Mối quan hệ giữa“Diệt” “Niết Bàn” “Giải thoát”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 87 - 91)

3.3. Phạm trù “Diệt”, “Niết Bàn” và “Giải thoát” trong Diệt Đế

3.3.1. Mối quan hệ giữa“Diệt” “Niết Bàn” “Giải thoát”

Trong Diệt Đế (Duḥkhanirodhāryasatya), đức Phật triển khai đảo ngƣợc vòng Thập nhị nhân duyên để đi ngƣợc từ diệt bỏ mắt khâu “Vô minh”

đầu tiên - gốc của mọi tham ái. Theo logic nhân-quả, một khi tận diệt đƣợc nguyên nhân đầu tiên của khổ thì sự khổ cũng đƣợc tận diệt.

Trong ngôn ngữ Ấn Độ truyền thống trƣớc Phật giáo, “Diệt” (Nirodha) có nghĩa đen là “hủy diệt, xóa bỏ”. Đức Phật sử dụng “Diệt” trong Tứ Diệu Đế với nghĩa là xóa bỏ mọi đau khổ; xóa bỏ những đam mê, nguồn gốc của đau khổ; xóa bỏ mọi điều kiện để tạo ra luân hồi nghiệp báo của kiếp ngƣời. Thậm chí trong thiền định còn hƣớng tới mức “Diệt dục” (xóa bỏ dục vọng, ái dục). “Diệt” theo nghĩa rộng lại đồng nhất với Niết Bàn khi nhấn mạnh tới sự can thiệp của ý chí tự giác nhằm xóa bỏ các nguyên nhân tạo nên nghiệp báo, luân hồi (Samsara).

“Diệt” cũng đƣợc các phái bộ và tông phái Phật giáo đƣa ra các lý giải khác nhau. Chẳng hạn, Thiền tông Đại thừa khi bàn về trạng thái giải thoát “Diệt” đã đƣợc phát triển với nghĩa là xóa bỏ sạch mọi sự khác nhau giữa chủ thể và đối tƣợng. Khi đó sẽ đạt đƣợc trạng thái tịch tĩnh của tâm thức siêu vƣợt ý nghĩ, nhân thức.[Xem 115; tr.494].

Nói chung, Diệt đƣợc hiểu là “chấm dứt”, là “dập tắt”. Trong Tứ Diệu Đế, Diệt Đế là chân lý nói về sự giải thoát hay sự chấm dứt, dập tắt phiền não, dập tắt mọi nguyên nhân đƣa đến đau khổ. “Diệt” trong Diệt Đế nhiều lúc đƣợc coi là đồng nghĩa với “Giải thoát”, với “Niết bàn” (Sanscrit: Nirvana; Pali: Nibhana). Trong kinh Trường A Hàm, Đức Phật thuyết rằng:

Chúng sinh thật đáng thương, họ thường ở trong hôn ám, chịu lấy tấm thân nguy khốn, mong manh, nào sinh, nào già, nào bệnh, nào chết, đủ mọi thứ khổ não. Họ chết đây sinh kia, chết kia sinh đây, cứ duyên theo cái khổ ấm (thân phận chúng sinh đủ mọi sự khổ phiền não dồn lại, làm ngăn che không cho nhận rõ chân lý, hưởng sự an lạc giải thoát) đó mà trôi nổi không biết bao giờ cùng. Ta lúc nào mới có thể thấu triệt khổ ấm, diệt hết sinh già chết?...

Đi ngƣợc vòng nhân duyên đó là:

Vô minh diệt nên Hành diệt, Danh sắc diệt nên Thức diệt, Thức diệt nên Danh sắc diệt, Danh sắc diệt nên Lục nhập diệt, Lục nhập diệt nên Xúc diệt, Xúc diệt nên Thụ diệt, Thụ diệt nên Ái diệt, Ái diệt nên Thủ diệt, Thủ diệt nên Hữu diệt, Hữu diệt nên Sinh diệt, Sinh diệt nên Lão tử ưu bi khổ não diệt [47, tr. 34 - 35].

Theo Diệt Đế, khi con ngƣời xóa bỏ, diệt trừ đƣợc các nguyên nhân gây ra đau khổ thì cũng đồng thời đạt đến trạng thái giác ngộ, giải thoát, tức là tới Niết Bàn. Do đó, đối với giáo lý Phật giáo khi nói đến “Diệt” không thể không nói đến “Giải thoát”. Đây là hai phạm trù nằm trong mối liên hệ biện chứng, tƣơng hỗ với nhau, góp phần làm nổi bật triết lý về khổ và thoát khổ của Tứ Diệt Đế.

Trong Upanishad, một trong những tác phẩm đƣợc coi là đỉnh cao của triết học Ấn Độ cổ đại, phạm trù Giải thoát đƣợc định nghĩa là xoá bỏ mọi ràng buộc của thế giới nhục dục, đưa tiểu ngã (Átman) hay linh hồn cá thể

hoà nhập vào đại ngã (Brahman) hay “tinh thần vũ trụ tuyệt đối”. Theo đó,

chừng nào chƣa giác ngộ và thực hiện đƣợc sự đồng nhất giữa Átman với Brahman thì chừng đó con ngƣời còn bị ràng buộc trong thế giới sinh tử, luân hồi (Samrara) bất tận bởi chi phối của luật Nghiệp báo (Karma). Phật giáo lúc đó cũng tiếp thu từ đó những cách giải thích về ngữ nghĩa của “giải thoát”: “giải” là lìa khỏi sự trói buộc, đƣợc tự tại, mở lấy những dạng trói của nghiệp làm; “thoát” là ra ngoài quả khổ tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Chẳng hạn nhƣ giải thoát ngƣợc nghĩa với kết (thắt, buộc), hệ phƣợc (trói, buộc) [11; tr.17-84]. Song Phật giáo đã tiếp tục nguyên lý Duyên Khởi và Tính Không khi đƣa thêm nội hàm vô thần, bình đẳng vào “Giải thoát”, nên có thêm một số hàm nghĩa sau:

ngũ uẩn cũng gọi là Niết bàn.

