2.1. Cơ sở hình thành của Phật giáo
2.1.1 Tình hình xã hội Ấn Độ cổ dưới sự thống trị của Bà LaMôn giáo
Chừng nào còn áp bức bóc lột, còn bất công và đấu tranh giai cấp thì chừng đó tôn giáo còn tồn tại. Phật giáo chính là một lựa chọn mới, một hệ tƣ tƣởng cấp tiến của thời đó . Đây là nguyên tắc đ ể nghiên cƣ́u tôn giáo nói chung mà C. Mác, Ph. Ănghen cũng từng nhấn mạnh:
Nhưng bất luận thế nào, chúng ta cũng không được vì thế mà đi đến chỗ đặt vấn đề tôn giáo một cách trừu tượng, duy tâm chủ nghĩa, “xuất phát từ lý tính”, ở bên ngoài đấu tranh giai cấp... Trong một xã hội dựa trên sự áp bức vô hạn và chính sách ngu dân đối với quần chúng... sẽ thật là vô lý, nếu tưởng rằng người ta chỉ có thể đánh tan được những thiên kiến tôn giáo chỉ bằng tuyên truyền không thôi. Nếu quên rằng ách tôn giáo đè nặng trên loài người chẳng qua chỉ là sản phẩm và là
Phật giáo ra đời nhƣ là một dòng tƣ tƣởng tiếp nối các trào lƣu tƣ tƣởng chống lại thực trạng áp bức, bóc lột, bất bình đẳng giai cấp, bất bình đẳng niềm tin tôn giáo của sự thống trị khắc nghiệt bởi Bà La Môn giáo thần quyền trong xã hội Ấn Độ cổ đại, đáp ứng mong mỏi của đông đảo quần chúng thuô ̣c các đẳng cấp xã hô ̣i lúc đó.
Khởi nguồn của Phật giáo cũng tựa nhƣ các tôn giáo khác trong lịch sử, đều là sƣ̣ phản ánh hiện thực xã hội, từ những phong trào xã hội có tính cách mạng với những con ngƣời hiện thực và những cá nhân cấp tiến đấu tranh vì sự giải phóng con ngƣời khỏi những áp bức, bất công trong hiện thực ấy. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử thế kỷ VI - V TCN, các phong trào đó chủ yếu là các tôn giáo chứ chƣa phải là phong trào cách mạng xã hội. Điều này đã đƣợc C.Mác tổng kết: “... trong tất cả các giai cấp phải có một số ngƣời nhất định, số ngƣời này sau khi thất vọng trong việc giải phóng về vật chất đã đi tìm sự giải phóng về tinh thần, sự an ủi trong ý thức thay cho sự giải phóng về vật chất kia, để có thể cứu họ khỏi sự thất vọng hoàn toàn” [98, tr. 445]. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội Ấn Độ lúc đó, Phật giáo là một trong những lựa chọn mới tuy chỉ là ƣớc mơ lý tƣởng , nhƣng đã có ý nghĩa làm ch ỗ dựa tinh thần cho quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột, những ngƣời đã mất niềm tin trong xã hội hiện thực lúc đó và hƣớng tới mong muốn, khát vọng về một xã hội bình đẳng, tự do, về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tƣơng lai.
Thái tử Tất Đạt Đa ra đời khi nền văn minh sông Hằng đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ. Lúc này sức sản xuất của vùng Tây Bắc và Trung Ấn Độ đã có sự phát triển nhất định, đồ sắt đã đƣợc sử dụng khá phổ biến và nông nghiệp chiếm địa vị chủ đạo, phân công lao động đã đi ̣nh hình khá rõ r ệt. Trong xã hội Ấn Độ đã xu ất hiện các ngành nghề nông nghiê ̣p, thủ công nghiệp, buôn bán khá phát triển. Ngƣời Ấn cũng đã sử dụng tiền bằng kim loại có ghi dấu hiệu trên đó. Kinh tế trao đổi hàng hóa
phát triển dẫn đến hàng lo ạt các thành phố, thị trấn mọc lên. Nhà nƣớc theo chế độ nô lệ đầu tiên đã đƣợc thành lập, lấy thành phố, thị trấn làm trung tâm [Xem 183, tr. 215].
