4.2. Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam và quan niệm nhân sinh của
4.2.2. Tứ Diệu Đế đối với quan niệm nhân sinh của người Việt Nam
Quan điểm đạo đức (phần cơ bản của nhân sinh quan) của Phật giáo thể hiê ̣n tâ ̣p trung trong Đạo Đế (thuộc Đế thứ tƣ), nhằm chỉ bày cho con ngƣời tu tập theo Bát chính đạo. Đó là phép tu dƣỡng kết hợp cả ba phƣơng diện: Giới, Định và Tuệ. Tức là đòi hỏi con ngƣời muốn đạt đƣợc sự giải thoát phải giữ Giới (tu luyê ̣n đa ̣o đƣ́c), phải tu luyện thiền Định (thƣ̣c hành niềm tin) và phải có trí Tuệ. Đó là: Giới gồm Chính ngữ, Chính nghiệp và Chính mệnh. Chính ngữ là những lời nói thể hiện chân lý ngay thẳng, đúng đắn, lời nói vƣợt thoát tam giới cho ngƣời nghe thấu hiểu đựơc chân lí nhiệm màu mà thoát li sinh tử luân hồi. Chính nghiệp là sự suy nghĩ (ý), lời nói (khẩu) và hành động (thân) tƣơng ƣ́ng với chính kiến, khi một ngƣời có chính kiến thì suy nghĩ hành động
đều là chính, hành động ngôn ngữ thể hiện đạo lí để ngƣời khác đƣợc nhận đạo lí khai mở đạo lí của chính mình, những hành động đƣợc xuất phát từ thân tâm của mình, lời nói thể hiện trọn vẹn đạo lí giác ngộ giải thoát và khai mở trí tuệ cho mọi ngƣời. Chính mệnh là sống đúng đắn, chân chính hòa nhập đƣợc sự bất sinh, bất diệt sáng suốt nhiệm màu mỗi một phút giây đều mới mẻ hiện tiền.
Định gồm Chính tinh tấn, Chính niệm, Chính Định. Chính tinh tấn là
luôn an trú ở nơi sáng suốt nhiệm màu của chính mỗi ngƣời để sống trong từng khoảnh khắc mới mẻ hiện tiền không lầm lẫn không bao giờ bị mê mờ, không lầm lẫn, luôn tiến lên trên con đƣờng tu tập. Chính niệm là niệm chân chính, không thay đổi. Chính Định là sự thiền định không bị hoàn cảnh làm xao nhãng, là sự thƣờng định vốn có sẵn đủ ở trong pháp giới mƣời phƣơng, là nguồn sống của tất cả chúng sinh muôn loài.
Tuệ gồm Chính kiến, Chính tƣ duy. Chính kiến là phá vỡ vô minh và vòng luân hồi nghiệp vô t ận, để đạt đƣợc cái thấy , cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật về trần gian. Chính tư duy là suy nghĩ chân chính, những suy tƣ không vƣớng mắc trong tam giới, tìm phƣơng tiện để cứu giúp chúng sinh trong tam giới ra khỏi sinh tử luân hồi.
Mục đích cuối cùng của Tứ Diệu Đế là chỉ rõ nỗi khổ, nguyên nhân gây đau khổ và con đƣờng diệt khổ để đạt đến trạng thái Niết Bàn. Đặc biệt là trong Đạo Đế, Phật giáo lấy trí tuệ diệt trừ vô minh, phá vòng sinh tử luân hồi, vừa thực hành tu tập diệt trừ tham, sân, si, diệt dục để chuyển nghiệp, đạt đến sự giải thoát. Phật giáo đặt ra nhiều pháp tu tập trong thực tiễn. Có đến cả ngàn pháp môn tu hành, trong đó có những pháp môn nhƣ: Tứ niệm xứ (là 4 nơi cần hƣớng sự suy nghĩ vào: thân, thụ, tâm, pháp); Tứ chính cần (4 điều siêng năng chân chính trong tu tập để bỏ điều ác, làm điều thiện, nhằm chế ngự những hành vị bộc lộ ra bên ngoài); Tứ y nhƣ túc (là 4 chỗ nƣơng tựa để định tâm: Thiền, niệm, tinh tiến, tuệ); Ngũ căn (5 cái gốc sinh ra các pháp
thiện: tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn); Ngũ lực (là ngũ căn đạt đến mức đối trị đƣợc phiền não, diệt trừ ác pháp); Thất giác chi (là 7 điều tu tập đạt đến trí tuệ). Đặc biệt là Bát chính đạo và Tam học. Trong Bát Chính Đạo thì Chính tri kiến một lần nữa lại nhắc con ngƣời phải quan niệm chân chính về đạo, nhất là lý thuyết Tứ Diệu Đế, có niềm tin vào sự giải thoát.
Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, triết lý Tứ Diệu Đế cũng đƣợc các nhà sƣ truyền bá đến các tầng lớp nhân dân và đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận một cách có có ch ọn lọc, cải biến sao cho phù hợp với thực tiễn lịch sử cũng nhƣ đặc điểm tƣ duy của ngƣời Việt.
Phật giáo du nh ập vào nƣớc ta một cách hòa bình không kèm theo sự xâm lăng của quân xâm lƣợc nƣớc ngoài và cũng không gây nên m ột sự đảo lộn hay phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng ngƣời Việt. Từ khi du nhập đến nay, Phật giáo luôn có mặt, gắn bó với dân tộc trong quá trình dƣ̣ng nƣớc và đ ấu tranh giữ nƣớc. Tứ Diệu Đế đã đƣợc ngƣời Việt vận dụng và giải thích mô ̣t cách linh hoạt để giải quyết những vấn đề mang ý nghĩa quốc gia, dân tộc.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ nƣớc ta còn bị nhà Hán đô hộ. Ngƣời dân Việt vì thế cảm nhận sâu sắc nỗi khổ của dân tộc, quốc gia bị mất chủ quyền, độc lập, sống dƣới thân phận nô lệ, bị áp bức. Do đó, Tứ Diệu Đế của Phật giáo đƣợc nhân dân ta dễ dàng chấp nhận.
Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, Tứ Diệu Đế đƣợc lý giải nhƣ là phƣơng thức để thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang, gắn liền với ý thức dân tộc. “Nỗi khổ trong quan niệm của nhà Phật đƣợc họ hiểu nhƣ là nỗi khổ do sự thống trị của ngoại bang, do áp bức bóc lột, do đời sống nghèo nàn lạc hậu, do những rủi ro không ngớt… Giải thoát trong quan niệm của nhà Phật đƣợc họ hiểu nhƣ là giải thoát mọi sự khổ đau của trần tục” [155, tr. 138 - 139].
chủ, độc lập của nhân dân. Theo Tập Đế của Phật giáo thì mọi sự vật đều là vô thƣờng và do các nhân duyên hợp thành do đó nền đô hộ của Trung Hoa đối với Việt Nam mặc dù kéo dài 10 thế kỷ nhƣng cũng là vô thƣờng, có ngày phải chấm dứt. Vì thế, đạo lý vô thƣờng của Phật giáo có tác dụng tích cực là gây đƣợc trong các tầng lớp nhân dân đông đảo niềm tin thời kỳ đô hộ không thể nào kéo dài, dân tộc Việt Nam sẽ có ngày đƣợc giải phóng và sống trong độc lập tự do.
Bên cạnh đó, Diệt Đế và Đạo Đế cũng chỉ ra cho ngƣời Việt thấy đƣợc mầm giác ngộ trong mình, tức là Phật tánh cho nên đều có thể thành Phật trong tƣơng lai. Do đó, ngƣời Việt Nam và ngƣời Trung Hoa đều bình đẳng về Phật tính. Trung Hoa có Thiên tử của họ thì Việt Nam cũng có Thiên tử của mình. Quan niệm trên đây đã dần dần thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc của ngƣời Việt. Đặc biệt, Phật giáo hƣớng con ngƣời phải nhìn sâu vào thực tại hiện hữu của chính mình để thấy rõ tính chân thật của cái bản ngã để từ đó mà nỗ lực giải thoát cho mình.
