Tứ Diệu Đế là điểm khởi đầu của toàn bộ tư tưởng triết học Phật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 107 - 112)

4.1. Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo nói chung

4.1.1. Tứ Diệu Đế là điểm khởi đầu của toàn bộ tư tưởng triết học Phật

Tứ Diệu Đế là học thuyết đầu tiên về chân lý cho nên đƣợc xem là điểm khởi đầu cho toàn bộ tƣ tƣởng triết học Phật giáo, là nền tảng cốt lõi của giáo lý Phật giáo. Bằng sự thực nghiệm của chính mình, Đức Phật đã đặt sự kiện khổ - một tồn tại thực tế trong cuộc sống con ngƣời làm khởi điểm cho suy luận để đi đến phản đề: tìm ra con đƣờng diệt khổ, hay con đƣờng đƣa đến hạnh phúc. Điều này đã đƣợc Ngài nói rất rõ trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân – bài thuyết pháp đầu tiên.

Sở dĩ Tứ Diệu Đế chính là nền tảng căn bản cho giáo lý Đức Phật bởi vì: với nội dung (đã đƣợc đề cập trong các chƣơng 2 và 3 của luận án) cho thấy: luận đề căn bản của Đức Phật đề ra không phải là thần linh, là uy lực của vũ trụ bao la mà là cái khổ - một thực tại chung nhất, gắn liền với cuộc sống thƣờng ngày của con ngƣời, tất cả mọi ngƣời đều có thể thấu hiểu. Vì không có ai trong cuộc đời này không lệ thuộc vào tuổi già, sự đau yếu, bệnh tật và chết chóc. Nhƣng khái niệm Khổ của Đức Phật không phải là sự biểu lộ một tâm trạng bi quan, chán đời trƣớc cuộc sống trần thế, cũng không phải là tâm trạng bế tắc của con ngƣời sống trong cõi đời tạm bợ phù du với quan điểm “sinh ký tử quy” (sống gửi thác về), mà sự khổ nói chung, thực chất chỉ là một trạng thái tâm lý, tình cảm thể hiện ƣớc vọng, ý chí của con ngƣời còn bị cản trở, không đƣợc thỏa mãn bởi nhận thức và hành động chƣa phù hợp với thế giới khách quan. Từ đó, Đức Phật cho thấy rằng nguồn gốc của sự khổ không phải do sự an bài của một tha lực huyền bí nào mà nó ẩn tàng trong mối quan hệ giữa nếp sống, nếp nghĩ của con ngƣời chƣa đƣợc phù hợp với

các định luật của vũ trụ, tự nhiên và xã hội. Nó cũng tiềm ẩn trong sự ham muốn, khát vọng của con ngƣời còn đi ngƣợc lại với những định luật của vạn hữu. Nói cách khác, đó là do mối quan hệ chƣa đƣợc hòa điệu giữa tinh thần và vật chất, giữa chủ quan và khách quan, giữa ý thức con ngƣời với quy luật của thế giới chung quanh.

Tứ Diệu Đế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bộ phái, nhánh phái và tông phái Phật giáo. Ban đầu Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhƣ mô ̣t phong trào chống lạ i tƣ tƣởng thần quyền của Bà La Môn giáo, chống lại sự phân biệt đẳng cấp hà khắc gắn liền với tục lệ hiến tế sát sinh dã man và tràn lan của Bà La Môn giáo đƣơng thời, hƣớng đến một tôn giáo bình đẳng (về niềm tin tôn giáo). Phật giáo mở ra một mô hình tôn giáo bình đẳng cho tất cả mọi ngƣời, không còn phân biê ̣t về quy ền đƣợc tin vào khả năng tu hành và giả i thoát giữa các đẳng cấp, nhất là phá bỏ huyền thoa ̣i về giai cấp Bà La Môn thần thánh - nhƣ là giai cấp duy nhất có quyền năng t ới giải thoát và quyền năng làm các lễ nghi tế tự thiêng liêng để ban giáng phúc cho các đẳng cấp khác.

Bà La Môn giáo phân chia xã hội Ấn Độ làm năm giai cấp: Tăng lữ Bà La Môn, Sát Đế Lỵ, Phệ xá, Thủ đà la, Chiên đà la. Giai cấp Tăng lữ Bà La Môn, tự coi là tinh túy nhất , dựa vào thế lực tôn giáo để củng cố địa vị và quyền lợi của họ. Dƣới thời đức Phật, sự phân chia đẳng cấp của Bà La Môn giáo đã bô ̣c lô ̣ nhiều mă ̣t cực đoan, phi lý và bắt đầu cả n trở sự phát triển của các lực lƣợng sản xuất và s ự tiến bô ̣ của xã hội. Bô ̣ luâ ̣t Manu đầy kỳ thị giai cấp, đề cao vị trí tối thƣợng của giai cấp Bà La Môn, trên cả vua chúa và Bà La Môn giáo là tôn giáo của riêng đẳng cấp Bà La Môn.