Cùng với sự phát triển về kinh tế, phân công lao đô ̣ng phát triển đi cùng sƣ̣ phân hóa đ ẳng cấp trong xã hội Ấn Độ ngày càng gay g ắt, chia thành năm đẳng cấp cao thấp khác nhau đƣợc quy định rõ trong bộ Luật Manu của Bà La Môn giáo, đó là: Brahmin, Khattiya, Vessa, Sudra và Paria.
- Bà La Môn (Brahmin) là ngƣời chuyên lo việc thờ cúng, quét dọn đền
miếu, dần dần trở thành những giáo sĩ tƣ tế, chủ tế các nghi thức tôn giáo do vâ ̣y chiếm vị trí thực thi tâm linh nên có uy tín cao trong xã hội và d ần tạo đƣợc thế lực và nắm đƣợc thần quyền, trở thành ngƣời đa ̣i diê ̣n cho thần thánh tối cao đi ều hành, quản lý các hoạt động tâm linh và tôn giáo nên trở thành giai cấp Tăng Lữ, đƣợc tro ̣ng vo ̣ng nhất trong xã hội, cao hơn cả vua chúa và đƣợc tôn là “Thần của nhân gian”. Bàlamôn giáo (Brahminism) là sản phẩm của đẳng cấp này, vì theo truyền thuyết (do chính họ tạo ra), họ đƣợc sinh ra từ miệng của đấng Ph ạm Thiên (Brahman), còn gọi là đ ấng Chí tôn, hay Thƣợng đế, cha sinh của muôn loài.
- Sát đế lợi (Khattiya) là đẳng cấp vua chúa, quan lại và tƣớng lĩnh, võ
sĩ quý tộc. Đây là những ngƣời đảm nhiệm quyền lực thế tục, là ngƣời bảo hộ của dân. Họ nắm quyền điều hành, lãnh đạo, quản lý xã hội. Truyền thuyết của Bà La Môn giáo cho rằng đẳng cấp này đƣợc sinh ra từ ngực và cánh tay của đấng Phạm Thiên.
- Vệ xá (Vessa) là nông dân, thợ thủ công, thƣơng nhân, tức là những
ngƣời tham gia sản xuất và dịch vụ, lƣu thông của xã hội, nhƣng họ phải gánh vác nghĩa vụ nộp thuế vì cho rằng họ đƣợc sinh ra từ bắp chân của Phạm Thiên.
chiến tranh, hay ngƣời ở tầng lớp trên bị phá sản, họ không có tƣ liệu sản xuất, đứng ngoài xã hội. Đây là giới lao động hạ cấp, chỉ đƣợc làm những công việc thấp hèn, bẩn thỉu, nặng nề, trong xã hội, vì cho rằng họ bị sinh ra từ bàn chân của Brahman (Phạm Thiên).
- Chiên đà la (Paria) là đẳng cấp ngoài lề xã hội, không đƣợc coi là con
ngƣời. Họ là con lai, con rơi của một trong ba đẳng cấp trên với mẹ thuô ̣c đẳng cấp thấp nhất (Thủ đà la). Đẳng cấp này tuy ít nhƣng giới Bà La Môn cho rằng họ là những tiện nhân, hạ liệt (untouchable), bị cả xã h ội khinh rẻ. Trong bô ̣ luật
Manu của ngƣời Aryan có điều khoản: giết một ngƣời Chiên đà la không phạm tội giết ngƣời vì Chiên đà la không phải là ngƣời. [Xem: 34, tr. 24-25].
