Lịch sử, nguyên nhân, nội dung, cấu trúc Tứ Diệu Đế trong hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 54 - 67)

2.2. Vai trò của Tứ Diệu Đế trong Triết học Phật giáo

2.2.2. Lịch sử, nguyên nhân, nội dung, cấu trúc Tứ Diệu Đế trong hệ thống

phái Phật giáo trong từng thời kỳ lịch sử Phật giáo do vậy cũng không thể tách rời ý nghĩa của Tứ Diệu Đế đƣợc triển khai nhƣ thế nào.

Phật giáo nguyên thủy đã có đầy đủ những nội dung về thế giới quan, nhận thức luận và nhân sinh quan vớ i m ục đích hƣớng tới đó chính là sự giải phóng con ngƣời khỏi khổ . Giáo lý của Phật giáo có tính hê ̣ thống và nhất quán từ nhân sinh quan đến thế giới quan, vũ trụ quan. Hay nói cách khác, thế giới quan và vũ trụ quan lấy nhân sinh quan làm trung tâm, vì Phật giáo lấy vấn đề trung tâm, mục đích cơ bản chính là cứu khổ. Tứ Diệu Đế chính là cánh cửa quan trọng để đi vào hệ thống giáo lý của Phật, song nó đồng thời vừa là tiền đề, cũng đồng thời là giáo thuyết cơ bản nhất đặt trên tất cả các giáo thuyết khác của Phật giáo. Nhìn từ góc độ Tứ Diệu Đế, có thể thấy toàn

bộ Tam tạng kinh (Kinh, Luật, Luận), phần nào cũng không th ể tách rời các

nội dung đã đƣợc triển khai trong Tứ Diệu Đế. Trong Trường A Hàm, thuyết Tứ Diệu Đế là nội dung đƣợc đức Phật thƣờng xuyên giảng dạy giáo hóa, khai ngộ cho chúng sinh: “... theo thông lệ của chƣ Phật, Ngài tiếp tục dạy về Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế” [47, tr. 75]. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nếu nhƣ Kinh A hàm là kinh quan trọng của Phật giáo nói chung cho cả Đại thừa và Phật giáo Nam tông, thì Tứ Diệu Đế đƣợc coi là giáo thuyết quan trọng và cơ bản nhất của Phật giáo trong tất cả các hệ thống lý luận của các tông phái, chi phái, nhánh phái Phật giáo.

2.2.2. Lịch sử, nguyên nhân, nội dung, cấu trúc Tứ Diệu Đế trong hệ thống giáo lý Phật giáo giáo lý Phật giáo

* Lịch sử hình thành: Trong lịch sử hình thành giáo lý của Phật giáo, Tứ

Diệu Đế đƣợc ghi nhận một cách rõ ràng trong hầu hết các sử liệu trong và ngoài Phật giáo rằng, đó là nội dung chính trong lần thuyết pháp đầu tiên của

đức Phật cho những đệ tử đầu tiên của đức Phật.

Sau ngày giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề, khi quyết định lên đường giáo hóa, Thế Tôn rời khỏi cội Bồ-đề ở Ưu-lâu-tần-loa (Uruvelà), đi đến Ba-la-nại (Bàrànasì), chỗ chư Tiên Ðọa Xứ (Isipatana), ở vườn Nai (Migadaya) để khởi đầu thuyết pháp… Tại đây, Thế Tôn khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, phân biệt và hiển lộ rộng rãi Tứ Thánh Đế mà

Thế Tôn gọi là “Vô thượng Pháp luân” (Đế Phân Biệt Tâm Kinh) [142,

tr. 254].

Từ đó trở đi, Tứ Diệu Đế luôn là nội dung căn bản nhất, đồng thời là pháp toàn diện nhất và phổ thông nhất của giáo lý Phật giáo. Tứ Diệu Đế đƣợc xếp vào một trong những bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài bắt đầu chuyển bánh xe Pháp.