Đức Phật đã nhâ ̣n thấy sự bất bình đẳng trong giáo lý giải thoát của Bà La Môn giáo , khi cánh cổ ng giải thoát chỉ dành cho riêng đẳ ng cấp Bà La Môn. Song từ nguyên lý Duyên khởi đức Phật nhận thấy về bản chất , mọi đẳng cấp, kể cả Bà La Môn , đều bình đẳng với nhau về khổ khi cùng chi ̣u sự

chi phối củ a quy luâ ̣t vô thƣờng (sinh, lão, bê ̣nh tử) và quy luậ t tâm sinh lý (ái, ố, hỉ, nộ, tham, sân, si…). Nhƣ vâ ̣y, khả năng thoát khỏ i khổ cũng sẽ là bình đẳng khi biết đ ƣợc nguyên nhân củ a khổ không phải do thần thánh nào quyết đi ̣nh, mà do mỗi ng ƣời tự tạo nghiệ p bởi vô minh và mô ̣ t chuỗi các nhân duyên (thâ ̣p nhi ̣ nhân duyên). Mô ̣t khi đã hiểu quy luâ ̣t vô thƣờng và bản chất ngƣời là vô ngã thì giải thoát là con đƣờng đi ngƣợc vòng Thâ ̣p nhi ̣ nhân duyên để diê ̣t trừ từ vô minh cho đến tr ừ sinh, lão, tử và chấm d ứt vòng luân hồi khổ. Phƣơng pháp diê ̣t khổ là Bát Chính Đạo, kết hợp cả tu d ƣỡng đạo đức, trí tuệ và niềm tin (tam ho ̣c: Giới - Đi ̣nh - Tuê ̣).

Do đó, nếu muốn nhận thức một cách thấu đáo giáo lý Phật giáo cũng nhƣ lịch sử Phật giáo các tông phái Phật giáo, trƣớc tiên cần phải hiểu rõ Tứ Diệu Đế. Mọi tông phái, chi phái cho tới nhánh phái của Phật giáo, hay thuô ̣c về Phật giáo đều coi tro ̣ng Tứ Diệu Đế là cốt lõi. Với Tứ Diệu Đế, Phật giáo một mặt đã kế thừa đƣợc các đặc trƣng truyền thống của Ấn Độ cổ, mặt khác đã vƣợt qua đƣợc những hạn chế của tôn giáo thần quyền Bà La Môn. Theo đó, mọi ngƣời đều có thể tự quyết định con đƣờng đi đến giải thoát của mình và không có thần thánh nào ban phát ngoài sự nỗ lực của chính bản thân mình. Đức Phật chỉ là ngƣời vạch con đƣờng và phƣơng pháp để từ đó mỗi ngƣời tự rèn luyện, giác ngộ và tự giải thoát khỏi khổ đau. Con đƣờng giải thoát mà đƣơng thời Đức Phật cho ̣n là con đƣờng Trung Đạo:

Hỡi này các Tỳ khưu, có hai cực đoan (antâ) mà người xuất gia (pabbajitena) phải tránh. Đó là hai cực nào? Một là đắm mình trong dục lạc (Kâmasukhallikanuyoga) thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng đáng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, là vô ích. Hai là sự tha thiết gắn bó trong lối tu khổ hạnh ép xác (Attakilamathanuyoga), là đau khổ,

không xứng đáng phẩm hạnh của bậc thánh nhân, và cũng không ích lợi.

(chứng ngộ) con đường trung đạo (Majjhimâ Patipadâ hay Madhya Pratipada), là con đường khiến cho ta thấy (cakkhu), biết (nâna) và đưa đến an tịnh (vupasamaya), trí tuệ cao siêu (abhinnâya), giác ngộ (sambodhâya) và Niết bàn [35, tr. 611 - 612].

Có thể nói, tính đột phá trong tƣ tƣởng của Phật giáo so với các tôn giáo thần quyền đó chính là vi ệc chỉ rõ con ngƣời cần phải nƣơng tựa vào chính mình để tiến tới giải thoát. Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa vào một ai khác. Hãy lấy chính pháp làm ngọn đèn, hãy lấy chính pháp làm chỗ nƣơng tựa, không nƣơng tựa một cái gì khác. Quan điểm trên đây của Đức Phật có thể đƣợc xem là sự phản ánh trung thực đời sống tìm đạo, hành đạo và chứng đạo của đức Thế Tôn dựa trên kinh nghiệm của bản thân Ngài. Bởi vậy, Tứ Diệu Đế vừa là sự chứng nghiệm của một nhà tu hành trên con đƣờng tìm kiếm chân lý vừa là lời di giáo của một Đại sƣ truyền cho các đệ tử.