Phật cho rằng, con ngƣời tạo nên cái khổ cho mình nên cũng chính con ngƣời phải tự tìm con đƣờng thoát khổ cho chính mình. Con đƣờng ấy là sự nỗ lực rèn luyện trí tuệ thân tâm, diệt trừ vô minh, tham dục. Sự giải thoát trong Phật giáo là sự tự lực giải thoát. Đây là điểm tiến bộ và cũng là sự khác biệt rất lớn giữa Phật giáo và các tôn giáo khác. Các tôn giáo hữu thần cũng bàn về con ngƣời, về sự hiện hữu của con ngƣời và về con đƣờng giải phóng con ngƣời.
Trong Phật giáo, trách nhiệm của mỗi ngƣời với những hành vi thiện ác của thân, tâm mình rất đƣợc đề cao. Trên con đƣờng giải thoát khỏi cái khổ, Phật giáo dạy con ngƣời phải nƣơng tựa chính mình chứ không nƣơng tựa ai khác, không có một thế lực nào có thể mạnh hơn chính bản thân con ngƣời. Phật cho rằng, con ngƣời là tối thắng vì con ngƣời có thể làm đƣợc tất thảy mọi thứ.
Giải thoát theo quan niệm của Phật giáo là sự giải thoát để đạt đến tự do tuyệt đối nhƣng là sự giải thoát nhuốm màu huyền bí của vô ngã, song khi
vào Việt Nam, tƣ tƣởng này của Phật giáo đã đƣợc cụ thể hóa. Chẳng ha ̣n, trong tƣ tƣởng của phái Thiền tông, đƣợc hai triều Lý - Trần phát triển, mô ̣t mă ̣t vẫn giữ đƣợc tƣ tƣởng cao siêu đó , song mă ̣t khác , trong quan niê ̣m ph ổ biến của Phật giáo bình dân Việt Nam thì “cứu khổ cứu nạn” cũng có nghĩa là giải phỏng khỏi những đau khổ trong cuộc sống thực tại. Đó là hoàn c ảnh quân xâm lƣợc đang tàn sát đồng bào, ngƣời Phật tử, nhất là những bậc có trách nhiệm lớn đối với đất nƣớc không thể vì một điều thiện nhỏ của cá nhân mà quên điều thiện lớn của dân tộc. Cụ thể là , vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông sùng Phật giáo, đã nhiều lần quyết rũ áo bào để đến chốn tu hành, song vì đạo lý “dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”, lại trở về xông pha nơi trận mạc đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại thái bình cho dân tộc. Và sau khi thắng giă ̣c và hoàn thành sƣ́ mê ̣nh lã nh đa ̣o dân tô ̣c các vi ̣ nhƣờng la ̣i ngôi vua vào chùa tu luyện nhƣ một tu sĩ.