Có rất nhiều nguyên nhân, lý do để Đức Phật thuyết giảng Pháp Tứ Diệu Đế đầu tiên, ngay sau khi vừa đắc đạo giải thoát, song nguyên nhân đầu

tiên, đó là do đƣ́c Phâ ̣t đã giác ngộ con đƣờng trung đạo:

Sau khi thành đạo Vô Thượng Chính đẳng Chính Giác, Ngài thấy có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh, đó là: 1. Sự dễ dãi trong dục lạc là thấp hèn thô bỉ, phàm tục không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân và vô ích; 2. Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh

là đau khổ không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân và vô ích [94, tr.

100].

Từ bỏ hai cực đoan ấy , Nhƣ Lai đã chứng ngộ con đƣờng trung đạo là con đƣờng kết hợp đạo đức và trí tuê ̣ đƣa đến an tịnh trí tuệ cao siêu giác ngộ và Niết Bàn. Phật cũng biết năm anh em ông Kiều Trần Nhƣ đang rơi vào cực đoan thứ hai này, nên đã thực hiện lời nguyện xƣa, tìm ngay đến chỗ họ tại vƣờn Lộc Giã xứ Ba La Nai để giảng thuyết Tứ Diệu Đế. Cũng bắt đầu từ đây Phật giáo hình thành đầy đủ ngôi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Tứ Diệu Đế là

pháp Bảo và năm anh em ông Kiều Trần Nhƣ là Tăng Bảo.

Nguyên nhân thứ hai là đƣ́ c Phật qua chứng nghiệm của bản thân đã

thấy rằng Tứ Diệu Đế là con đƣờng khả thi nhất giúp chúng sinh thoát khỏi tham, sân, si và đau khổ. Lúc đầu, khi mới thành đạo, Ngài định không thuyết pháp mà nhập Niết Bàn ngay, vì nghĩ rằng “Ngƣời còn vẫn vƣơng trong tham ái, chìm đắm trong đêm tối, bị đám mây mù tham ái bao phủ sẽ không thấy đƣợc giáo pháp, bởi giáo pháp đi ngƣợc dòng tham ái. Giáo pháp sâu kín thâm diệu, khó nhận thức và tế nhị” [98, tr. 76 - 77]. Phật còn do dự, vì chúng sinh nếu căn trí thấp kém khó có thể lãnh hội đƣợc. Song khi giác ngộ đƣợc rằng đây là con đƣờng khả thi có thể giúp cho “những chúng sinh bị ít nhiều cát bụi vƣớng trong mắt, nếu không nghe đƣợc giáo pháp sẽ phải trầm luân sa đoạ. Nhƣng cũng có ngƣời sẽ ngộ đƣợc chân lý” [98, tr. 76]. Sau khi nhận thức rằng chúng sinh có nhiều loại trình độ hiểu biết cao thấp khác nhau: ngƣời thông minh sáng suốt, kẻ mù mịt tối tăm, bẩm tính của ngƣời này tốt, ngƣời kia xấu, có chúng sinh khó dạy cũng có chúng sinh dễ dạy và một số nhận ra mối hiểm hoạ của cuộc đời con ngƣời… Đức Phật đã quyết định chuyển bánh xe Pháp, tức giáo lý về Tứ Diệu Đế.

Nguyên nhân thứ ba là Phật nhận thấy Phật tính là bản tính vốn có của

mỗi ngƣời, song do vô minh mà con ngƣời tƣởng rằng có một Ta, Ngã vĩnh cửu nên nảy sinh tham, sân, si. Chúng không phải là bản chất vốn có của con ngƣời, và khi hiểu đƣợc Tứ Diệu Đế con ngƣời sẽ tự giác tìm lại Phật tính trong sáng. Bản thân đƣ́c Phật vốn là Thái Tử con vua đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, để lại vợ đẹp con ngoan , vƣợt qua bốn cửa thành xuất gia cầu đạo giải thoát và đã giác ngộ đƣợc con đƣờng cứu khổ khả thi vì chúng sinh . Giáo lý của Đức Phật đƣa ra không dựa vào uy quyền để xây dựng niềm tin, mà đặt vào trí tuệ và đạo đức để tới đƣợc giải thoát. Phật khẳng định tất cả mọi chúng sinh đều có Phật tính, có trí tuệ Phật và có khả năng thành Phật. Ngài đã chỉ

