Các hệ thống tư tưởng và tôn giáo Ấn Độ tiền Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 39 - 50)

2.1. Cơ sở hình thành của Phật giáo

2.1.2. Các hệ thống tư tưởng và tôn giáo Ấn Độ tiền Phật giáo

Là một trong những cái nôi lớn của văn minh phƣơng Đông, Ấn Độ là một quốc gia có truyền thống triết học và tôn giáo lâu đời. Tƣ tƣởng triết học và tôn giáo của ngƣời Ấn rất độc đáo và đa dạng, thể hiện năng lực tƣ duy đô ̣c đáo với những triết lý cao siêu. Tiền đề cho sự ra đời của Phật giáo thể hiện trong các bô ̣ kinh lớn có tính truyền thống nhƣ kinh VedaUpanishad, cũng nhƣ hệ thống tƣ tƣởng triết học chính thống (gồm sáu phái chính thống) của Ấn Độ cổ đại.

Trong nền văn minh rực rỡ của phương Đông thì Ấn Độ cổ đại là một trong những cái nôi triết học, tôn giáo lâu đời, phong phú và đặc biệt của nhân loại. Những kinh Veda và tôn giáo Rig Veda tối cổ thể

hiện những quan niệm nguyên sơ về vũ trụ của ngưởi Ấn Độ cổ... những trào lưu triết học tôn giáo có tính hệ thống chặt chẽ như Lokayata, Shamkhya, Vaisesika, Nyaya, Mimansa, Vedanta... nghiên cứu hầu hết các lĩnh vực khác nhau của triết học, vừa đấu tranh trên quan điểm triết lý, phương pháp tu luyện và địa bàn ảnh hưởng, vừa kế thừa lẫn nhau trong quá trình phát triển. Dưới sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng kinh Veda, đạo Bàlamôn... tất cả là những dấu son sáng

mãi trong lịch sử tư tưởng phương Đông [21, tr. 7 - 8].

Có thể nói rằng, các trào lƣu tƣ tƣởng và tôn giáo đó đã ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sự ra đời của Phật giáo và tất nhiên tới cả nội dung giáo lý Tứ Diệu Đế của nó.

Kinh Veda là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ, là tác phẩm tập hợp những câu ca dao, vịnh, phú, những tƣ tƣởng, quan điểm, tập tục lễ nghi của các bộ lạc Aryan, đƣợc ghi chép bằng tiếng Phạn (Sanskrit), bao gồm 4 tập: Rigveda,

Samaveda, AtharvavedaYajurveda, mà những tƣ tƣởng tiền triết học đặc

biệt tập trung trong Rigveda. Rigveda có tính thần thoại nhƣng đã hàm chứa nhiều nhận thức đầu tiên của ngƣời Ấn Độ về vũ trụ và nhân sinh. Tƣ tƣởng

Rigveda mở đầu cho nền văn minh và triết học Ấn Độ, cũng là cơ sở để khai

triển cho tất cả những trào lƣu tƣ tƣởng về sau.

Trên cơ sở của kinh Veda mà hình thức tôn giáo cổ của ngƣời Ấn Độ là Veda giáo ra đời. Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã khẳng định nhƣ sau:

Triết học Veda ra đời do sự hoài nghi đối với các thần tự nhiên xưa nay vẫn sùng bái mà xây dựng lên một nguyên lý tối cao, trên các thần. Tên thần độc lập xưa nay chưa có, thời kỳ này đã xuất hiện. Sự sáng tạo vũ trụ xưa nay chưa nói đến, bây giờ đã đặt các tên Thần sinh chủ (Prajapati), Tạo nhất thiết chủ (Visrakarman), Nguyên nhân (Parusa).v.v... cho nguyên lý trừu tượng tối cao duy nhất, coi đây là bản

thể của hữu tình và phi hữu tình. Vũ trụ là do cái nguyên lý này thống

nhất mà sinh ra [105, tr.24].

