Phạm trù “Đạo” “Giới”, “Định”, “Tuệ” trong Đạo Đế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 94)

“Đạo” của Phật giáo là con đƣờng chính niệm, chính kiến phá tan vọng tƣởng. Cái khổ của con ngƣời chính là trong cuộc sống, song bởi vậy nên trong tự thân nó luôn chứa hạnh phúc, chứ không phải từ bên ngoài cuộc sống khổ đó. Nhƣng vì vô minh - cách nhìn sai lầm của định kiến “hữu ngã” - nên con ngƣời thƣờng không thấy đƣợc hạnh phúc trong hiện tại, trong tự thân cuộc sống. Nói cách thông thƣờng là nhiều khi là hạnh phúc của mình, nhƣng chính mình vứt bỏ nó đi, mình đẩy nó đi. Chẳng hạn, trong một cơn giận dữ, trong một phút đam mê, vì không còn nhìn thấy đƣợc hạnh phúc lớn lao sẵn có, mà có ngƣời đã tự chấm dứt cuộc sống của mình. Theo lý Duyên khởi, khổ đang chứa đựng trong chính nó cái diệt khổ, và chỉ cần một thực tập (hành) nho nhỏ là có thể tự chuyển hóa, khôi phục đƣợc tình trạng diệt khổ. Quan niệm biện chứng mềm dẻo hơn khi cho rằng Khổ hay Lạc thậm chí đều tùy theo cách nhìn, cách tiếp cận và đánh giá (Đạo) mà thôi. Từ đó Phật giáo

phát huy các “trợ đạo” giúp chủ thể tập trung vào mục đích thoát khổ hơn trên con đƣờng tu hành.

3.4.1. Bát chính đạo hay sự kết hợp Giới, Định, Tuệ

Phật giáo quan niệm Đạo không tách rời khỏi cuộc sống hiện thực của con ngƣời, vì cái không sinh tử ở ngay trong sinh tử, giải thoát phải đƣợc tìm thấy ngay trong những khổ đau mà chúng ta đã và đang trải qua. Đạo không phải tự trên trời rơi xuống. Nói cách khác, Đạo là con đƣờng đƣợc tìm ra ngay trong hoàn cảnh đau khổ,và tự trong chính mỗi ngƣời, nếu không có hoàn cảnh đau khổ thì cũng không có Đạo.

Đạo Đế đƣợc triển khai khi đã có nhận thức đầy đủ về Khổ Đế, Tập Đế và Diệt Đế. Nếu không nhìn vào cuộc đời thực tại với những đau khổ, thì không thể tìm ra đạo. Điều này cho thấy, một lần nữa, nguyên tắc Duyên khởi của Phật giáo luôn đƣợc nhất quán trong các nội dung cụ thể.

Bát chính đạo là con đƣờng giải thoát cơ bản mà hầu hết giáo lý Phật giáo cả Nguyên thủy (Nam tông) và Đại thừa (Bắc tông) đều đề cập bằng cách này hay cách khác, con đƣờng này hay con đƣờng khác. Suốt 45 năm thuyết pháp, độ sinh, Đức Phật đã giảng giải Bát chính đạo bằng nhiều lối khác nhau, tùy theo căn cơ và trình độ của chúng sinh. Song tinh túy của hàng nghìn bài thuyết pháp đó đƣợc cô đọng trong Bát chính đạo.

Bát chính đạo là 8 con đƣờng chân chính hay 8 phƣơng cách thực hành mà Đức Phật đã trải nghiệm và đúc rút giúp con ngƣời đạt đến thành tựu giải thoát và giác ngộ viên mãn. Tám pháp môn chính đáng này là hành động của mắt, miệng, hành vi, tƣ tƣởng và ngay cả thân thể nữa cũng ảnh hƣởng dây chuyền mà hợp thành: Thấy biết đúng để nhận ra đƣợc sự vật không lầm thuộc về Chính kiến, suy nghĩ ngay thật (Chính tư duy) không mang tâm niệm xấu có hại cho kẻ khác. Miệng luôn luôn nói lời chân thật, hòa nhã, không cố ý thêm bớt, không đặt điều vô ích (Chính ngữ). Hành động, việc làm chân

chính (Chính nghiệp). Chọn lựa những công việc thích hợp với khả năng và trình độ của mình không làm phƣơng hại tới kẻ khác trong việc mƣu sinh