rõ cho mọi ngƣời thấy rõ khổ đau (Khổ Đế) nhƣ sự thật hiển hiện không tránh khỏi bởi sự tham nhiễm lục trần , sự đắm say dục lạc ở đời , sự đè nén áp bức bởi quyền uy, sự nô lệ tiền bạc… là nguyên nhân tƣ̣ mỗi ngƣời gây ra (Tâ ̣p Đế) để rồi quỵ gục trƣớc thần quyền, gục ngã trƣớc số mệnh và luân hồi là do chính sự si mê , ngu muô ̣i của mỗi ngƣời . Đức Phật tin tƣởng rằng khi đã biết rõ nguyên nhân dẫn đến khổ đau (Tập Đế), con ngƣời sẽ chủ động, tự giác hƣớng thiện và cơ hội tiến lên con đƣờng giải thoát (Diệt Đế và Đạo Đế). Vì vậy, bài Pháp đầu tiên - Tứ Diệu Đế - của Đức Phật tại vƣờn Lộc Giã không chỉ dành cho năm anh em Kiều Trần Nhƣ nói riêng mà còn là cho chúng sinh đau khổ nói chung.

Nếu nói đến Phật giáo thì không thể không nói gì đến Tứ Diệu Đế, cũng tựa nhƣ nếu bàn đến học thuyết Kinh tế Chính trị Mác-Lênin mà không đề cập đến luận điểm về quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất thì sẽ làm cho học thuyết mất đi sức thuyết phục nền tảng vậy.

Nhƣ vậy, ngoài những lý do chính dẫn đến sự ra đời của Tứ Diệu Đế, thì phải kể đến quá trình Thái tử Tất Đạt Đa tu hành khổ hạnh 6 năm trên núi Tuyết Sơn, tìm kiếm chân lý và tinh thần tham khảo những tinh túy của Bà La Môn giáo, các vị thầy của các tôn giáo đƣơng thời khác, cùng năm anh em nhà Kiều Trần Nhƣ, đồng thời nghiên cứu mô ̣t cách có phê phán và có kế thƣ̀a tƣ tƣởng của Lục sƣ ngoại đạo đƣơng thời ... Đó chính là nền tảng lịch sử tƣ tƣởng cho sƣ̣ hình thành Tứ Diệu Đế.

Quá trình thƣ̣c hành tu hành kh ổ hạnh cùng năm anh em nhà Trần Kiều Nhƣ trƣớc khi đắc đa ̣o cũng cho Thái t ử tiền đề để ng ộ ra con đƣờng giải thoát trung đạo và giáo thuyết Tứ Diệu Đế:

Sau hơn sáu năm ròng sống khổ hạnh, tu thiền, luyện pháp ở trong rừng, nhưng Tất Đạt Đa vẫn không đạt được sự yên tĩnh trong

tâm hồn, cũng không nhận thức được chân lý. Tuy nhiên, từ thực tế tu hành Tất Đạt Đa đã hiểu ra rằng cuộc sống no đủ tràn trề vật chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khổ hạnh ép xác đều đi chệch khỏi con đường chân lý. Cuộc sống thứ nhất là cuộc sống lạc thú tầm thường vô tích sự, nó chỉ đưa con người đến chỗ tham ái. Cuộc sống thứ hai cũng tăm tối, không xứng đáng và cũng vô nghĩa như cuộc sống thứ nhất, nó chẳng những không đem lại kết quả gì ngoài thân thể gầy

mòn tiều tụy, tâm thần toán loạn [181, tr. 21].

Ngoài ra, đức Phật còn nghiên cứu tƣ tƣởng của Lục sƣ ngoại đạo và tiếp thu đƣợc thêm cứ liệu và tri thức để khẳng định chân lý đã ng ộ đƣợc và Tứ Diệu Đế là đúng đắn, là con đƣờng khả thi có thể cứu chúng sinh thoát khỏi bể khổ của tham ái và dục vọng.

