Tứ Diệu Đế trong hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 50 - 54)

2.2. Vai trò của Tứ Diệu Đế trong Triết học Phật giáo

2.2.1. Tứ Diệu Đế trong hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo

Toàn bộ hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo tập hợp thành Tam Tạng Kinh (Tripitaka). Tam Tạng kinh điển Phật giáo đƣợc chia làm 3 loại gồm Kinh, Luật và Luận. Cả ba tạng này đều phản ánh tƣ tƣởng Tứ Diệu Đế nhƣ cốt lõi của giáo lý Phật giáo.

Kinh tạng (Sutra pitaka) ghi lại toàn bô ̣ những lời Phật Thích Ca giảng,

đƣợc đại đệ tử A Nam Đà (Ananda) tập hợp lại ngay từ lần kết tập đầu tiên.

Kinh tạng gồm 5 bộ lớn: Trường Bộ kinh (Digha Nikay) bao gồm những bài

thuyết pháp dài của Phật Thích Ca; Trung Bộ kinh (Majiima Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp độ dài trung bình; Tương Ương Bộ kinh (Samyutta Nikaya) bao gồm những bài thuyết pháp đƣợc sắp xếp theo từng chủ đề; Tăng

lƣợng các pháp, từ 1 pháp đến 11 pháp1

; Tiểu Bộ kinh (Khudaka Nikaya) bao

gồm 15 tập kinh xƣa nhất2.

Qua quá trình lịch sử phát triển, Phật giáo chia thành các nhánh , tông phái, chi phái rất đa d ạng, song Tam tạng kinh điển Phật giáo không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, cũng có sƣ̣ phân biệt thành Tam tạng Phật giáo Nguyên thủy,

Tam tạng Phật giáo Đại thừa... Chẳng hạn, Phật giáo Đại thừa gọi 5 bộ kinh

bằng tên khác: Trường A Hàm, Trung A hàm, Trung nhất A hàm, Tăng nhất A

hàm, Tạp A hàm, Tiểu A hàm. Ngoài 5 bộ kinh này, Phật giáo Đại thừa còn có

các kinh khác nhƣ: Hoa Nghiêm,Kim cương, Di đà, Bát nhã Ba la mật đa, v.v.

Luật tạng (Vinaya pitaka) là ghi lại nh ững giới luật đƣợc chế định làm

khuôn phép cho việc sinh hoạt, tu học của đệ tử Phật, nhất là đối với những ngƣời xuất gia tu hành. Luật tạng đƣợc xem là nơi nƣơng tựa vững chắc của đoàn thể Tăng già, đề cập chính yếu đến các giới luật và nghi lễ mà đức Phật đã thuyết dạy cho chƣ Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Đồng thời, Luật Tạng cũng diễn tả chi tiết tiến trình phát triển của Phật Giáo, ghi chép tóm lƣợc về đời sống và thánh chức của đức Phật. Có thể nói, Luật Tạng bao gồm các tài liệu quan trọng và giá trị về cổ sử, phong tục, nghệ thuật và khoa học của Ấn độ v.v...

Luật Tạng này gồm có năm quyển:

1. Pháp Ba La Di - Trọng tội (Phân Biệt Kinh)

2. Pháp Ba Dật Ðề - Khinh tội (Phân Biệt Kinh)

3. Ðại Phẩm (Kiền Ðộ Bộ)

4. Tiểu Phẩm (Kiền Ðộ Bộ)

1Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh đƣợc sắp theo pháp số, từ một pháp đến mƣời một pháp, phân thành 11

chƣơng (nipàtas). Mỗi chƣơng lại chia thành nhiều phẩm (vaggas).Chƣơng Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chƣơng Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự nhƣ thế đến Chƣơng Mƣời Một Pháp (Ekàdasaka Nipata).Tổng cộng số kinh đƣợc ghi nhận là 2,308 bài kinh.

2

5. Phụ Tùy - Luật giới tóm lược

Luật Tạng là phần thứ hai của Tam tạng, và đƣợc xem là tạng sách cổ

nhất thể hiện lịch sử phát triển của Tăng già cũng các giới luật của ngƣời xuất gia. Luật tạng ra đời vài năm sau khi Đức Phật nhập Niết bàn. Luật tạng có nhiều hệ khác nhau nhƣ Luật tạng của Thƣợng toạ bộ, Pháp Tạng bộ, Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ.

