4.2. Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam và quan niệm nhân sinh của
4.2.1. Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam
Trƣớc khi Phật giáo du nhập, ở Việt Nam đã tồn tại một số tín ngƣỡng tôn giáo dân gian của ngƣời bản địa nhƣ thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, Thổ địa, thờ tổ tiên… thể hiện đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn của dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình du nhập, Phật giáo đã góp phần giải đáp đƣợc những băn khoăn mang tính triết lý nhân sinh mà tín ngƣỡng dân gian còn bỏ ngỏ và nâng chúng lên tầm triết lý tôn giáo. Đó là những câu hỏi về nguồn gốc đầu tiên của con ngƣời, ý nghĩa đích thực của cuộc sống, hay vấn đề họa phúc trong cuộc đời… Những vấn đề này đã đƣợc Phật giáo góp phần giải đáp trên cơ sở hệ thống triết học - tôn giáo sâu sắc về “vô thƣờng, vô ngã”, “từ bi, hỷ xả”, “nhân quả”, “nghiệp báo luân hồi”… Đặc biệt, những nội dung tƣ tƣởng căn bản đó đề cập và đƣợc chuyển tải đều có giá trị làm sáng tỏ thêm cho Tứ Diệu Đế, và nhờ chúng Phật giáo đã nhanh chóng tạo lập đƣợc cơ sở tín ngƣỡng khá vững cho sự tồn tại và phát triển của mình trong văn hóa tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Việt Nam.
Cùng với quá trình du nhập và phát triển, nhiều giá trị và chuẩn mực đạo đức của Phật giáo cũng theo đó có tác động nhất định đến hệ thống chuẩn mực đạo đức của ngƣời Việt Nam. Các nội dung đậm ý nghĩa đạo đức trong giáo lý Phật giáo, không thể tách rời khỏi Tứ Diệu Đế, nhất là Đế thứ tƣ (Đạo Đế) trong Tứ Diệu Đế đã góp phần bổ sung nhiều giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức của ngƣời Việt vốn có, nhờ đó làm phong phú và sâu sắc thêm hệ giá giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam cho thấy, Phật giáo đƣợc du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thƣơng với các nhà buôn Ấn Độ bằng đƣờng thủy và
giao lƣu văn hoá với Trung Hoa bằng đƣờng bộ.
Do sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ nên danh từ Buddha, ngôn ngữ cổ Sanskrit, đã đƣợc phiên âm thành chữ Bụt và đƣợc truyền khẩu trong dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt đƣợc coi nhƣ một vị thần chuyên cứu giúp ngƣời tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ IV - V, do ảnh hƣởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và đƣợc thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha đƣợc phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi đƣợc rút gọn thành Phật.
Và thời kỳ đầu này ở Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của giáo lý cơ bản Phật giáo, đặc biệt là Tứ Diệu Đế là cơ sở bàn luận của nhiều tác phẩm, kinh văn Phật giáo để đính chính cho những quan niệm sai lệch về Đức Phật và Đạo Phật thuần túy. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thời kỳ này xuất hiện một số tƣ tƣởng gia nổi tiếng, mà tiêu biểu đó là Mâu Tử với cuốn văn thƣ nổi tiếng của ông - sách Lý Hoặc Luận. Mục đích của Lý hoặc luận là để "trị hoặc", để giải thích những sai lầm của Đạo giáo và Nho giáo. Trong 37 điều, trừ 5 điều đầu nói về Phật giáo và 7 điều nói về Lão giáo, còn lại 25 điều hoàn toàn nói về Nho Giáo, rằng Đạo giáo hay Nho giáo đều không quan hệ với Phật giáo và văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam thời Mâu Tử, Lý hoặc luận không phải viết để xiển dƣơng Phật giáo, mà là một cuộc tổng kết cuộc đấu tranh về văn hóa, giữa văn hóa Việt Nam đối với văn hóa phƣơng bắc, mà chủ yếu là Phật giáo đối với Nho giáo. Khi nói lên những câu bài bác Nho giáo, không phải là Mâu Tử không có tƣ tƣởng chỉ đạo, xuyên suốt Phật giáo.
