3.1. Phạm trù “Khổ” và tiếp cận “Vô thƣờng”, “Vô ngã”, “Vô minh” trong Khổ Đế
3.1.1 Bản chất của Khổ theo tiếp cận “Vô thường”, “Vô Ngã”, “Vô
Phạm trù “khổ” là một trong những quan niệm cơ bản về bản chất con ngƣời, đời ngƣời, song đƣợc triển khai theo tiếp cận bản thể luận (Vô thƣờng:
Anitya; Vô ngã: Anātman) và nhận thức luận (Vô minh: Avidyā) của Phật giáo.
- Vô thường (Sanskrit: Anitya; Pali: Anicca) nghĩa là không trƣờng tồn,
kiện và cả các hiện tƣợng Vô ngã (Sanskrit: Anātman, Pali: Anattā). Phật giáo cho rằng, không có một Ngã (Sanskrit: ātman, Pali: Attā), một cái gì trƣờng tồn, bất biến mà không phụ thuộc vào cái khác. Mọi sự vật hiện tƣợng đều do trùng trùng duyên (điều kiện) khởi, nên sinh ra rồi đều tự hoại diệt. Cái Ngã (Tôi) chỉ là một tập hợp giả tạm của của Ngũ uẩn (Sanskrit: pañcaskandha) luôn luôn thay đổi theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử.
- Vô minh (Sanskrit: avidyā, Pali: avijjā) là không hiểu biết, không thấy sự vật "nhƣ thật” nên cứ bám víu vào ảo giác về một cái Tôi tƣởng nhƣ trƣờng tồn, mà không biết rằng đó chỉ là Vô ngã, từ đó mà sinh ra khổ: tham sân si, ái ố hỉ nộ… Vô minh là mắt khâu đầu tiên trong Thập nhị nhân duyên
(Sanskrit: pratītya-samutpāda) làm cho con ngƣời vƣớng trong Luân hồi (Sanskrit: saṃsāra), Nghiệp báo và khổ đau không dứt.
Khổ Đế tức chân lý về khổ đau và các hình thức của “khổ” là bức thông điệp đầu tiên mà Đức Phật gửi tới loài ngƣời dƣới tên Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế (bốn chân lý cao cả vi diệu) trong bài thuyết pháp đầu tiên ở vƣờn Lộc Uyển sau khi Ngƣời giác ngộ. Kinh Chuyển Pháp luân ghi nhận Đức Phật đã trình bày về Khổ Đế:
Này các Tỷ khiêu, đây là chân lý cao cả về Khổ đau. Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Buồn sầu, ta thán, đớn đau, khổ não và tuyệt vọng là khổ. Phải thân cận với người hay vật mình ghét, phải xa cách chia lìa với người hay vật mình yêu, là khổ, không sở đắc được những gì mình khao khát mong cầu, là khổ. Tóm lại, năm uẩn trói buộc là khổ [35, tr. 421].
“Khổ” theo Phật giáo là toàn bộ sinh hoạt cố gắng khẳng định sự tồn tại của chủ thể ngƣời, song chỉ là tồn tại mang tính Vô thƣờng (anitya), Vô ngã
(anātman). Đó là chuỗi khổ triền miên không dứt, chừng nào con ngƣời còn
sân, si thì còn chƣa thoát khổ, chƣa thể tự biết để tự giải phóng đƣợc chính mình. Song còn khổ thì còn cần cứu khổ: “Sẽ có thời tất cả đại dƣơng đều khô cạn, tan bay; sẽ có thời đại địa cầu bị hỏa thiêu tan tành không còn nữa; nhƣng nỗi đau khổ của chúng sinh bị trói buộc trong vô minh và chìm đắm trong tham dục nên cứ mê mải lang thang trong vòng tái sinh luân hồi thăm thẳm, thì không bao giờ chấm dứt” [35, tr. 203].
