“Duyên khởi”, nguồn gốc của Khổ và mười phiền não căn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 78 - 82)

3.2 Phạm trù “Duyên khởi” trong Tập Đế

3.2.1. “Duyên khởi”, nguồn gốc của Khổ và mười phiền não căn bản

Duyên khởi (Pratīya-samutpāda) là một học thuyết độc đáo nhất của

Phật giáo phân tích nguyên tắc tự sinh thành, tự vận động của thế giới, còn gọi là nguyên lý “Duyên sinh”. Mọi vật nƣơng tựa lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau để sinh thành). Thuyết này cho rằng vạn vật nƣơng tựa lẫn nhau mà sinh ra, mà tồn tại, mà phát triển, rồi diệt vong. Đây là một cái nhìn khoa học và khách quan về thế giới nhƣ một chỉnh thể sống động không ngừng tự vận động trong sự tƣơng tác “trùng trùng”. Phật giáo chia ra làm 4 loại duyên: -

Nhân Duyên là điều kiện gần gũi nhất, nhƣ hạt lúa là nhân duyên của cây lúa;

- Tăng Thượng Duyên là những điều kiện bổ sung, tăng cƣờng thêm cho nhân

duyên ví nhƣ phân bón và nƣớc là tăng thƣợng duyên cho hạt lúa; - Sở Duyên

Duyên là những điều kiện làm tăng cƣờng quan hệ để tạo thành quả; - Đẳng

Vô Gián Duyên là sự liên tục không gián đoạn của các nguyên nhân và điều

kiện cần thiết cho sự phát sinh trƣởng thành và tồn tại của quả.

Tập Đế vận dụng thuyết Duyên khởi để khái quát các nguyên nhân sinh

ra khổ. Theo đó "Vạn pháp đều không vƣợt qua đƣợc bản chất "Vô ngã", "Vô thƣờng". "Vô ngã" là không có cái Tôi (hay sự vật) thƣờng tồn bất biến. Bởi vì "ngã" do sự kết hợp tạm thời của nhiều yếu tố nên về thƣ̣c chất ch ỉ là "ảo", là "giả". Khi hội đủ duyên thì có hình tƣớng, song tự tính vốn là "không". "Vô thƣờng" là thuộc tính ch ẳng thƣờng hằng, thƣờng trụ mà luôn trôi đi, biến đi của vạn vật. Vạn vật (pháp) đều là "ảo","giả", vì chúng luôn luôn biến đổi (vô thƣờng) nên cái nhận thấy luôn chẳng thật. Chỉ trong sátna thì sự vật đã chẳng còn là nó, thế thì cái thấy đƣợc, miêu tả đƣợc chỉ là huyễn hoặc [xem 177, tr. 54].

Khởi đầu nguồn gốc đầu tiên của Khổ là từ Vô minh rồi đến Tham ái/Ái dục, do tham ái mà Chấp thủ, bám víu vào các đối tƣợng của tham ái. Sự khao

khát về dục lạc dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng khao khát ấy không bao giờ thỏa mãn. Do vô minh và ái dục nên bắt đầu nảy sinh tâm tham, sân, si, mạn, nghi,

thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Do vô minh nên con

ngƣời thƣờng lầm tƣởng rằng có một “cái Tôi/Ta/Ngã” bất biến, có thực có thể bám víu, củng cố và thỏa mãn nhu cầu của nó. Tham, sân, si là ba thứ phiền não căn bản, là nguyên nhân nảy sinh vô số phiền não khác, còn gọi là

Tam độc và kinh điển Phật giáo thƣờng gọi là “tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não”.

Phật giáo liệt kê 10 nguyên nhân sinh ra phiền não của con ngƣời, chủ yếu đó là những nguyên nhân tự thân mỗi ngƣời vì “Vô minh” kông hiểu luật Duyên khởi và bản chất tính Không của muôn vật nên tự thân tạo ra nghiệp khổ, chứ không phải do thần thánh hay siêu nhân bên ngoài gây ra:

1. Tham: Ðiều tai hại nhất là lòng tham không đáy, bao nhiêu cũng không là đủ, là vừa; đƣợc một muốn có mƣời, đƣợc mƣời muốn có trăm. Tóm lại, vì tham mà nhân loại, chúng sinh chịu không biết bao nhiêu nỗi thống khổ. Tham không những hại cho chính mình và cho ngƣời, cả trong hiện tại và tƣơng lai.

2. Sân: Khi gặp những cảnh trái ý nghịch lòng, thì sân (hận) nổi lên, nhƣ một ngọn lửa dữ đốt cháy con ngƣời. Vì sân hận mà cha mẹ, vợ con, anh em xa lìa, bạn bè ly tán; vì sân hận mà đồng bào trở nên thù địch, nhân loại biến đất nƣớc thành chiến trƣờng; vì sân mà kẻ bị tàn tật, ngƣời tù tội, kẻ mất địa vị, ngƣời tan sự nghiệp... Kinh Trung bộ còn ghi rõ "Nhất niệm sân tâm

khởi, bách vạn chướng môn khai", nghĩa là một niệm sân hận nổi lên, thì trăm

ngàn cửa nghiệp chƣớng đều mở ra. Hay, "Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn

khoảnh công đức chi sơn", nghĩa là một đốm lửa giận, có thể đốt hết muôn

mẫu rừng công đức.

ngƣời không thể nhìn thấy sự thật, không phán đoán đƣợc cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu. Từ đó mà gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi, làm hại chính mình, hại ngƣời mà không hay. Vì si mà lòng tham trở thành không đáy; vì si mà sân hận không biết dừng. Vì si mà có thể phạm tất cả nhƣng điều tệ hại khác. Phật tổ từng dạy: "Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì". Nghĩa là không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ si mê thì không giác ngộ.