Tứ Diệu Đế đƣợc cụ thể hóa trong Lý hoặc Luận của Mâu Tử có nhắc đến tƣ tƣởng về nhân sinh. Nhân sinh là Khổ, Khổ trong tất cả mọi loài hàm huyết nhƣ nhau, chính vì vậy mà tất cả nhân sinh đều có sự bình đẳng, sự bình đẳng trong Phật tính. Dân tộc Việt Nam không sợ bất cứ nền văn hóa nào muốn áp đặt, cũng không đi đến chỗ cực đoan là tự tiện kỳ thị những dân tộc
khác, chính là vì quan niệm nhân sinh là Khổ và ai cũng có Phật tính, ai đều thuộc về Phật này. Đã trả lời câu của Lƣu Hy, nói là dân tộc ta không có lễ nghĩa, vƣợt quá lễ nghĩa. Mâu Tử khẳng định tính bình đẳng của con ngƣời. Và dân tộc ta đã giữ vững quan điểm đó và chống lại bất kỳ một áp đảo nào. Từ khái niệm bình đẳng đó phát sinh một khái niệm mới, là khái niệm bao dung. Vì tất cả mọi ngƣời đều Khổ và đều có Phật cho nên phải bao dung, phải tôn trọng tính Phật nơi ngƣời khác và chấp nhận họ một cách dễ dàng. Trong lịch sử Việt Nam, dân tộc ta chƣa bao giờ đi đến cực đoan về mọi phƣơng diện; về phía Phật giáo lại càng không bao giờ có chủ trƣơng cực đoan, loại bỏ những gì bất đồng chính kiến với đạo Phật. Dân tộc Việt Nam lớn mạnh cũng nhờ vào sự sẵn sàng chấp nhận và bao dung những ngƣời khác, những văn hóa khác.
Trải qua gần 2000 năm tồn tại, Phật giáo đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, ảnh hƣởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của ngƣời dân. Đến thời nhà Hậu Lê rồi Nguyễn Triều, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhƣờng vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Đến khi ngƣời Pháp đặt nền đô hộ trên đất nƣớc này, thì đạo Phật lại càng suy yếu.
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, do ảnh hƣởng phong trào chấn hƣng Phật giáo trên thế giới, Phật giáo Việt Nam cũng chuyển mình phục hƣng, khởi đầu từ các đô thị miền Nam rồi miền Trung với các đóng góp quan trọng của các nhà sƣ Khánh Hòa và Thiện Chiếu. Cho đến năm 1964, các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất dƣới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và sau 17 năm hoạt động giáo hội này đã ngƣng mọi sinh hoạt vào năm 1981. Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất vào năm 1975, năm 1981 chín tổ chức Phật giáo trong cả nƣớc đã tổ chức đại hội, thống nhất làm một và lấy danh hiệu là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”.
Dù Phật giáo bị thăng trầm, truân chuyên theo vận nƣớc, nhƣng Phật giáo đã hoà vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, đã đồng cam cộng khổ với dân tộc, cùng dân tộc đi qua bao khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc trong công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy qua những thời đại cực thịnh của đất nƣớc đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hƣng thịnh. Nhƣ thời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần v.v... Tuy quyện mình vào lòng dân tộc nhƣng giáo lý chứa đựng trong ba tạng kinh điển của Phật giáo vẫn giữ đƣợc vẻ tinh khiết vốn có của nó và dòng thiền Trúc Lâm đã đƣợc khôi phục vào cuối thế kỷ thứ 20, tiếp nối mạng mạch của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Cùng với chiều dài lịch sử, dân tộc, Phật giáo với những giá trị đạo đức đƣợc xây dựng từ tinh thần, đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn rất gần gũi với tâm tƣ, tình cảm của ngƣời dân Việt Nam. Tƣ tƣởng về Khổ của Tứ Diệu Đế là phƣơng châm hành động cho tinh thần “từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn” của nhà Phật để hòa quyện với tƣ tƣởng yêu nƣớc, nhân nghĩa của Việt Nam. Yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam trong lịch sử, trƣớc hết là tinh thần độc lập, dân tộc, khẳng định và bảo vệ quyền tự chủ, tự do và bình đẳng của đất nƣớc.