Khổ là nội dung khởi đầu và thoát khổ là mục đích cuối cùng của toàn bộ giáo lý của Đức Phật. Bản chất “khổ” trong Phật giáo là sự bị quy định bởi hoàn cảnh (duyên) của những hoàn cảnh (trùng trùng Duyên khởi), nhƣ là một toàn thể viên dung quy định mọi hình thái hiện hữu mang tính vô thƣờng, vô ngã của chúng sinh. Jaspers đã nhận xét về đặc trƣng trực giác mang tính toàn thể độc đáo của đức Phật khi bàn về Khổ Đế: “Tri kiến về Khổ Đế này không phát sinh từ sự quan sát vụn vặt những hoàn cảnh đặc thù của hiện sinh, nhƣng bắt nguồn từ một trực quan về cái toàn thể” [79, tr. 87]. “Khổ” là một thực tại toàn thể của con ngƣời, và con đƣờng thoát khổ cũng đƣợc nhiều kinh điển Phật giáo nhấn mạnh. Quan niệm về nỗi khổ nhiều hơn cát sông Hằng (hằng hà sa số) và các loại hình khổ cũng nhƣ mơ ƣớc thoát khổ vốn đã có trong truyền thống tƣ tƣởng, tôn giáo Ấn Độ cổ. Chẳng hạn từ Kinh Mundaka
Upanishad đã đề cập tới những nỗi khổ của con ngƣời nhƣ sinh, lão, bệnh, tử,
ái dục…, hay ƣớc mong, khát khao thoát khổ của đời sống cũng đã đƣợc nói đến: “… Jiva (linh hồn) kêu than, hoang mang bởi sự bất lực của mình. Nhƣng khi nhìn thấy Đấng chúa tể đƣợc tôn kính bởi tất cả và vinh quang của Ngƣời, khi đó Jiva trở nên thoát khỏi sự đau khổ” [Xem: 20, tr. 174].
Phật giáo tiếp thu từ truyền thống Ấn Độ và phát triển quan niệm về khổ nhƣ bản chất của nhân sinh và đƣợc tổng kết lại trong chân lý về khổ (Khổ Đế) trong Tứ Diệu Đế:
cả về sự khổ”, và được giải thích là: sự sống, theo Phật giáo, chỉ là đau khổ. Danh từ Phạn “Dukkha” trong cách dùng thông thường có nghĩa là “đau khổ”, “đau đớn”, “buồn” hay “sự cơ cực”, tương phản với chữ “sukkha” có nghĩa là “hạnh phúc”, “tiện nghi”, hay “thoải mái”. Nhưng danh từ “dukkha” như là phạm trù Diệu Đế thứ nhất trình bày quan điểm của Đức Phật về nhân sinh và vũ trụ, có một ý nghĩa triết lý sâu sắc hơn [117, tr. 52].
Nỗi khổ của con ngƣời đƣợc Phật tổng kết lại trong tám loại khổ (Bát khổ). Đó là những nỗi khổ mà có lẽ bất kì ai sinh ra ở trên đời này đều không tránh khỏi, kể cả đẳng cấp Bà La Môn tự cho mình là thần thánh. Giáo lý của Đức Phật là "giáo lý về sự thật của cuộc đời". Khi nhận định "đời là bể khổ" Đức Phật không hề bi quan, vì nếu nói lên sự thật để rồi từ đó tích cực tìm cách thoát khổ là một thái độ dứt khoát, lạc quan với mục tiêu đi tìm đƣờng thoát khổ. Nhƣ vậy, chính sự nhận chân đƣợc khổ của cuộc đời sẽ thôi thúc con ngƣời vƣơn tới khát khao và ý hƣớng giải thoát. Vì mỗi con ngƣời. Không ai không muốn đƣợc sống hạnh phúc và an lạc. Trong mối quan hệ thống nhất hai mặt đối lập thì chính khổ lại nhiều khi có ý nghĩa thúc đẩy nhu cầu giải thoát.