(Chính mệnh). Luôn luôn chuyên cần để đẩy mạnh công việc làm đạt tới kết

quả tốt (Chính tinh tấn). Luôn ghi nhớ, nghĩ tới điều hay lẽ thật (Chính niệm). Luôn hƣớng tới những tƣ tƣởng hay, những điều bổ ích thiết thực cho cuộc sống của mình là Chính định.

Hiểu biết suy nghĩ, hành động chân chính theo tám phƣơng pháp này là những con đƣờng hữu ích có thể ứng dụng ngay vào đời sống cá nhân và rèn luyện, tu tập cho riêng mỗi ngƣời. Phật giáo quan niệm đây là con đƣờng duy nhất chân thật, làm kim chỉ nam cho cuộc sống đúng nghĩa, hữu ích và an lạc.

Bát chính đạo là con đƣờng có tám ngành (tám phần) kết hợp liên hoàn với nhau, và đƣợc thực hành tất cả tám phần đồng đều, chứ không phải từng bƣớc và rời rạc hay tuần tự. Tám bƣớc liên hoàn này đều nhằm mục đích cùng lúc thực hiện đúng đắn sự tu dƣỡng trên ba phƣơng diện, đó là: Giới (Sìla), Định (Samàdhi) và Tuệ (Pannà). Đó cũng có thể đƣợc xem nhƣ là một chuyển động vòng tròn vì nó bắt đầu bằng Chính kiến và cuối cùng kết thúc bằng Chính kiến. Mặc dù Chính kiến chỉ đƣợc nhắc ở lúc ban đầu, nhƣng kết quả của việc đi qua Bát chính đạo phải là bằng Chính kiến.

- Chính kiến đƣợc nhắc đến trong kinh Pháp Cú với lời Phật dạy: “Tinh

cần khổ hạnh, bỏ ác tu hành, chuyên tâm luyện không ngừng… Tu tập trí tuệ, biết các pháp sinh diệt vô thƣờng, biết yếu đạo đƣa tới hiền thánh, dứt hết gốc khổ” [47, tr. 60 - 73].

Chính Kiến là hiểu biết chân chính, đạt đến ý nghĩa rốt ráo về bản thân, về sự vật và bản chất của đời sống. Cụ thể hơn nữa, đó là nhận biết đúng về bản chất vô thƣờng của tất cả sự vật và bản thân, chúng đều không nhất thành bất biến mà thƣờng xuyên thay đổi, do đó mà không có cái tôi bất biến (vô ngã), mọi vật đều nhờ tƣơng tác hỗ trợ nhau mà sinh ra và mất đi (duyên sinh).

Từ đó nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đƣờng đi đến hết khổ.

Trong Bát chính đạo, Chính kiến là bƣớc đầu tiên, đó là nhận thức rõ bản chất của khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đƣờng đƣa đến hết khổ (tức Tứ Diệu Đế). Chính kiến hƣớng tới nhận thức đƣợc rằng tất cả chúng sinh đều có thể thực sự tu sửa để tiến tới giải thoát. Chính kiến cũng có nghĩa là hiểu biết về nghiệp, biết chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra cho bản thân, không đổ thừa hoàn cảnh, đổ lỗi cho ngƣời khác hay bất cứ thứ gì ở bên ngoài. Có nghĩa là mỗi ngƣời làm chủ nghiệp của chính mình, chỉ có bản thân mình có thể thay đổi đƣợc nghiệp của mình. Chính kiến là bƣớc khởi đầu quan trọng nhất cho bảy chi còn lại của Bát chính đạo. Chính kiến kiện toàn Chính tƣ duy, làm cho suy tƣ đƣợc vững chãi và phối hợp các ý nghĩ. Khi những suy tƣ và ý nghĩ trở thành rõ ràng và nhiều thiện ý thì việc làm và lời nói cũng sẽ hƣớng tới tích thiện.