Thông qua những tƣ tƣởng trong các bộ kinh cổ - còn gọi là Veda sớm - cho thấy khuynh hƣớng tƣ duy trừu tƣợng, khái quát đã hình thành ở ngƣời Ấn Độ, khi họ cố gắng khái quát và đi tìm những điểm giống nhau, xem xét các yếu tố đối lập trong các sự vật, hiện tƣợng để đi đến thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và nghi lễ. Đó chính là những tƣ tƣởng đầu tiên về sƣ̣ vâ ̣n đô ̣ng biê ̣n chƣ́ng của vũ tru ̣ trong triết học Ấn Độ cổ đại mà về sau Phật giáo đã tiếp thu và phát triển thành biện chứng trong giáo lý giải thoát.

Kế tiếp, những tác phẩm Veda muộn, bao gồm: Brahmana, Aranyaka

Upanishad, đặc biệt là tác phẩm Upanishad - bộ kinh bình chú của Veda.

Đây là kinh điển của Bà La Môn giáo mang nội dung triết học sâu sắc. Chúng đƣợc xem là tác phẩm đánh dấu sự giải phóng, chuyển hóa tƣ duy của ngƣời Ấn Độ cổ đại.

Nội dung kinh Brahmana mang tính thần học, triển khai theo thứ tự ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, lấy Prajapati (Sản sinh) làm trung tâm, là thần tối cao, tạo ra vũ trụ, trời đất và hƣ không, rồi lần lƣợt tạo ra Thái Dƣơng thần, Phong thần, Hỏa thần, con ngƣời và vạn hữu, nên giai đoạn này thuộc về quan niệm sáng tạo. Giai đoạn thứ hai, lấy Brahman (Đại Ngã) làm trung tâm. Brahman thay thế Prajapati để nắm quyền chi phối các vị thần. Giá trị của Brahman đứng trên hai phƣơng diện, một phƣơng diện thì duy trì cái bản chất bất biến, bất động, mặt khác hoạt động theo hai yếu tố Nama (Danh) và Rupa (Sắc) để triển khai vạn hữu. Giai đoạn thứ ba, lấy Atman (Tự ngã) làm trung tâm. Brahman và Atman tên và hình thức thể hiện tuy khác nhau nhƣng đồng về thể. Brahman thuộc về phƣơng diện vũ trụ, Atman thuộc về phƣơng diện tâm lý cá nhân. Brahman và Atman đồng về chất và đều b ất diệt. Atman (linh

hồn) khi lìa khỏi thể xác thì đƣợc quy thuộc về Brahma. Brahama đƣợc xem là tinh thần thế giới, là cội nguồn sáng tạo và bản chất của vũ trụ và muôn vật. Con ngƣời cá nhân (atman) không thể đạt tới đƣợc linh hồn tuyệt đối, “Bởi vì nó là cái cao siêu, biến hình, tuyệt đối, bất tử. Do đó, con ngƣời thƣờng “vô minh”, lầm lẫn tách bạch cái linh hồn tồn tại trong thể xác ở đời sống trần tục với cái linh hồn vũ trụ bất sinh bất diệt của thế giới bao la” [111, tr.27]. Dƣới ngôn ngữ thần thánh, tƣ tƣởng Ấn Độ cổ đã manh nha những khái niệm triết học cơ bản nhƣ: cái bản chất tuyệt đối bất sinh bất diệt, linh hồn vũ trụ (Brahman), cái tự ngã (Atman); danh (Nama), sắc (rupa); vô minh (avidya)... làm tiền đề cho sự phát triển triết học Ấn Độ nói chung cũng nhƣ Phật giáo nói riêng.

Phật giáo kế thừa tƣ tƣởng của Upanishad về nhân quả và nghiệp báo, cho rằng ý chí, cảm giác, ham muốn dục vọng là cái thúc giục con ngƣời hành động để thỏa mãn ham muốn và dục vọng ấy. Điều này tạo nên nghiệp báo, khiến linh hồn không đƣợc trở về với Brahma mà cứ truyền từ kiếp này sang kiếp khác, bị giam cầm trong thể xác đời này đến đời khác gọi là “luân hồi”. Để đƣợc giải thoát, con ngƣời phải tu luyện thân tâm, làm tốt lễ nghi và phục tùng Brahma khi đó linh hồn cá nhân mới hòa nhập đƣợc vào linh hồn bất tử của vũ trụ tối cao.