Luận Tạng (Abhidhamma pitaka) là tập hợp những nghiên cứu về Phật

Pháp do các vị Bồ tát biên soạn sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, nhằm mục đích giới thiệu giáo lý Phật giáo một cách có hệ thống, đồng thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái, chống lại những quan điểm đả kích, xuyên tạc tƣ tƣởng giáo lý gốc. Có thể nói Phật giáo Đại thừa là một xu hƣớng thuyết minh tƣ tƣởng giáo lý theo tinh thần đề cao triết lý giải thoát của đức Phật, cho nên nhánh Phật giáo này đóng góp nhiều nhất cho Luận Tạng. Có thể kể đến một số tác phẩm nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa nhƣ: Đại thừa

khởi tín luận của Mã Minh (Ashvaghosa), Đại thừa không tôn luận của Long

Thọ (Nagarjuna), Duy thức luận của Vô Trƣớc (Asangava) và Thế Thân (Vasubandhu)... [181, tr. 31- 31].

Trong Tam Tạng kinh điển, Tứ Diệu Đế vớ i tƣ cách giáo lý gốc, do đức Phật thuyết giảng lần đầu, đƣợc trình bày chủ yếu trong kinh A hàm (thuộc

Kinh Tạng), song tƣ tƣởng Tứ Diệu Đế với tƣ cách là cốt lõi của toàn bộ giáo

lý Phật giáo nên nó chi phối tất cả các tạng (Luật, Luận) khác.

A hàm là bộ kinh đƣợc hình thành sớm nhất trên cơ sở ghi chép lại những lời Phật dạy. Nhƣ Lƣơng Khải Siêu đã nhâ ̣n đi ̣nh về điều này:

Các giáo lý căn bản của Phật giáo như Tứ Diệu Đế, Thập nhị nhân duyên, Ngũ uẩn giai không, Nghiệp cảm luân hồi, Tứ niệm xứ, Bát chính đạo,v,v,... đều có thuyết minh ở A hàm. Nếu những giáo lý này không có trước một quan niệm minh xác thì rất dễ lạc lối trong khi

nghiên cứu kinh luận Đại thừa. Đọc A Hàm ta càng hiểu thêm những

giáo lý này Phật đã dạy trong các trường hợp nào [47, tr.10].

Lý Việt Dũng cũng khẳng định tƣơng tƣ̣ về vi ̣ trí của T ứ Diệu Đế trong kinh A hàm: “Nội dung chủ yếu của kinh A hàm là luận thuật Tứ Đế, Bát chính đạo, Thập nhị nhân duyên, Ngũ uẩn, Tứ thiền và Báo ứng nhân quả thiện ác, sinh tử luân hồi, là giáo nghĩa cơ bản của Phật giáo Tiểu Thừa” [27, tr. 99].

Nhƣ vậy, Tứ Diệu Đế đƣợc xem là cốt lõi trọng tâm nên Đức Phật đã chọn tuyên giảng ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên của mình cho năm nhà khổ hạnh ở Lộc Uyển gần Balanại (Benare). Bài thuyết pháp ấy đƣợc ghi lại trong kinh A hàm. Đó là điển tích cơ bản sớm nhất của Phật giáo. Kinh A hàm

là đƣợc kết tập trong Đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất, đƣợc xác định là sau khi các bộ phái Phật giáo hình thành thì giáo lý đƣợc chỉnh lý một cách hệ thống và định hình Tam Tạng vào khoảng thế kỷ thứ I. Các bộ phái của Phật giáo tuy tách ra song vẫn trong một hệ thống chung của Phật giáo vì chúng đều dựa trên hệ thống Tam Tạng đã đƣợc kết tập, và đều tiếp tục triển khai tƣ tƣởng chính của đức Phật qua Tứ Diệu Đế.

Tứ Diệu Đế trong Luật Tạng chính là phần giới luật nhằm cụ thể hóa việc thực hành Tứ Diệu Đế (trong Bát Chính Đạo) bằng hành vi đạo đức, những yêu cầu đảm bảo cho nội dung của Tứ Diệu Đế đƣợc thực thi để có thể đạt tới giải thoát và bảo vê ̣ tăng đoàn Ph ật giáo đƣợc phát triển lành mạnh. Trong Luận Tạng, nội dung chính vẫn không th ể xa rời những bàn luận, chú giải, thuyết minh hay đánh giá của các đệ tử Phật (các nhà Phật học thuộc các tông phái, nhánh phái, chi phái) về những nội dung trong Tứ Diệu Đế. Nhƣ vậy, khi nghiên cứu toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật giáo trên những vấn đề về thế giới, nhân sinh, đạo đức, niềm tin... tất yếu phải gắn với những giáo thuyết chủ yếu của Tứ Diệu Đế. Đó là nội dung hết sức quan trọng, đƣợc hình

thành và có mối quan hệ chặt chẽ với các giáo thuyết khác tạo nên một hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)