4. Mạn: Tự đề cao mình lên và hạ ngƣời khác xuống. Tự thấy mình là quan trọng mà khinh rẻ mọi ngƣời; ỷ mình có tiền của, tài trí hay quyền thế mà dƣơng dƣơng tự đắc, nhục mạ, khinh ngƣời già cả, hỗn láo với ngƣời đức hạnh, chà đạp ngƣời dƣới, lấn lƣớt ngƣời trên. Vì ngã mạn nên tự cho mình là hơn hết, chẳng chịu học hỏi thêm, không nghe lời nói phải. Do Mạn mà làm nhiều điều lầm lẫn sai quấy, phúc lành tổn giảm, tội lỗi càng tăng, phải chịu sinh tử luân hồi.

5. Nghi: Không có lòng tin. Nghi ngờ làm cản trở sự tiến triển của bản thân mình, ngăn ngại mọi điều hữu ích và làm cho cuộc đời không vƣợt ra khỏi tối tăm khổ sở, không giải thoát đƣợc.

6. Thân kiến: Niềm tin mù quáng (vô minh) chấp thân ngũ ấm tứ đại giả

hợp này làm Ta/Tôi/Ngã. Vì vậy nên chấp có một cái Ta riêng biệt, chắc thật không biến đổi: cái Ta ấy là của riêng mình, không dính dấp đến ngƣời khác, và là một thứ rất quý báu. Vì tƣởng lầm (vô minh) nhƣ thế, nên kiếm món ngon, vật lạ thỏa mãn mọi nhu cầu, dục vọng (may sắm quần áo tốt đẹp cho Ta mặc, lo xây dựng nhà cao, cửa lớn, thâu góp thật nhiều của cải, đất ruộng) để thỏa mãn cái Ta hãnh diện. Do sự quý chuộng phụng sự cái Ta nhƣ vậy, mà tạo ra lắm điều tội lỗi, chà đạp lên bao nhiêu cái Ta khác, làm cho ngƣời khác đau khổ vì Ta. Và thế giới trở thành một bãi chiến trƣờng cũng vì cái Ta.

7. Biên kiến: Chấp một bên, nghiêng về một phía, có một thành kiến cực đoan.

8. Kiến thủ: Chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình, không chịu thay đổi.

9. Giới cấm thủ: Làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo.

10. Tà kiến: Chấp theo lối tà, trái với sự thật, trái với luật nhân quả. Theo thuyết Duyên khởi, có nhiều nguyên nhân sinh ra phiền não (Khổ) của con ngƣời và giữa chúng luôn có tƣơng quan chằng chịt với nhau, mà Đức Phật đã khái quát thành thệ thống chuỗi nhân quả gọi là Thập nhị nhân duyên.

Theo thuyết Duyên khởi, Đức Phật khẳng định nguồn gốc sâu xa sinh khởi ra khổ là từ Vô minh. Do Vô minh mà hoặc bám vào Có hoặc bám vào Không và cho rằng chúng là vĩnh cửu. Song thực chất Có-Không, Sinh-Diệt đó chỉ là các mặt của quan hệ luôn trong tƣơng tác theo luật Duyên khởi, chúng làm điều kiện, nguyên nhân cho nhau một cách biện chứng, sống động, song vì thế chúng là vô thƣờng:

Ta suy nghĩ: Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này

sinh, cái kia sinh. Do cái này diệt, cái kia diệt. Cái này do duyên sinh ra, diệt đi? Bấy giờ đối với Ta, tư duy đúng theo sự thật của các pháp dẫn đến cái thấy biết với trí tuệ rằng: sinh ra, nên diệt đi; Diệt do “sinh” mà sinh…; vô minh có mặt nên Hành có mặt; Hành do vô minh mà sinh. Như vậy sự thật là “Hành do vô minh mà sinh”… Như vậy là

sự sinh khởi của hết thảy khổ đau [44, tr.47 -5 2].

Có thể nói, Tập Đế là một tập kỳ đại thành của đức Phật về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con ngƣời. Nhìn một cách tổng thể, Phật giáo cho rằng con người còn đắm chìm trong bể khổ, không thoát

khỏi dòng luân hồi. Luân hồi và Nghiệp luôn trong quan hệ tƣơng tác, cái này

tạo ra cái kia và làm điều kiện cho nhau, nếu nhìn rộng hơn một chiều sẽ thấy Luân hồi không chỉ là kết quả của Nghiệp báo. Bản thân Nghiệp báo cũng là quả của nhiều (chuỗi) nhân khác nhƣ: vô minh (ngu dốt và si mê), mà sinh lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), tức

Tam độc (tham, sân, si) gây ra khổ.

Trong các nguyên nhân, Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh khổ đau, đó chính là Ái dục. Đó là sự thèm khát, khát khao, ƣớc mong đƣợc hiện hữu, đƣợc hƣởng mọi lạc thú do các giác quan mang lại, hoặc ngƣợc lại khi mà mọi sự không còn trôi chảy nữa thì lại mong muốn loại bỏ những gì làm phát sinh ra những cản trở. Ái dục là hậu quả phát sinh từ lòng tin mù quáng (vô minh) vào một “cái Tôi” ảo giả. Vì thế, khi chạy theo cái bản ngã không thật đó, con ngƣời đánh mất đi hạnh phúc chân thật để đổi lấy một điều hƣ tƣởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)