Mặt khác, Phật giáo cũng kế thừa tƣ tƣởng Veda khi thừa nhận có kiếp luân hồi, tuy nhiên Phật giáo phủ định tồn tại linh hồn và những con đƣờng giải thoát nhờ dựa vào thần quyền tối cao của Bàlamôn. Đối với Bàlamôn giáo, con ngƣời muốn giải thoát đƣợc là phụ thuộc vào đấng Brahman , song với Phật giáo, “con ngƣời giải thoát đƣợc chỉ có thể dựa vào chính mình, chỉ có mình mới là cứu cánh cho bản thân mình”. Triết lý này cũng bắt nguồn từ quan niệm cho rằng nhân sinh là khổ bởi những dục vọng khiến con ngƣời vô minh. Đây chính là tƣ tƣởng căn bản để Phật giáo xây dựng Tứ Diệu Đế. Phật

giáo cũng vừa phê phán vừa kế thừa những quan niệm của Bàlamôn giáo v ề “kiếp”, “nghiệp”, “luân hồi”, vô minh”, “sắc”, “dục” khi xây dựng triết lý Tứ Diệu Đế. Ph. Ăngghen đã đƣa ra nhận định có tính phƣơng pháp luận về tất yếu kế thừa có phê phán của quá trình lịch sử tƣ tƣởng nhân loại từ lịch sử tƣ tƣởng tôn giáo:

Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy, từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về bản chất của chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ. Song bất cứ hệ tư tưởng nào, một khi đã hình thành đều phát triển gắn liền với những khái niệm đã có, coi đó là vật liệu của mình và phát triển những vật liệu đó; nếu không thì nó đã không phải là một hệ tư tưởng, nghĩa là sự theo đuổi những tư tưởng được coi là những thực thể độc lập, một sự phát triển độc lập và chỉ tuân theo những quy luật vốn có của chúng mà thôi.... Do đó, những khái niệm tôn giáo ban đầu ấy

thường là chung cho mỗi tập đoàn những dân tộc cùng dòng máu... [97,

tr. 445-449].

Phật giáo ra đời cũng trên cơ sở kế thừa và tiếp thu tƣ tƣởng của sáu trƣờng phái triết học chính thống của Ấn Độ cổ. Chẳng ha ̣n, đối với trƣ ờng phái Shamkhya (Số luận) Phật giáo đã tiếp thu tinh thần biê ̣n chƣ́ng và khuynh hƣớng vô thần tƣ̀ h ọc thuyết nhân quả, khẳng định thế giới này là vật chất (Prakriti – bản nguyên thế giới vật chất đầu tiên), vật chất vĩnh hằng, không đứng im. Vật chất tồn tại ở dạng “tinh” và không có hình dạng, giới hạn. Mọi vật thể thuộc thế giới vật chất đều có ba đặc tính (Guna): Sttva (sáng, tƣơi vui); Rajas (động, kích thích); Tamas (nặng, khó khăn).

Trường phái Mimamsa đã đƣa ra thuâ ̣t ngƣ̃ “vô ngã” để lâ ̣p luâ ̣n v ề mối quan hê ̣ giƣ̃a ngƣ ời và Tuyê ̣t đối . Phái này cho r ằng “tinh thần thế giới vô ngã” là thực thể tồn tại, là yếu tố khởi nguyên, sáng tạo ra và chi phối tất cả.

Thế giới vật chất cũng tồn tại vĩnh viễn, đƣợc tạo nên bởi nguyên tử. Con ngƣời chịu sự chi phối của “tinh thần thế giới vô ngã”. Linh hồn là hiện thân của “tinh thần thế giới vô ngã” trong mỗi cá thể, bất diệt và vĩnh hằng. Linh hồn bị giam hãm bởi nhục dục, thân xác và thế giới các sự vật trần tục. Linh hồn muốn giải thoát phải thực hiện nghi thức theo Kinh Veda, chấp hành các bổn phận xã hội và tôn giáo. Phật giáo đã tiếp thu đƣợc nhiều tƣ̀ tƣ tƣởng của phái Mimamsa . Đó là khuynh hƣớng giải thoát khỏi khổ và đ ặc biệt là tƣ tƣởng về khổ (cuộc sống của con ngƣời là khổ do tham ái và khát dục), thuâ ̣t ngƣ̃ vô ngã để xây dựng thuyết Tứ Diệu Đế. “Mimansa cho rằng nhiệm vụ tối cao là giải thoát linh hồn khỏi đau khổ và thế giới nhục dục, vƣơn tới cuộc sống ở thiên đƣờng... sự giải thoát là trạng thái linh hồn thoát khỏi sự đau khổ” [19, tr. 568].