Nhƣ vậy, từ những trải nghiệm “tu chứng” trong quá trình tu tập là s ự tiếp thu, học hỏi có tính phê phán của Thái tử Tất Đạt Đa đối với những tƣ tƣởng, tôn giáo trong xã hội đƣơng thời, Ngài đã giác ngộ đƣợc giáo lý mầu nhiệm về khổ , đạt đƣợc sự giác ngộ và giải thoát . Do vậy , Tứ Diệu Đế là những đúc kết từ thực tiễn tới lý luận và có tính chân lý phổ biến vì con ngƣời và hƣớng đến con ngƣời.

Chính vì thế mà Tứ Diệu Đế đƣợc xem là giáo lý căn bản của Phật giáo từ Nam Tông (Tiểu Thừa) cho đến Bắc Tông (Đại Thừa). Ngƣời tu hành Phật giáo muốn đạt đƣợc thành tựu trên con đƣờng tu tập không thể không tham cứu thuyết Tứ Diệu Đế. Pháp môn này phù hợp với mọi đối tƣợng ở mọi căn cơ, trình độ đều có thể tu học, không giống nhƣ một số pháp môn khác, phải có một trình độ học thức cao và trí tuệ trên mức trung bình mới có thể theo đƣợc.

* Nội dung và cấu trúc của Tứ Diệu Đế

vấn đề cốt lõi, căn bản về thế giới và nhân sinh. Tính chất vô thần của Phật giáo mà chúng ta nói đến không phải với ý nghĩa Phật giáo phủ nhận sự tồn tại của các chƣ thần, thƣợng đế. Có thể thấy trong quan niệm của Phật giáo, thế giới này có đến 28 tầng trời, ở mỗi tầng có các chúng sinh trời cƣ ngụ. Đó là các chúng sinh đã gieo nên các nghiệp lành ở trong tiền kiếp. Mặc dù cuộc sống ở các tầng trời sung túc, đầy đủ nhƣng Phật giáo cho rằng họ vẫn chịu sự phiền não, đau khổ và ở trong vòng luân hồi tái sinh. Và những loài trời này cũng nhƣ con ngƣời đang kiếm tìm sự giải thoát khỏi các trói buộc của phiền não, của luân hồi, đó là niết bàn tự tại. Ý nghĩa của cái gọi là vô thần mà Phật giáo nói đến chính là ở hai khía cạnh căn bản sau đây:

Thứ nhất, Phật giáo không thừa nhận vũ trụ này do vị thần nào đó sáng

tạo ra. Phật giáo cũng nói đến chƣ thần và thiên giới nhƣng không xem các vị thần đó là bản thể. Khi lý giải về sự hình thành của thế giới, Đức Phật cho rằng vạn vật đều do duyên sinh mà tạo thành, đều ở trong quá trình biến đổi liên tục. Chính do quy luật nhân quả mà vạn vật ở trong quá trình thành, trụ, hoại, diệt (sinh thành, biến đổi, tan rã và diệt vong). Riêng về con ngƣời, Phật giáo quan niệm con ngƣời cũng do nhân duyên kết hợp nên, bao gồm hai yếu tố mang tính vật chất và tinh thần hay còn gọi là Danh (thọ, tƣởng, hành, thức) và Sắc (sắc thân từ các yếu tố vật lý: đất, nƣớc, lửa, khí).

Thứ hai, thần thánh không phải là là cứu cánh, đích đến, hay là chỗ dựa

cứu vớt con ngƣời. Điểm nổi bật ở Phật giáo là đặt con ngƣời đứng ở địa vị trung tâm chứ không phải thần linh. Con ngƣời và các đấng chƣ thần khác đều bình đẳng ở khả năng giác ngộ. Con ngƣời cần phải dựa vào sự tu tập của bản thân để có thể đạt đƣợc sự giải thoát nhƣ chính Đức Phật. Mặc khác, sự giác ngộ của con ngƣời còn cao hơn những gì mà chƣ thiên đang thọ hƣởng.

Tƣ tƣởng trên đây của Đức Phật đã phá vỡ quyền lực thống trị của thần thánh đối với con ngƣời, mà đặt con ngƣời ở vị trí trung tâm của đời sống.

