Thủ Hữu Sinh Lão – Tử [Xem Đặng Hoà [Xem 179, tr. 134] Thuyết Nhân duyên của Phật giáo giải thích căn nguyên biến hoá vô thƣờng của vạn pháp và ở con ngƣời. Vạn pháp đều chịu sự chi phối của luật nhân quả. Duyên không chỉ là cái gì đó cụ thể, xác định mà còn là điều kiện, sự tƣơng hợp, tƣơng sinh qua lại thúc đẩy vạn pháp sinh thành và biến đổi nói chung. Mô hình Thập nhị nhân duyên đƣợc phân tích từ nguyên nhân bản năng (Vô minh) đến hành vi, lối sống, tới nhận thức và tƣ duy, tâm lý, sinh lý, tình cảm và sinh tử - mốc khởi đầu và kết thúc của một chu kỳ vòng đời (một kiếp), song có liên hệ với nhau qua các kiếp quá khứ và tƣơng lai.

Tập Đế vận dụng nguyên lý Duyên khởi để diễn giải một cách lôgic

Quá khứ

qu qu

Hiện tại

Tƣơng lai

Nối liền Nhân quá khứ với Quả (Nghiệp báo) hiện tại

Nối liền Quả (Nghiệp báo) hiện tại với Nhân hiện tại

Nối liền Nhân hiện tại với Quả (Nghiệp báo) tƣơng lai

nguyên nhân của mọi nỗi khổ và khái quát hóa thành mô hình Thập nhị nhân

duyên (mƣời hai nguyên nhân dẫn đến biển khổ trong các kiếp). Thập nhị

nhân duyên cũng cho thấy quan điểm của Đức Phật nhƣ một dòng triết học

trong tƣ tƣởng Ấn Độ cổ thế kỷ V TCN về tiến trình vòng luân hồi sinh tử của con ngƣời một cách biện chứng. Tuy nhiên, giáo lý này tập trung phân tích chân thực nguồn gốc của mọi đau khổ và sinh tử luân hồi, và hƣớng đến mục đích cứu chúng sinh thoát ra khỏi khổ não của đời ngƣời chứ không giải thích bí ẩn liên quan đến nguồn gốc tột cùng của vũ trụ.

Theo cách nhìn của Tập Đế, mọi sự vật trong vũ trụ không thể tồn tại một cách độc lập riêng rẽ mà phải nƣơng nhờ nhau mà sinh thành, mà tồn tại, mà phát triển, mà biến đổi rồi kết thúc. Trong kiếp ngƣời, mỗi bộ phận (mắt khâu) của Thập nhị nhân duyên vừa là quả của nhân trƣớc lại vừa là nhân của quả tiếp theo nên chúng phụ thuộc và liên quan lẫn nhau.

Thập nhị nhân duyên giúp chúng sinh thấy đƣợc nguồn cội sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của Khổ, từ đó chủ động hơn trên con đƣờng thoát khổ, tới Giải thoát. Đức Phật đã chỉ ra khả diệt khổ bằng chính việc diệt bỏ dần các nguyên nhân trong chuỗi Thập nhị nhân duyên đó một cách logic.

Đức Phật cho rằng, nếu Duyên sinh khởi theo chiều thuận (sinh) thì tạo thành vô minh, sinh khổ; song nếu chủ động bằng ý chí và tu dƣỡng theo chiều nghịch (diệt) thì sẽ dừng đƣợc nguyên nhân sinh ra khổ đau và đạt tới giải thoát, Niết bàn, đó gọi là chính đạo. Đoạn trừ các mắt khâu nhân duyên của khổ đau đồng nghĩa với ái diệt và vô minh diệt, trong Phật học còn gọi là chứng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (Anouttra – same – Sambodhi).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)