Phật giáo cho rằng không có bất cứ một thế lực nào, hoặc một định mệnh cho trƣớc, hay một linh hồn độc ác nào áp đặt từ bên ngoài, mà nguyên nhân đích thực là do tâm của mỗi ngƣời chúng ta. Phật giáo cho rằng, sở dĩ con ngƣời mắc vào trói buộc của nỗi khổ triền miên là do lòng tham dục, khát ái của chính mình, bao giờ cũng muốn thế này hay thế khác; muốn còn mãi nhƣng thực tại luôn biến dịch (Vô thƣờng), luôn thay đổi (Vô ngã); muốn trƣờng tồn nhƣng luôn luôn quay tròn trong vòng sinh - lão - bệnh - tử cho đến không có cái gì là cái tôi (Vô Ngã), hay cái của tôi. Nhƣng chúng sinh vì Vô minh nên không thấy đƣợc tính Vô thƣờng, Vô ngã của bản thân và muôn
vật, cho nên luôn chấp trƣớc tham đắm vào cái tôi và cái của tôi từ đó nẩy sinh lòng tham dục, khát ái...
“Khổ” (Dukkha) hiểu theo nghĩa rộng của triết lý Duyên khởi chính là sự vô thƣờng, giả tạm, trống rỗng nhƣ bản chất của con ngƣời và vạn vật mà con ngƣời không làm chủ đƣợc, không vƣợt qua đƣợc. Theo nghĩa này, “khổ” ít nhiều còn hàm chứa cả hạnh phúc (Sukkha) trong đó, nhƣng chỉ là Sukha tƣơng đối trong cuộc đời giả tạm.
Trong lịch sử, các trƣờng phái Phật giáo tiếp tục phát triển nội dung Khổ Đế thành nhiều cách phân loại về khổ, nhất là thời kỳ Bộ phái. Chẳng hạn chia thành Nhị khổ, gồm nội khổ và ngoại khổ: Nội khổ gồm 404 loại bệnh tật là thân khổ, và buồn phiền, ghen ghét là tâm khổ; Ngoại khổ gồm bị giặc ác, hổ lang làm hại, gặp tai nạn mƣa gió nóng lạnh…. Hoặc chia thành
Tam khổ gồm Khổ khổ, Hành khổ, Hoại khổ. Hay chia nhỏ hơn thành Tứ khổ
gồm Sinh, Lão, Bệnh, Tử; và chi tiết hơn thành Ngũ khổ; Bát khổ…
Tuy nhiên, Kinh Trường A Hàm đã ghi lại sự đắn đo, băn khoăn, do dự của Đức Phật liệu có nên truyền giảng triết lý về Khổ, nguyên nhân Khổ và về con đƣờng diệt khổ cho chúng sinh hay không, bởi vì tính vi diệu, cao siêu và trái ngƣợc với thói thƣờng của chúng sinh, nên triết lý Tứ Diệu Đế sẽ rất khó thuyết phục để chúng sinh tin và tự giác thực hành buông bỏ ái dục, si mê để đạt tới giải thoát Niết Bàn:
Phật nói:“Ta ở chỗ nhàn tịnh, thầm lặng suy nghĩ; chính pháp Ta vừa chứng được vi diệu thậm thâm, nếu đem nói cho chúng sinh, chắc họ không hiểu nổi lại sinh tâm báng bổ, nên Ta mặc nhiên không muốn thuyết pháp. Ta nhờ từ vô số A tăng kỳ kiếp (vô số kiếp) cần khổ tu tập những pháp hạnh vô thượng, nay mới chứng ngộ được pháp khó chứng ngộ này, nếu vì hạng chúng sinh dâm, nộ, si mà nói ra, chắc họ không dùng, chỉ thêm luống uổng. Pháp vi diệu này trái nghịch với chúng sinh,
chúng sinh bị dục nhiễm ngu si che ngăn không tín giải nổi [47, tr. 43]. Kinh Trung A Hàm cũng ca ngợi tính triết lý, siêu vƣợt tri thức thông thƣờng, siêu vƣợt pháp hữu vi để tới đƣợc giải thoát Niết bàn:
Giáo pháp mà Như Lai chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lĩnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luân lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu. Chúng sinh còn thỏa thích, ham vui, và mải mê say đắm trong nhục dục ngũ trần. Đối với những chúng sinh như thế ấy khó mà thấy được pháp Duyên sinh…. Cũng khó cho chúng sinh lĩnh hội sự chấm dứt tất cả những pháp hữu vi, sự thoát ly ra khỏi tất cả những tinh chất của tiến trình trở thành, sự dập tắt mọi
ái dục, buông bỏ, chấm dứt, Niết Bàn [46, tr.67-168].