- Chính tư duy là tƣ duy, suy nghĩ luôn đúng đắn, sáng suốt. Vai trò của

Chính tƣ duy (trí tuệ đúng đắn) trong nhận thức chân lý tối hậu, đƣợc Phật dạy trong kinh Na Tiên Tỳ khiêu :

Người có trí tuệ mới cắt đứt được (đoạn) các điều nghi ngờ và làm sáng tỏ được (minh) các điều lành… Cũng thế, trí tuệ soi suốt cả … trí tuệ cắt dứt các điều dữ, giống như dao bén chặt ngọt... Ai có

trí tuệ mới mong độ thoát khỏi cái khổ sinh tử luân hồi [36, tr. 58].

Chính tƣ duy là kết quả của chính kiến. Nếu có tà kiến, thì không thể nào tƣ duy đúng đúng đắn. Chính tƣ duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chính, tƣ tƣởng đúng với lẽ phải.

Ngƣời tu theo phép Chính tƣ duy, thƣờng xét nghĩ đạo lý cao siêu, suy tìm thể tánh nhiệm mầu, biết xét những hành vi lỗi lầm, những ý nghĩ xấu xa để sám hối; biết suy nghĩ về ba món vô lậu học: Giới, Ðịnh, Huệ, để tu giải thoát; biết

suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phƣơng pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho ngƣời.

- Chính ngữ đƣợc Đức Phật nói đến trong Kinh Pháp Cú rằng: “Ngƣời

có sự gìn giữ lời nói, đã đƣợc thu thúc về tâm, và không nên làm điều bất thiện bằng thân. Nên làm trong sạch ba đƣờng lối tạo nghiệp này, nên thành đạo lộ đã đƣợc tuyên thuyết bởi các bậc Ẩn Sĩ.

“Giữ gìn lời nói chính chân,

Hộ phòng tâm ý trắng trơn sạch làu. Thân quen hành ác, dứt mau!

Ba nghiệp thanh tịnh, đạo mầu chứng tri” [38, tr. 462 – 463]

Chính ngữ là không nói những lời dẫn đến đau khổ, chia rẽ, căm thù. Chỉ nói những lời lẽ dẫn đến xây dựng niềm tin, thƣơng yêu hòa hợp, và mang đến lợi ích cho mọi ngƣời.

Đức Phật có dạy về 5 loại ngữ mà một ngƣời tu tập Chính ngữ cần thực hành: (1) Nói đúng lúc, không nói sai; (2) Nói lời chân thật, không nói lời hƣ ngụy; (3) Nói lời nhu hòa, không nói lời thô bạo; (4) Nói điều lợi ích, không nói điều vô ích; (5) Nói lời xuất phát từ lòng từ, không nói lời xuất phát từ lòng sân.

- Chính nghiệp do Đức Phật dạy trong Trường A Hàm, phẩm “Kinh

Thiện Sinh” rằng:

Này Thiện Sinh! Nếu ông trưởng giả, hay con ông trưởng giả nào biết tránh 4 nghiệp oan kiết, không làm ác theo 4 chỗ và biết tránh 6 nghề nghiệp hao tài , thì được gọi là Thiện Sinh (sinh sống khôn lành)….

… Này Thiện Sinh! Bốn nghiệp oan kiết là: sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ. Và 4 chỗ gây tội ác là: tham dục, sân hận, khủng bố, ngu si. Ai làm những việc ác đó thì bị tổn hại rất nhiều…

… Này Thiện Sinh! Sáu nghề nghiệp hao tài là: Đam mê rượu chè, cờ bạc, phóng đãng, đam mê kỹ nhạc, kết bạn người ác và biếng lười… [47, tr. 232-233]

Chính nghiệp là hành động chân chính, nhằm tạo thiện nghiệp. Đức Phật có giảng về Ngũ Giới với năm điều răn cám đối với hàng tu sĩ và Phật tử tại gia để tạo lập chính nghiệp, đó là: không sát sinh, không trộm cấp, không tà dâm, không nói dối, không dùng chất gây nghiện.