Trong giáo lý Phật giáo, giới đầu tiên trong Ngũ giới là “Cấm sát sinh”, hiểu một cách sâu sắc tinh thần của giới này là tôn trọng mọi sự sống. Dân tộc ta rất yêu chuộng hòa bình, tiếp thu Phật giáo, song luôn sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc với lập luận là lấy việc “trừ bạo” - tức là từ giặc ngoại xâm - để bảo vệ sinh tồn cho cả dân tộc vẫn là tích thiện. Vì Phật giáo căn cứ vào động cơ, mục đích của hành động để phân biệt hành vi thiện ác, nên hành động tham gia chiến đấu để bảo tồn hòa bình của dân tộc, của quê hƣơng chứ không ngồi im khi tổ quốc và quê hƣơng, gia đình lâm nguy lại đƣợc ngƣời Việt Nam đánh giá là từ bi, hƣớng thiện. Trong điều kiện
đặc biệt của dân tộc Việt Nam, luôn bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm, lòng yêu nƣớc, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc đƣợc xem là giá trị hàng đầu, là hành động mang tính thiện cao nhất. Độc lập, tự do của Tổ quốc đã trở thành lẽ sống của hàng triệu ngƣời Việt Nam. Vì vậy, yêu nƣớc ở Việt Nam đã đƣợc chọn làm tiêu chuẩn đạo đức, nhân cách hàng đầu của ngƣời Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam đã gắn tiêu chuẩn giác ngộ và giải thoát của Bồ tát giới với tiêu chuẩn yêu nƣớc một cách linh hoạt và sáng tạo. Vì vậy hành động cầm vũ khí, ra trận chống lại giặc xâm lăng để cứu đồng bào, giải phóng dân tộc đƣợc xem là thực hiện tƣ tƣởng Bồ Tát “cứu khổ, cứu nạn” bằng tâm từ bi, hƣớng thiện, nên rất đƣợc ngƣời Việt Nam hƣởng ứng mỗi khi đất nƣớc bị nạn ngoại xâm đe dọa.
Giải thoát theo quan niệm của Phật giáo bác học là sự giải thoát đạt đến tự do tuyệt đối của tính Không, nhƣng khi vào Việt Nam, tƣ tƣởng này của Phật giáo đã đƣợc phân làm hai lớp: bác học và bình dân. Trong tƣ tƣởng của phái Thiền tông (đƣợc hai triều Lý - Trần phát triển) vẫn giữ đƣợc tƣ tƣởng cao siêu đó; Song trong niềm tin phổ biến của ngƣời bình dân Việt Nam thì “cứu khổ cứu nạn” là thoát khỏi những đau khổ trong cuộc sống đời thƣờng của con ngƣời nhƣ hành động nhƣờng cơm sẻ áo, “lá hành đùm lá rách”…
Chẳng hạn thời Lý - Trần, trong hoàn cảnh quân xâm lƣợc đang tàn sát đồng bào, ngƣời Phật tử, nhất là những bậc có trách nhiệm lớn đối với đất nƣớc, đã không thể vì giữ giới thiện nhỏ của cá nhân mà quên điều thiện lớn của dân tộc. Nhiều vị vua - Phật thời này đã từng cởi áo bào, nhƣờng ngôi để lui về chốn tu hành, nhƣng vì đạo lý “dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”, nên lại trở về triều, lên ngựa xông pha nơi trận mạc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại thái bình cho dân tộc. Những tấm gƣơng đó đã làm cho Phật giáo Việt Nam thời đó trở thành tôn giáo dân tộc, có vị trí nhƣ quốc giáo, và có sức mạnh đoàn kết mọi tôn giáo, đoàn kết lòng dân, sức dân trong những công cuộc lớn
của dân tộc, đánh thắng nhiều đế quốc lớn ghê ghớm nhất thời đó, giữ vững “âu vàng” của dân tộc.
Trong chiều dài lịch sử dân tộc, nhiều hành động vị tha, nhân ái cao cả, khoan dung độ lƣợng với kẻ thù bại trận cũng thể thiện độc đáo giới “bất sát” của Phật giáo Việt Nam trong chiến tranh đã góp phần tô đậm thêm ý nghĩa đạo lý Phật giáo trong đạo lý dân tộc: lấy cái thiện chống cái ác “đem đại nghĩa thắng hung tàn” lấy chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa, không nuôi hận thù để đối xử với kẻ thù. Chẳng hạn, sử sách còn ghi hành động đẹp, sẵn sàng “mở lòng hiếu sinh”, cấp lƣơng thực, cấp ngựa cho tàn binh thua trận quay trở về nƣớc càng tô đẹp thêm trang sử hào hùng và chí thiện của ngƣời Việt Nam.
Việt Nam còn là một đất nƣớc thƣờng xuyên phải đối mặt với các thiên tai khắc nghiệt nên con ngƣời nơi đây luôn đề cao tinh thần “tƣơng thân tƣơng ái” nhƣ một nét đẹp trong đạo đức truyền thống dân tộc. Có thể nói, trải qua các biến đổi thăng trầm của đất nƣớc, nhiều chuẩn mực đạo đức Phật giáo qua Tứ Diệu Đế đã không ngừng đƣợc tích hợp với đạo đức ngƣời Việt Nam và đƣợc minh họa và thể hiện phong phú thành tính cách đạo đức và lối sống của ngƣời Việt Nam.