Đó là triết lý căn bản của Phật giáo mà Bồ tát Tất Đạt Đa (Siddhartha) đã đạt đƣợc sau bốn mƣơi chín ngày thiền định dƣới cội Bồ đề, tự thân chứng nghiệm lý Duyên khởi về mối quan hệ hỗ tƣơng của mọi sự vật hiện tƣợng, từ đó thấy rõ bản thể tính Không của nhân sinh và vũ trụ. Khám phá vô cùng độc đáo này xác định sự khác biệt giữa giáo lý Phật giáo với giáo lý của các tôn giáo khác. Lý Duyên khởi nói lên bản chất thực tính của hiện hữu trong quan niệm biện chứng vô thần.
Độc đáo của Duyên khởi chính là “thấy biết nhƣ thực” (Yathàbhùtam) đƣợc thực tƣớng tính Không (tức Vô thƣờng, Vô ngã) của hiện hữu (của con ngƣời và vạn vật). Do vậy, theo lý Duyên khởi để diệt khổ là dùng pháp vô ngã để đối trị, phân tích hữu ngã trong quan hệ biện chứng có-không đó. Khác với những hệ thống triết học khác, Duyên khởi là phép biện chứng thực tại không thiết lập thuần túy trên lý luận hay tƣ duy logic. Theo lý Duyên khởi, vì Vô ngã (no self) nên khi hữu ngã (self) khởi, thức phân biệt (tƣ duy khái niệm hay tƣ duy lôgic) khởi thì mới có hiện tƣợng giới sai biệt (có - không, đúng- sai…). Đứng trên quan điểm đó của lý Duyên khởi để quán sát, thì Phật giáo
không thuộc về các phân loại hệ thống triết học: nhất nguyên (Monolism), nhị nguyên (Dualism) hay đa nguyên (Pluralism) ...
Trong hệ thống giáo lý Phật giáo, phạm trù Khổ đƣợc triển khai nhất quán theo nguyên lý Duyên khởi. Do vậy, hiểu rõ Duyên khởi là hiểu rõ sự thật về sinh diệt của các pháp, nhận thức đúng các vấn đề liên quan nhƣ nhân quả, nghiệp báo luân hồi, và có một cái nhìn tích cực, khả thi trên con đƣờng truy tìm chân lý, loại trừ tính tiêu cực thần quyền, loại bỏ đƣợc tà kiến chấp thƣờng (tuyệt đối) và cả tà kiến chấp đoạn (tƣơng đối).
Thuyết Duyên khởi giúp thấy rõ mối tƣơng quan sinh - diệt, có-không, là quy luật tự vận động phổ quát của vạn hữu trong vũ trụ. Không có một “pháp” nào có thể hiện hữu độc lập, không có một tự ngã hay tự tính độc lập, nên cũng không thể có một quyền năng sáng tạo tối cao. Theo đó, Phật giáo khẳng định con ngƣời chính là chủ nhân quyết định mọi giá trị của cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ của chính mình. Từ góc độ này, thuyết Duyên khởi là một nguyên tắc hay quy luật của cuộc sống có tính vô thần và rất tiến bộ so với các tôn giáo thần quyền khác.
Vì con ngƣời và cho con ngƣời, Phật giảng pháp Duyên khởi hƣớng dẫn con ngƣời tự giác nỗ lực diệt bỏ vô minh, tham ái và chấp thủ để phát triển trí tuệ. Khi giác ngộ về Duyên khởi, sẽ thấy đƣợc sự thật tối hậu: thực tƣớng của vạn pháp là vô tƣớng, tất cả chỉ là duyên sinh nhƣ huyễn. Nói cách khác, nhận thức về Duyên khởi bằng chính tri kiến, chính tƣ duy, có thể giúp con ngƣời chủ động thoát ra khỏi thế giới của kinh nghiệm hữu ngã, từ đó tự giác xa lìa tham ái chấp thủ. Theo đó sẽ tới sự chứng đạt giác ngộ, giải thoát khỏi khổ.