Nghiệp là hành vi có tác ý. Một hành động hay hành vi xuất phát từ suy nghĩ, ý nghĩ, tƣ duy chân chính đƣợc gọi là chính nghiệp; Ngƣợc với chính nghiệp là tà nghiệp. Nguồn gốc của mọi hành vi thuộc tà nghiệp đều dẫn khởi từ ba yếu tố: lòng tham lam (tham), sự sân hận (sân) và sự ái luyến si mê (si). ngƣời tu hành theo Bát Chính Đạo, một khi đã tẩy sạch tham sân si và giữ tâm hoàn toàn thanh tịnh thì những xu hƣớng xấu sẽ không khởi phát lên đƣợc. Tâm thức do vậy trở nên thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì đời sống tinh thần cũng trong sạch. Chính nghiệp do vậy cũng có nghĩa là giữ đời sống trong sạch, gƣơng mẫu, chính trực.

- Chính mệnh Đức Phật đƣợc răn dạy trong kinh Pháp Cú rằng:

Trăm năm sống có ích gì,

Buông lung, phóng dật ác trí, ác tà! Một ngày trong cõi người ta,

Giới định, thiền tuệ - thật là tốt hơn! [38, tr.189 - 190]

Chính mệnh là mạng sống, là nuôi dƣỡng mạng sống bằng nghề nghiệp chính đáng, lƣơng thiện, trong sạch. Ngƣời theo Chính mệnh sống cuộc đời ngay thật, không gian tham, hoàn toàn tự lực, không phụ thuộc ngƣời khác, không làm đau khổ kẻ khác. Chính mệnh còn gọi là Đế thụ, tức là lìa bỏ tà mạng nhƣ các chú thuật, bói toán, tƣớng số... Chính mệnh là cầu y phục, ăn uống, giƣờng chiếu, thuốc men và các đồ dùng sinh sống khác một cách đúng pháp.

- Chính tinh tấn đƣợc Đức Phật dạy và ghi lại trong kinh Na Tiên Tỳ Khiêu rằng:

Tinh tấn giúp điều lành, Đường lành ai đi xong, Đường đời sẽ ra khỏi,

Ba cõi chẳng trở lui! [36, tr. 54 - 55]

Tinh tấn (Vàyàma) là sự nỗ lực, siêng năng, cố gắng hết sức bằng tất cả nghị lực bản thân. Chính tinh tấn là nỗ lực chân chính để đoạn trừ điều ác, nỗ lực thực hành điều thiện. Đây là nguyên tắc duy trì liên tục sự tu dƣỡng của một hành giả khi quyết tâm cắt đứt mọi bất thiện pháp trong cuộc sống tự thân. Chính sự cố gắng liên tục là yếu tố cần thiết để tự mỗi ngƣời đạt giải thoát, chứ không phải là nƣơng nhờ vào thế lực khác. Bên trong mỗi ngƣời đều có một kho tàng đức hạnh cao thƣợng đồng thời cũng là một kho tật xấu đê hèn. Chính tinh tấn là đè nén, tuyệt trừ tật xấu và cố gắng vun xới đắp bồi tính tốt. Tóm lại, Chính tinh tấn là cố gắng chú tâm kiểm soát thân, khẩu, ý.

- Chính niệm do Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú rằng:

Còn đối với người khéo nỗ lực, thường xuyên có niệm đặt ở thân, không thực hành việc không đáng làm, là những người làm đều đặn các việc cần làm, có niệm, có sự nhận biết rõ, thì các lậu hoặc đi đến sự tiêu diệt…

Người siêng năng cần mẫn, Thường thường quán thân niệm, Không làm việc không đáng, Gắng làm việc đáng làm, Người tư niệm giác tỉnh,

Lậu hoặc được tiêu trừ. [38, tr. 482 - 484]

pháp. Nhờ đó tâm ý không lạc vào các pháp bất thiện, không bị các ý niệm bất chính dẫn dắt lang thang trong vòng u tối. Chính Niệm còn là ghi nhớ những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho ngƣời, những đạo lý chân chính. Chính niệm có hai phần: - Chính ức niệm là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân Tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền; - Chính quán niệm là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não mà chúng sinh đang mắc phải, từ đó mở rộng lòng thƣơng yêu, chia sẻ và ra tay bố thí, cứu độ.