Tứ Diệu Đế còn đƣợc ngƣời Việt tiếp nhận tƣ̀ Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc nhƣng nhân sinh quan của Ph ật giáo Việt Nam cũng có nét riêng. Tác giả Nguyễn Thị Toan nhâ ̣n đi ̣nh r ằng “Trăn trở về kiếp phù sinh nhân thế thì giống nhau nhƣng góc nhìn nỗi khổ và nguyên nhân nỗi khổ thì không đồng nhất, bởi thế mà quan niệm về con đƣờng diệt khổ cũng có những tƣơng đồng dị biệt” [158, tr. 134]. Tính vô thƣờng tạm bợ của kiếp ngƣời, cuộc đời đƣợc các nhà sƣ Việt Nam lý giải nhƣ sau:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
(Thân nhƣ bóng chớp chiều tà Cỏ xuân tƣơi tốt, thu qua ru ̣ng rời. Sá chi suy thịnh việc đời,
Thịnh suy nhƣ hạt sƣơng rơi đầu cành) [ 138, tr. 42]
Trên cơ sở tiếp nhận tƣ tƣởng Tứ Diệu Đế, Phật giáo Việt Nam đi đến một thái độ sống ít nhiều mang tính lạc quan hơn. Phần lớn các Thiền sƣ Việt Nam quan niệm sinh tử luân hồi là khổ, song coi đó là một tiến trình tự nhiên con ngƣời phải trải qua, mà không trốn tránh , thoái thác, ngƣợc la ̣i nhìn thấy tính hai mặt của Khổ ngay trong giải thoát . Vì vậy họ không đặt trọng tâm ở việc chấm dứt luân hồi để diệt khổ, hay tìm cách gi ải thoát ở tịnh độ hay cõi Niết bàn xa xôi, trừu tƣợng. Thấu hiểu quy luật vô thƣờng của sinh, lão, bệnh, tử, các nhà sƣ Việt đã thể hiện tinh thần “vô úy” đặc sắc trƣớc sinh tử, điều mà Phật giáo nguyên thủy cho là kh ổ. Các thiền sƣ Việt Nam không hề trốn tránh vòng sinh tử luân hồi, trái lại, họ còn xem sinh tử luân hồi là cơ duyên để tiến tới giải thoát.
Các thiền sƣ Việt Nam tiếp thu Tứ Diệu Đế để luận giải sự quán sát t ự tính, tìm ra tự tính trên con đƣờng giác ng ộ, sự diệt khổ. Chẳng ha ̣n thiền sƣ Chân Nguyên (1646 - 1726)5
khẳng đi ̣nh tƣ̣ mỗi ngƣời đều vốn có tƣ̣ tính, đều có “hoa sen” giác ngộ:
“Ca Diếp trí tuệ cao tay
Liễu ngộ tự tính bằng nay mỉm cười Trần trần sát sát Như Lai,
Chúng sinh mỗi người mỗi có hoa sen” [155, tr. 383].
Sinh, tử cũng không dừng, không dứt, luân chuyển điên đảo, sắc sắc, không không. Vì vậy, Nhƣ Trừng cũng viết bài kệ dùng nhiều thuật ngữ của Nho để luận giải quan niệm tự do trong “sinh tử” của bậc giác ngộ Phật giáo:
Bản tông vô bản, Tòng vô vi lai Ngã bản vô lai khứ
5
Tử sinh hà tằng lũy
(Gốc bắt nguồn nơi không gốc Từ vô vi mà đến,
Lại đi về với vô vi, Ta không đến, không đi,
Sống chết làm sao mà ràng buộc đƣợc) [155, tr. 386]
Thiền sƣ Hƣơng Hải (1627-1715) 6 giải quyết vấn đề khổ và diệt khổ theo tinh thần không thoát ly th ực tế, và đƣa ra ch ủ trƣơng Trung đa ̣o không phân biê ̣t là “không bỏ phàm theo thánh, không bỏ mê theo ngộ”:
Thân vọng tới gương soi bóng, Bóng với thân vọng giống nhau, Chỉ muốn giữ thân bỏ bóng, Vọng thân vốn có thực đâu? Thân kia với bóng đồng nhất, Một không, một có được nào? Kẻ muốn giữ một, bỏ một, Cách xa sự thật biết bao, Người nào ưa thánh ghét phàm Sẽ mãi sinh tử phiền não, Phiền não vì tâm mà có, Vô tâm phiền não ở đâu
Hễ đừng phân biệt chấp tướng,
Đương nhiên chứng được đạo mầu [92, tr. 577]
Và trong Sự lý dung thông, nói về giáo lý Tứ Diệu Đế, Thiền sƣ Hƣơng Hải đã chỉ ra bản chất và đặc trƣng của giáo lý Phật giáo so với Nho giáo và Đạo giáo:
Trong nơi danh giáo có ba,
Nho hay giúp nước, sửa nhà, trị dân, Đạo thời dưỡng khí an thần,
Thuốc trừ tà bệnh, chuyên cần luyện đơn, Thích độ nhân khỏi tam đồ khổ,
Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương [92, tr. 644].
Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ cứu nƣớc, vấn đề Tứ Diệu Đế trong Phật giáo Việt Nam một lần nữa đƣợc phân tích đề lý gi ải cho những nỗi khổ của con ngƣời mất nƣớ c, nhà tan, sinh tử, chia ly, mất mát… Phần lớn những ngƣời lên chùa vào thời chiến tranh là những ngƣời có thân nhân từng bị sát hại hoặc tù đày hoặc mất tích, cơ nghiệp của họ từng bị tan tành vì bom đạn. Họ đến chùa để tìm sự an tĩnh cho tâm hồn, để đƣợc an ủi, để đƣợc chở che. Nữ sĩ Tâm Tấn viết vào năm 1949 tại chùa Báo Quốc trong dịp lễ Vu Lan:
A Di Đà Phật, mõ rền chuông nổi,
Tôi đắm chìm trong thế giới trầm hương, Bỗng nghe vang lời cầu nguyện bi thương. Chợt tỉnh, lặng ngắm tín đồ nam nữ,
Đây là vợ khóc chồng đày xa xứ,
Đây là chồng khóc vợ tử biệt ly, Cha có con khổ bệnh đến quy y,
Cảnh oằn oại trong vòng vô lượng khổ… Trí vang ngân lời kinh cầu siêu độ
Từng nhịp lòng nhân ái gửi theo chuông… [92, tr. 930]
Từ các luận giải trên đây có thể khẳng định rằng, Phật giáo Việt Nam khi xem xét Tứ Diệu Đế, không phủ nhận nỗi khổ và khi tìm ki ếm nguyên nhân nỗi khổ, các thiền sƣ Việt thƣờng tiếp cận dƣới hai góc độ cơ bản: Thứ nhất, khổ do vô minh, dẫn tới ý niệm về nhị nguyên về vũ trụ và nhân sinh
(nguyên nhân bên trong – chủ quan); Thứ hai, khổ do các thế lực tham tàn, khinh dân (nguyên nhân xã hội – khách quan).
Đối với ngƣời Việt Nam, chân lý khổ là một chân lý thực nghiệm, và nhận thức đƣợc cái khổ không phải chỉ là sự xác nhận cảm giác khổ, khổ thụ là có thật mà còn phải nhận thức một cách rõ rệt tính cách vô thƣờng, khổ và vô ngã của vạn hữu. Rộng rãi hơn, nhận thức cái khổ tức là biết mình đau khổ trong một thế giới đau khổ với một nghiệp báo không tốt đẹp. Có nhận thức đƣợc nhƣ vậy về khổ thì mới có thể dễ dàng tìm đến nguyên nhân của khổ là tham ái, chấp trƣớc, mê vọng. Cũng nhƣ sự khổ những nguyên nhân này của khổ là một chân lý, có thể thực nghiệm chứ không phải là kết quả của sự suy tƣởng siêu hình. Con đƣờng diệt khổ trong tâm thức nhân sinh Việt Nam là con đƣờng thực hành giáo lý về khổ, làm nhiều việc tốt, việc thiện và việc có ích cho đời sống, xã hội, dân tộc chứ không phải là sự chú trọng, suy tƣởng siêu hình hay nặng nề vào kinh điển giáo điều.
Ngày nay, đa phần n ỗi khổ có căn nguyên trƣ̣c tiếp hoă ̣c gián tiếp tƣ̀ kinh tế, chính trị. Trong xã hội, cùng với guồng quay của hội nhâ ̣p kinh t ế thị trƣờng, các luồng văn hóa tƣ tƣởng ngoại lai đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến con ngƣời Việt Nam. Trong xã hội xuất hiện không ít cá nhân bị vật dục che lấp, chìm đắm trong hận thù, mƣu lợi cá nhân. Sự thờ ơ, lạnh nhạt, thiếu tình cảm của con ngƣời trong các mối quan hệ gia đình vã xã hội cũng ngày càng gia tăng. Khi nhu cầu vật chất ngày càng mạnh mẽ, thì con ngƣời sẽ dễ dàng dao