Phật giáo cũng tiếp thu tƣ tƣởng về luân hồi của trƣờng phái Vedanta để xây dựng thuyết Tứ Diệu Đế. Trƣờng phái triết học này phủ nhận sự tồn tại của thế giới vật chất, khẳng định Brahman là tinh thần vũ trụ tối cao. Tƣ̀ đó phái này nhấn mạnh “vô minh” khi cho rằng th ế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do sự “vô minh” của con ngƣời. Phái Vedanta t ập trung giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa Brahman (Đại ngã) và Atman (Tiểu ngã), mối quan hệ giữa con ngƣời với vũ trụ, linh hồn với thể xác với một tổng thể đồng nhất là Đại ngã hay linh hồn duy nhất.

Phật giáo đã tiếp thu l ập luận của phái Vedanta khi cho r ằng con ngƣời muốn giải thoát phải nhận thức đƣợc bản chất của linh hồn mình và diệt trừ dục vọng, vô minh, mới thoát khỏi kiếp luân hồi: “Mục đích cao cả của những nỗ lực cá nhân là phải nhận ra bản chất của linh hồn mình, để giải thoát linh hồn khỏi sự ràng buộc của thực tại vật chất, của những ham muốn nhục dục thể xác con ngƣời gây nên, để đƣa linh hồn trở về đồng nhất với linh hồn vũ trụ tối cao” [19, tr. 592]. Tuy nhiên, điểm khác của Phật giáo là trở về với

chính con ngƣời chứ không tìm kiếm sự giải thoát của đấng siêu nhiên (Phạm thiên, Brahman) bên ngoài ngƣời.

Phật giáo cũng kế thƣ̀a nhiều yếu tố đô ̣c đáo tƣ̀ trƣ ờng phái Yoga. Phái này chủ trƣơng không tin vào thƣ ợng đế, đề cao phƣơng pháp tu luyện khí và thân-tâm để đạt tới sự giải thoát linh hồn khỏi những tác động của các giác quan và sự ràng buộc của thể xác, của thế giới vật chất. Tám phƣơng pháp tu tập chính củ a phái Yoga là : Yama (giữ đúng các điều răn); Niyama (thanh tịnh); Asana (Điều phục thân); Pranayama (Điều chỉnh hơi thở); Pratayahara (Làm chủ cảm giác); Dharana (Làm chủ tƣ duy); Dhyana (Thiền định); Samadhi (Làm chủ ý chí). Các kỹ thuật điều khí (pranayama), thiền (dhyana) và định (samdahi) của Yoga đã đƣ ợc Phật giáo tiếp thu dần nhƣ trƣ̣c tiếp tƣ̀ tám phƣơng pháp này. Đó là phƣơng pháp Chính niệm, Chính định quan trọng đƣợc trình bày trong Bát Chính Đạo. Về sau mô ̣t nhánh phái của Ph ật giáo đã phát triển hƣớng này và đƣ ợc go ̣i là tông phái Yogacana (còn gọi là Du Già tông):

1. Yoga là sự tập trung (samadhi); và đó là đặc tính của tinh thần

đang tràn ngập khắp mọi trình độ của nó. Các trình độ của trí tuệ:

Sự lơ đễnh (ksifpta); tính hay quên (mudha); đãng trí (viksipta); hướng vào cái duy nhất (ekàgra); và kiềm chế (nirudha).

Trong các mức độ suy nghĩ này sự suy ngẫm bằng trí tuệ với tính kiên định không chắc chắn không được xếp vào đề mục của Yoga, bởi vì sự không ổn định xuất hiện liên tiếp nhau.

2. Yoga là sự kiềm chế về những thay đổi tinh thần. Tinh thần có “ba tính chất” thể hiện ra trong lúc nó thực hiện bản chất về sự chiếu sáng, hoạt động và tính ỳ.

Trạng thái đặc biệt của tinh thần trong đó những sự biểu hiện của nhận thức chân thực đã được kiềm chế, là trạng thái của Yoga...