Tứ Diệu Đế trong hệ thống tƣ tƣởng Phật giáo, chiếm một vị trí quan trọng. Sự hiểu biết về Tứ Diệu Đế còn đồng nghĩa với sự đạt đƣợc mục tiêu giác ngộ của Phật giáo. Bởi vì không hi ểu bốn chân lý cao quý đó sẽ khiến chúng sinh phải trôi lăn mãi mãi trong lòng sinh tử. Tứ Diệu Đế, cũng là một cách nhìn triệt để, có tính toàn thể của Đức Phật về nỗi khổ của con ngƣời: khổ, tam khổ, bát khổ và luân hồi khổ. Khi nhận thức đƣợc về sự khổ nhƣ vậy, con ngƣời mới nảy sinh nhu cầu truy tìm nguyên nhân của khổ. Từ đó con ngƣời mới có thể bằng ý chí bằng nỗ lực của chính mình kiến tạo đời sống đạo đức, tích thiện tiến lên đạt giải thoát.

Mặt khác, Tứ Diệu Đế đóng vai trò là cơ sở lý luận cho sự phân nhánh phái Phật giáo Nam tông và Đại thừa trong nội bộ Phật giáo. Trƣớc hết cần khẳng định rằng hai phái Phật giáo Nam tông và Đại Thừa đều thừa nhận nội dung cơ bản của Tứ Diệu Đế bao gồm Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế.

Tuy nhiên, ở những nội dung cụ thể thì giữa hai phái có sự khác biệt nhất định.

a. Về tâm lượng, phái Nguyên thủy (Nam tông) chú trọng vào mục đích

“Tự giác”, bản thân không ngừng nỗ lực để tinh tấn giải thoát. Phật giáo Nam tông cho rằng con ngƣời muốn tu phải nắm bắt, hiểu thấu đáo và áp dụng những điều đã học về Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo và Thập Nhị Nhân Duyên để đƣợc “Tự giác”. Trong khi đó, Phái Đại thừa thì tu theo Bồ Tát Đạo, không chỉ nhằm mục đích Tự Giác mà còn để Giác Tha tức là giác ngộ chúng sinh. Chính vì thế, trong quan niệm của phái Nam tông, để đi đến giải thoát trƣớc con ngƣời hết cần phải phát nguyện Bồ đề tâm, từ đó phát triển tâm Xả, Từ và Bi để trị ba độc Tham, Sân, Si. Bồ Đề Tâm với nghĩa tuyệt đối chính là tính Không (Vô ngã).

b. Về quan niệm giải thoát, Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) chủ

trƣơng phá tan tiểu ngã, chứng nhập vào thể tánh vắng lặng, từ đó làm chỗ giải thoát an vui. Do đó, trong quan niệm của những ngƣời thuộc phái Phật giáo Nam tông, Niết Bàn và Thực Tại là hai cảnh giới tách biệt. Phái Đại thừa mặc dù cũng xuất phát từ quan niệm vô thƣờng, nhân sinh nhiều khổ não nhƣng quan niệm về giải thoát lại có phần khác biệt. Họ cho rằng, các pháp nhƣ huyễn, chúng sinh là tự tánh của mình. Do đó, những ngƣời Đại thừa chủ trƣơng phá chấp ngã, chấp pháp, trên cơ sở đó khuyếch trƣơng Vô ngã, không cần phải lìa đời xa lánh chúng sinh mà vẫn đƣợc giải thoát tự tại. Giải thoát của Phật giáo Nam tông (nguyên thủy) là tiêu cực khi muốn lánh khỏi mọi sự khổ não ở hiện tại mà thể nhập vào cảnh không tịch, cho nên mục đích chung cuộc của họ là cầu lấy quả A La Hán hoặc Bích Chi Phật. Giải thoát của Đại thừa là tích cực hơn khi hiểu rằng phiền não vốn không và trong chúng ta có đủ đức tƣớng, trí huệ của Nhƣ Lai cũng vô lƣợng công đức. Về chúng sanh, Đại thừa quyết cứu độ cho tới khi tất cả đều thành Phật. Về thế giới, họ quyết

biến cõi uế ác thành cảnh thiện mỹ, trang nghiêm.

c. Về phương pháp tu đạo, phái Phật giáo Nam tông thiên về y theo Tứ

Đế, Thập nhị nhân duyên, Tam thập thất đạo phẩm với mục đích để phá trừ ngã chấp, chứng quả Ngã không. Đại thừa thì y theo Lục độ vạn hạnh gồm tu phúc tuệ, phá cả ngã chấp lẫn pháp chấp, chứng quả Ngã Pháp câu không.

Với Tứ Diệu Đế đƣợc Đức Phật đề ra đƣợc xem là một triết học hành động. Nếu đặt giáo lý này vào thời điểm mà tƣ duy siêu hình phát triển, con ngƣời đắm chìm trong những giấc mơ siêu hình hoặc thờ cúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)