Ngƣời theo đúng Chính niệm, thƣờng tự quán sát về Tứ Diệu Đế của Phật giáo, bất luận ở đâu, dù trải qua hoàn cảnh nào cũng không chuyển tâm xao lãng.

- Chính định do Đức Phật có chỉ bày trong Trung A Hàm. Đó là nội dung nói về kỹ thuật tu luyện tâm linh - thiền định: “Âm thanh là gai nhọn đối với nhập Thiền thứ nhất. Giác, quán là gai nhọn đối với nhập Thiền thứ hai. Hỷ là gai nhọn đối với nhập Thiền thứ ba. Hơi thở ra, hơi thở vào là gai nhọn đối với nhập Thiền thứ tƣ” [46, tr. 402]. Chính định là giữ cho tâm an trụ và không chao đảo, giữ đƣợc trạng thái tinh thần yên tĩnh. Nhờ Chính định tâm yên tình mới rõ đƣợc bản chất Không của vạn pháp.

Nói cách khác, giáo lý Phật giáo về tu dƣỡng đều không ngoài ba pháp môn chính gọi là Tam vô lậu học (Giới, Định và Tuệ). Nhƣ phần trên đã nói, đó chính là ba lĩnh vực liên kết, liên hoàn trong Bát chính đạo. Trong đó Chính kiến, Chính tƣ duy thuộc về Tuệ; Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng thuộc về Giới; Chính tinh tấn, Chính niệm và Chính định thuộc về Định.

Nhìn theo trục dọc sẽ thấy, Bát chính đạo đi từ cái nhìn đúng một cách tƣơng đối tới chính kiến tuyệt đối, và cuối cùng, con ngƣời trở nên hoàn thiện qua Bát chính đạo. Lúc đó không cần phải hay cố gắng để nhớ tới và thực tập Bát chính đạo nữa, vì Bát chính đạo đã trở thành bản năng tự nhiên. Chẳng

hạn các vị A-la-hán, Bồ Tát lúc nào cũng giữ đƣợc Chính kiến, Chính tƣ duy. Họ không có tà ngữ, hành động sai trái hay nghịch mạng, mà lúc nào cũng chính tinh tấn, chính niệm, và chính định.

3.4.2. Con đường Giải thoát với các phẩm trợ đạo

Phật giáo Đại Thừa tiếp tục mở rộng phạm vi, phƣơng pháp thoát khổ theo các trợ đạo khác trên cơ sở bảo tồn nội dung cốt yếu của Tứ Diệu Đế, đó là: Tứ niệm xứ, Tứ chính cần; Tứ như ý túc; Ngũ căn; Ngũ lực; Thất Bồ đề phần.

1) Tứ niệm xứ là bốn điều mà ngƣời tu hành không đƣợc xao nhãng: -

Quán thân bất tịnh (tập trung tƣ tƣởng để quan sát một cách tƣờng tận về bản chất vốn không sạch của thân xác); - Quán tâm vô thƣờng (tập trung tƣ tƣởng để nhận nhận biết rằng tâm con ngƣời luôn đổi thay, và tâm cũng gồm nhiều thành phần cấu tạo nên); - Quán pháp vô ngã (tập trung tƣ tƣởng để thấy rằng các pháp đều có tự tƣớng nên không có cái ngã tính riêng biệt, từ đó mà không chấp các pháp); - Quán thọ thị khổ (tập trung tƣ tƣởng để hiểu rõ khổ đau hay hạnh phúc đều chính là cuộc sống, bản thân sự sống).

2) Tứ chính cần là phải liên tục duy trì niềm tin, trí tuệ và đạo đức trên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)