[19. tr. 542-543].

Trường phái Nyaya dùng lập luận logic để giải thích bản chất của tƣ duy, năng lực nắm bắt chân lý của tƣ duy và từ đó thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất đƣợc tạo nên bởi bốn yếu tố là đất, nƣớc, lửa và khí. Nó cũng thừa nhận vũ trụ tồn tại vô số những linh hồn (Ya). Đây là hệ thống logic học đầu tiên và về phép biện chứng cùng các vấn đề liên quan đến tri thức luận với vấn đề chân lý, đúng sai... Phật giáo tiếp thu tƣ tƣởng biện chứng, nhân quả của trƣờng phái này để xây dựng thuyết Thập Nhị Nhân Duyên trong Tập Đế (Đế thƣ́ hai) và truy tìm nguyên nhân gây ra những đau khổ cho nhân sinh. Phật giáo cũng tiếp thu nhiều nô ̣i dung về tri thƣ́c luâ ̣n và logic ho ̣c của phái này để hoàn thiện lý luận về Nhân Minh (tƣ́c logic) của Phật giáo.

Chẳng ha ̣n trong kinh Yoga có những đoạn phân tích chi tiết về cơ chế hình thành của tâm thức:

Đối với tri giác bên trong, trí óc (manas) là bộ phận bên trong tiếp xúc với trạng thái và tiến trình tâm lý như nhận biết, yêu mến, ý muốn, mong muốn, đau khổ, ghét bỏ... Tri giác bên ngoài xảy ra đối với năm giác quan bên ngoài tiếp xúc với các khách thể bên ngoài. Nó có 5 loại là nhìn, nghe, xúc giác, vị giác, và khứu giác được tạo bởi các giác quan riêng biệt nhìn, nghe, sờ và ngửi khi chúng tiếp xúc với các khách thể bên ngoài. Các giác quan bên ngoài bao gồm những yếu tố vật chất như đất, nước, lửa, không khí và thinh không; do đó mỗi cảm xúc đều

mang tính chất đặc trưng yếu tố của nó [12, tr. 293].

Phật giáo đã tiếp thu những tƣ tƣởng này để xây dựng tri thức luận cho con đƣờng giác ngộ kết hợp đạo đức trí tuệ và tu luyện thiền định của mình trong mô hình Tam học (Giới, Đi ̣nh, Tuê ̣).

Trường phái Vaisesika phản đối thuyết hữu thần, kế thừa triết học tự nhiên và đề xuất thuyết duy vật đa nguyên. Theo đó, phái này cho rằng con

ngƣời đƣợc thành lập bởi tám yếu tố: Tự ngã (Atman), Ý (Manas) và Ngũ căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) và Nghiệp lực (Adrsta), động cơ của sự sống chết luân hồi. Muốn giải thoát con ngƣời phải tu hành khổ hạnh để diệt trừ nghiệp lực. Phật giáo đã tiếp thu tinh thần duy vật và tƣ tƣởng giải thoát, diệt trừ đau khổ bằng trung đạo (tránh thái cực khổ hạnh) và lý luận về nhận thƣ́c của trƣờng phái này trong xây dựng thuyết Tứ Diệu Đế.

Ngoài sáu trƣờng phái chính thống đó, trong kinh điển và sử liệu Phật giáo còn thƣờng nhắc đến sáu nhà tƣ tƣởng đƣơng thời, đƣợc gọi là Lục sư

ngoại đạo. Những vấn đề họ cùng tranh luận đƣợc đức Phật đánh giá khá cụ

thể, cho thấy trình độ tƣ duy triết học – tôn giáo của Ấn Độ cổ thời đó nói chung và tƣ duy triết học của bản thân đức Phật đã rất phát triển, đủ chín muồi cho sự ra đời Phật giáo, mà Tứ Diệu Đế là thành tựu đƣợc đức Phật kế thừa tƣ̀ tƣ duy triết học đƣơng thời mà khái quát lại một cách hệ thống.

Phú Nan Đà Ca Diếp(Purana Kassapa) là ngƣời chủ trƣơng thuyết ngẫu nhiên, không tin luật nhân quả và cho rằng tất cả mọi khổ, vui, họa, phúc của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)