Đồng thời, theo đó, cơ sở cho thần quyền mà đẳng cấp Bàlamôn tự tạo nên cho mình cũng không còn đứng vững trƣớc tƣ tƣởng của Phật giáo. Con ngƣời giờ đây không phải tin vào thân phận do thần thánh quy định và bị nô lệ trƣớc sức mạnh của thần thánh nữa, mà hoàn toàn bình đẳng với nhau và có thể tu dƣỡng để trở thành bậc giác ngộ.

Tứ Diệu Đế là sự phát hiện và tổng kết thực trạng hiện hữu bất nhƣ ý của con ngƣời, về nguyên nhân của nó nói chung, và đồng thời nêu bật khả năng và phƣơng pháp cho phép tự thân con ngƣời có thể giải quyết vấn đề khổ mà thực tiễn mang đến (nghĩa là thực trạng, nguyên nhân và hậu quả; cứu cánh và phƣơng tiện; đau khổ và hạnh phúc; mê và ngộ; thiên đƣờng và địa ngục; Đức Phật và chúng sanh; sanh tử và Niết Bàn, …). Tất cả đều phụ thuộc vào trình độ nhận thức (tuệ) và đạo đức (thân, khẩu, ý) của con ngƣời với chính mình và trong quan hệ với tự nhiên và xã hội. Chính con ngƣời có thể tạo địa ngục cho chính mình và ngƣợc lại cũng có thể tạo thiên đƣờng cho chính mình. Nhân quả là hai mặt đồng tồn tại của một thực tại ngƣời, đó là mâu thuẫn biện chứng diễn ra trong quá trình tồn tại và đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập: khổ – giải thoát, liên tục vận động và phát triển của tự thân sự sống c ủa tự nhiên, xã hội con ngƣời trong quan hệ tƣơng tác giữa chúng. Nói theo thuật ngữ Phật giáo, đó là Nhân quả thế gian (Khổ Đế - Tập Đế) và nhân quả xuất thế gian (Diệt Đế - Đạo Đế), tức là bốn Đế trong giáo lý Tứ Diệu Đế.

- Khổ Đế (Duhkha Satya) khẳng đi ̣nh rằng cuộc đời là bể khổ và đó là

một sự tổng hợp rất căn bản về những nỗi khổ đau thuộc về bản chất tự nhiên, bản chất xã hội của con ngƣời, mà ai cũng có thể kiểm chứng bằng ngay chính cuộc sống của mình. Đức Phật tập hợp và phân loại những nỗi khổ mà con ngƣời phải gánh chịu trên thế gian thành 8 thứ khổ, gọi là “Bát khổ”. Đó là: cái khổ từ khi bị sinh ra làm ngƣời, từ sinh dẫn ra cái khổ bị già theo thời

gian; từ cái khổ bị già, chúng dẫn sinh ra cái khổ bị bệnh tật do cơ thể và tinh thần dần thoái hóa ; từ cái khổ bị bệnh, chúng dẫn sinh ra cái khổ bị chết; từ cái khổ bị chết, chúng dẫn sinh ra cái khổ thƣơng yêu mà phải xa lìa; từ cái khổ thƣơng yêu mà phải xa lìa, chúng dẫn sinh ra cái khổ không toại ý; từ cái khổ không toại ý, chúng dẫn sinh cái khổ oan gia đối đầu và từ cái khổ oan gia đối đầu, diệt bao gồm cả tinh thần lẫn vật chất hay do sự tán tụ, sinh diệt của sắc uẩn, thọ uẩn, tƣởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn đem lại

- Tập Đế (Samudaya Satya): Đức Phật phân tích rõ mọi cái khổ đều có

nguyên nhân. Phật giáo khái quát thành 12 nhân duyên (Thập nhị nhân duyên) theo hai chiều phát sinh khổ và tiêu diệt Khổ.

- Diệt Đế (Nirodha Satya ) khẳng định con ngƣời có thể chủ động , tự

giác diệt đƣợc cái khổ bằng chính sƣ̣ tu dƣỡng tích thiê ̣n để chấm dƣ́t ta ̣o

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 54 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)