Có thể thấy rằng, thực tế xã hội phân biệt đẳng cấp khốc liệt của Bà La Môn giáo gắn liền với huyết tộc là quyền lợi kinh tế cho nên vô cùng ngột ngạt và không có lối thoát, khiến các đẳng cấp bị áp bức bóc lột trong xã hội Ấn Độ cổ đại không biết bấu víu vào đâu, vì trong cơ chế thần quyền, hệ tƣ tƣởng và tôn giáo mà họ tin theo đều bảo trợ cho sự áp bức, bóc lột và bất công đó. Sự phân chia đẳng cấp thể hiện không chỉ về quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội mà cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại, ăn mặc, hay quyền lợi trong sinh hoạt tín ngƣỡng, thậm chí cả trong những việc nhỏ nhặt nhƣ: đặt tên cho con, sử dụng sắc màu trong sinh hoạt... Ba đẳng cấp trên cùng là các đẳng cấp bóc lột và thống trị xã hội, mà cao nhất là đẳng cấp Bà La Môn. Họ đƣợc coi là cao quý, trong sạch nhất, sánh ngang với thần thánh, đƣợc hƣởng mọi đặc quyền, đặc lợi và chỉ chuyên làm nghề tế tự, thực hiện các lễ nghi tôn giáo cho nhà nƣớc cũng nhƣ mọi nhu cầu tâm linh của xã hội, và qua tôn giáo họ lợi dụng thần quyền để thống trị toàn xã hội. Chế độ xã hội Ấn Độ lúc đó là chế độ thần quyền, nhà nƣớc ch ịu sự chi phối của hệ tƣ tƣởng Bà La Môn giáo. Chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã nhƣ vậy đƣợc luật Manu bảo vệ.
quy định những khung hình phạt cho một tội danh sẽ tăng dần với những đẳng cấp thấp, đặc biệt đối với ngƣời nô lệ. Ngƣời nô lệ bị quy định không đƣợc tham gia các cuộc hội họp, không đƣợc tham dự và hƣởng lễ vật trong các buổi tế lễ, không đƣợc khiêng, chạm vào ngƣời Bàlamôn, không đƣợc mặc quần áo kiểu dáng đẹp, mà phải mặc kiểu dáng xấu, màu sắc tối xỉn. Họ cũng không đƣợc đặt tên biểu hiện sự cao quý mà phải đặt những tên thể hiện sự thấp hèn, ngu dốt. Sƣ̣ khắc nghiệt nhƣ vậy khiến cho tầng lớp nô lệ càng oán ghét chế độ phân chia đẳng cấp.
Chế độ xã hội Ấn Độ cổ không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệ đối xử bất công, tàn tệ và sự bóc lột sức lao động hà khắc của chủ nô đối với nô lệ, mà còn bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tộc, màu da, dòng dõi, đẳng cấp xã hội hết sức nghiệt ngã . Trong đời sống tinh thần xã hội lúc đó , triết lý Veda, Upanishad của đạo Bàlamôn giáo trở thành hệ tư tưởng, tôn giáo chính thống nô dịch xã hội càng làm cho mâu thuẫn giữa ý chí muốn sống và một cuộc sống tự do, làm chủ bản ngã thực sự của con người với các quan hệ xã hội và thể chế xã hội hà khắc trở nên hết sức gay gắt. Chính những điều đó càng thúc đẩy con người khát khao vươn tới sự giải thoát khỏi xiềng xích trói buộc của xã hội đương thời [18, tr. 75 - 76].
Song thực trạng xã hội khắc nghiệt đó lại chính là điều kiện cho những tƣ tƣởng nhân văn về tự do và giải thoát của nhân loại xuất hiện. Ấn Độ lúc đó đã xuất hiện nhiều trào lƣu tƣ tƣởng khác nhau, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và đạo Bà La Môn và Phật giáo là một trong các trào lƣu đó.