- Giải thoát là thiền định, vì nhờ thiền định mà thoát khỏi vòng trói buộc của tri thức, kinh nghiệm… để trở nên tự tại.

- Giải thoát là một phần trong Ngũ phần pháp thân. Chính vì vậy, Phật giáo cũng gọi là giải thoát, giải thoát hạnh, giải thoát giới. Áo cà sa cũng gọi là giải thoát y. [11; tr. 97-101]

Giải thoát còn đƣợc chia làm hai loại: - Tính tịnh giải thoát, tạo bản tính của phép chứng minh vốn là hạnh tịnh không có hệ phƣợc (trói buộc), ô nhiễm; - Chúng tận giải thoát, tức bản tính của chúng sinh nói chung vốn là thanh tịnh, nhƣng vì từ vô thƣợng đến nay chúng sinh luôn bị phiền não, làm cho mê hoặc, chẳng thể hiện đƣợc bản tính của mình, vậy khi đoạn tuyệt với mê hoặc (vô minh) ấy tất sẽ đƣợc giải thoát tự tại.

Giải thoát còn đƣợc phân biệt thành hai phƣơng diện về sự và lý: - Về sự, tức là thoát khỏi vòng khổ não, tai nạn, đƣơng trói buộc cái thân (chẳng hạn giải thoát khỏi địa ngục, ma quỷ, súc sinh), giải thoát khỏi quy định của luật (quy luật của vạn pháp); - Về lý, tức là giải thoát tất cả những phiền não, những duyên luyến ái đã từng trói buộc cái tâm (chẳng hạn thoát khỏi luân hồi để đạt quả thánh (Alahán, Bồ tát, phật, giác ngộ).

Về lý do giải thoát cũng có hai hƣớng khả thi: - Tâm thiện giải thoát, tức tâm tích thiện để giải thoát khỏi sự trói buộc của tham, sân, si; - Tuệ thiện

giải thoát, tức đạt tới tuệ giác giải thoát, không còn bị chƣớng ngại bởi một

pháp nào cả, biết rõ và thông hiểu tất cả. Đây là khả năng giải thoát ở trình độ cao của Bồ tát.

Nhƣ vậy theo Diệt Đế, giải thoát là trạng thái vƣợt ra khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới hiện tƣợng và dục vọng, hay nói cách khác là Diệt (dập tắt) ngọn lửa dục vọng và đạt tới cảnh trí tuyệt đối thanh tịnh, an lạc, bất sinh, bất diệt, tự do, tự tại. Diệt Đế vạch ra con đƣờng tự giác tu luyện đạo đức, tự giác

giữ nghiêm giới luật và thực hành thiền định, thực nghiệm tâm linh để đạt tới giác ngộ. Đó chính là thực hành “Tam học” gồm Giới (Sali), Định (Samadhi), Tuệ (Jnana) nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2.

Diệt Đế cho rằng con ngƣời hoàn toàn có khả năng tự tận diệt đƣợc ái dục, phá đƣợc chấp ngã, xoá bỏ đƣợc vô minh, không phải nhờ sự ban phát của thần thánh hay siêu nhân. Khi con ngƣời giải thoát đƣợc các ràng buộc mê chấp thì sẽ đạt tới cảnh giới Niết bàn. Niết bàn trong Phật giáo không hoàn toàn nhƣ thiên đƣờng của Thiên Chúa giáo, mà là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não. Tuy nhiên Đại thừa lại tiếp tục bổ sung thêm phƣơng tiện giải thoát là đƣợc “vãng sinh”4 ở Tây phƣơng Tịnh Độ nhờ sự trợ lực từ “bản nguyện tha lực” của Phật A Di Đà đối với “phàm phu” (tín đồ bình dân ít học) bằng phƣơng pháp đơn giản nhất là niệm danh Phật A Di Đà. Tƣ tƣởng này đã hình thành nên Tịnh Độ tông và khá phổ biến ở các nƣớc có Phật giáo Đại thừa.

Tóm lại, Diệt là từng bƣớc tu tập để tới giải thoát và Niết bàn là đích tới giải thoát. Chỉ khi nào trừ hết Vô minh về hữu ngã, theo đó diệt hết tham sân si thì tâm sẽ tự nhiên không bị câu thúc bởi phiền não, tham đắm và vọng chấp mê lầm, tới đó là tới Niết bàn. Có thể hiểu Niết bàn là không còn câu chấp. Tuy nhiên, để giải thích cho ngƣời chƣa hiểu Phật Pháp thì giáo lý nhà Phật phải mƣợn cảnh giới có thể miêu tả đƣợc để làm điểm tựa niềm tin cho quá trình thực hành với tinh thần lợi tha, vô ngã của Phật giáo sau khi bỏ Báo thân này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)