Phật giáo là một hệ thống triết học - tôn giáo mới, mà ngƣời sáng lập là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Buddha Shakya Muni).
thực hiện đƣợc mục đích” , con trai của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) ở một vƣơng quốc nhỏ thuô ̣c Bắc Ấn Độ (nay là Nê Pan ). Vì muốn tìm cách giải thoát cho bản thân và nhân loại khỏi sự khổ đau trong vòng luân hồi, nên Siddharta đã từ bỏ cuộc sống vƣơng giả hiện tại để xuất gia, tìm đƣờng giải thoát. Khi đã giác ngộ, phát hiện đƣợc nguyên nhân của nỗi khổ đau và cách dứt bỏ nó, Ngài lấy hiệu là Phâ ̣t (Buddha). Sau khi Ngài nhập diệt, các đệ tử tiếp tục phát triển tƣ tƣởng của Ngài, xây dựng thành một hệ thống triết học - tôn giáo có ảnh hƣởng lớn ở Ấn Độ và sau đó lan ra nhiều nƣớc lân cận và đến nay đã trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
Đức Phật tha thiết với mục đích từ bi, bác ái, bình đẳng cứu đời, cứu khổ. Ngài dựa vào phẩm hạnh đạo đức và trí tuệ để định giá con ngƣời mà không phân định sang hèn. Đặc biệt, Ngài phủ nhận sự phân biệt giai cấp bất công, đề cao bình đẳng đối với mọi hạng ngƣời trong xã hội. Đến nhƣ kẻ tiện dân là Ƣu ba li (Upali) cũng đƣợc Phật độ cho xuất gia và cũng chứng đƣợc đạo quả, trở thành “bậc trì luật thứ nhất”. Đáp ứng đòi hỏi của thực tế xã hội Ấn Độ thời kỳ bấy giờ, đức Phật đƣa ra một quan điểm mới và tiến bộ về bình đẳng: “Tình thƣơng và nhu cầu là sợi dây liên lạc giữa mọi ngƣời. Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong nƣớc mắt cùng mặn. Mỗi ngƣời sinh ra không phải đã mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tinka ở trán…” [175. tr.115]. Với tinh thần bình đẳng, không phân biệt đó, giáo lý của đức Phật đã tiếp thu, kế thừa một cách linh hoạt những yếu tố tiến bộ từ các hệ tƣ tƣởng truyền thống, giáo cũng nhƣ các trào lƣu tƣ tƣởng đƣơng thời, kể cả yếu tố tích cực của chính Bà La Môn.
Kimura Taiken có nhận xét về sự tiếp thu, kế thừa từ Bà La Môn giáo của Phật giáo:
Đứng về phương diện tư tưởng mà nói, tuy Phật dĩ nhiên không thuộc giáo hệ Bà La Môn, song Phật giáo cũng thâu dụng những chỗ
sở trường của Bà La Môn giáo, mà dung hòa thống nhất xa hẳn con đường cực đoan, theo lập trường trung đạo, sáng tạo một nền đạo pháp vừa mới mẻ, vừa kiện toàn để dẫn đường cho thế gian, đó là đặc điểm vĩ đại nhất của Phật giáo [84, tr. 20].
Đức Phật đã kế thừa tinh thần “giải thoát” truyền thống của Ấn Độ cổ, mà trong Veda, Upanishad đã đề cập, nhƣng lại bị Bà La Môn giáo cũng nhƣ sáu dasanas chính thống phát triển trệch hƣớng thành ra chỉ biện luận về giải thoát và coi đó là đặc quyền riêng của đẳng cấp Bà La Môn thần thánh. Trên cơ sở kế thừa đó , Đức Phật đi sâu khai thác vấn đề khổ tƣ̀ góc đô ̣ tâm lý học , luân lý học, đồng thời khắc phục tính siêu hình xa rời thực tế của Bà La Môn giáo và các trƣờng phái tôn giáo trƣớc đó và phát hiện ra hạn chế của hệ thống tƣ tƣởng Bà La Môn giáo, đó là cho rằng bản chất ngƣời vốn không bình đẳng. Phật giáo khẳng định điều mới mẻ ngƣợc lại là mọi chúng sinh đều bình đẳng với nhau do bản chất vô ngã, vô thƣờng, không có loại trừ, kể cả các đẳng cấp Bà La Môn tự cho mình là thần thánh. Và Phật chỉ ra con đƣờng tu dƣỡng để tới giải thoát, đó chính là Tứ Diệu Đế.