Các dạng thức của “Khổ”

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 73 - 77)

3.1. Phạm trù “Khổ” và tiếp cận “Vô thƣờng”, “Vô ngã”, “Vô minh” trong Khổ Đế

3.1.2. Các dạng thức của “Khổ”

“Khổ” là phạm trù chính yếu của Khổ Đế và Tứ Diệu Đế nói riêng cũng nhƣ giáo lý Phật giáo nói chung. Phật giáo đã phân tích Khổ thành các cấp độ

và nguyên nhân đau khổ, cho rằng có ba phƣơng diện chính:

- Khổ khổ: Phật giáo cho rằng các nỗi khổ về sinh, già, bệnh và chết (sinh, lão, bệnh, tử) chính là các chuyển biến nền tảng của đời sống trong luân hồi. Khi con ngƣời còn trong vòng luân hồi sinh- tử thì tất cả các dạng đau khổ khác đều là hệ quả của điểm khởi đầu (sinh). Hay nói cách khác, đời sống trong quan niệm của Phật giáo là một thực tại hiện hữu của chu kỳ sinh ra và chết đi, trong khoảng giữa hai điểm chuyển đó có nhiều nỗi khổ đau khác mà con ngƣời phải gánh chiu. Do đó, có thể hiểu Khổ khổ là cái khổ tự nhiên khi mang thân phận ngƣời đều phải trải qua.

- Khổ do Vô thường: Phật giáo quan niệm rằng các trải nghiệm mà ta

cho là khoái lạc, vui sƣớng thực chất đều là tƣơng đối (Vô thƣờng), vì chúng chỉ là kết quả của việc so sánh với những trải nghiệm đau đớn. Tính chất vui sƣớng, thỏa mãn chỉ mang tính tƣơng đối vì bản chất của sự vật luôn luôn thay đổi. Nhiều thứ có thể làm con ngƣời hài lòng, hạnh phúc nhƣng theo quy luật vô thƣờng, biến chuyển của sự vật, thì chính chúng lại là nguyên nhân khiến con ngƣời đau khổ.

-Khổ do nhân duyên: Theo Phật giáo, sự hiện hữu của các sự vật, hiện

tƣợng chính là nhờ nhân duyên hợp lại mà thành. Tuy nhiên, con ngƣời do vô minh mà nhầm tƣởng có sự tồn tại thực của các đối tƣợng đó nên nảy sinh mê luyến. Song, vì nhân duyên tạm hợp mà có, nên sự vật hiện tƣợng chỉ tồn tại tƣơng đối (vô thƣờng) nên con ngƣời vì vô minh không hiểu bản chất Vô thƣờng, Vô ngã nên thƣờng rơi vào ảo vọng mà sinh ra đau khổ. Do đó không thể có trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Càng chạy theo cái vô thƣờng thì càng đau khổ.

Trên cơ sở đó, Phật giáo cũng chia đau khổ thành các dạng thức sau:

1. Sinh khổ: “Sinh ra đã là khổ, là chịu sự quy định về thân xác và tinh

cả các loài (noãn sinh, thai sinh, thấp sinh và hóa sinh) khi mới sinh ra có hình tƣớng, khi thành tựu hình tƣợng một đời, rồi tái sinh đều gọi là sinh và hoàn toàn khổ” [109, tr. 175 – 176].

Khổ trong sự sinh ra gọi là sinh khổ. Con ngƣời từ khi là một thai nhi đã có tình thức. Ngày nay một số khoa học về thai nhi khẳng định thai nhi có tình cảm và nhận thức. Do có tình thức nên có cảm xúc. Khi mẹ ăn thức ăn lạnh vào cảm thấy nhƣ ở trong giá băng; lúc ăn thức ăn nóng vào cảm thấy nhƣ bị nung đốt. Thai nhi trong bụng mẹ phải chịu chỗ chật hẹp, tối tăm và nhơ nhớp. Vừa lọt lòng đã kêu khóc. Rồi từ đó khi lạnh, nóng, đói, khát, muỗi, kiến cắn đốt, chỉ biết kêu khóc: “Sinh khổ tức là ngƣời sinh và thai nhi đều đau khổ và chịu đựng nhớp nhúa…” [109, tr. 144].

2. Lão khổ: Con ngƣời đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh thần suy kém,

nên khổ cả thể xác lẫn tinh thần. Song Lão khổ cũng là cái khổ tự nhiên của con ngƣời: "Già nua là cảnh điêu tàn/ Cây già cây cỗi, người già người si".

Khi già yếu, các căn đều suy yếu: mắt mờ, tai nhãng, lƣng mỏi, chân run, ăn không có cảm giác ngon, ngủ không an giấc, trí nhớ không còn minh mẫn, làn da khô nhăn, răng đau nhức, rụng rớt dần.

3. Bệnh khổ: Có thân là có bệnh, từ những loại bệnh nhẹ thuộc ngoại

cảm, đến các chứng bệnh nặng thuộc nội thƣơng. Trong cuộc sống, có rất nhiều ngƣời vƣớng phải những bệnh nan y nhƣ: ung thƣ, lao, phổi... Ngƣời bệnh không chỉ khổ trong những cơn đau đớn về mặt thể xác, mà còn lo lắng về vật chất, tinh thần... Sự khổ lụy không chỉ riêng bản thân ngƣời bệnh, mà còn khiến cho ngƣời thân xung quanh cũng khổ lụy.

4. Tử khổ: Là sự khổ khi cái chết đến kề cận. Quy luật sống chết là quy

luật chung cho cả con ngƣời lẫn vạn vật. Mỗi ngƣời không tự nhận thức hết khổ đau khi chết, vì còn cảm nhận thì chƣa chết mà chết thì không thể cảm nhận. Chẳng hạn ai cũng có thể cảm nhận rõ khi có ngƣời thân chết. Không

khí bi thƣơng, buồn thảm, tang tóc hiện rõ trên khuôn mặt của ngƣời thân. Trong bốn hiện tƣợng sinh, già, bệnh chết thì, chết là điều làm con ngƣời kinh hãi nhất. Khi hấp hối, thân thể thì tê liệt, tinh thần thì hoảng loạn, bàng hoàng về một thế giới xa lạ, ghê gớm, không biết mình sẽ ra sao và chẳng biết đi về đâu nên đau khổ vô cùng, nhất là nỗi lo sợ phải vĩnh biệt ngƣời thân.

5. Ái biệt ly khổ: Là sự khổ khi xa lìa ngƣời/đồ vật/nơi chỗ thân yêu.

Nhất là nỗi đau khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều/ngƣời/ nơi chỗ mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Trong hoàn cảnh chiến tranh nỗi đau mất mát hay xa lìa thƣờng gắn với nhiều nỗi đau chết chóc, bệnh tật, thƣơng vong... do chính con ngƣời tàn sát lẫn nhau. Sự chia ly có hai loại: sinh ly và tử biệtnhƣ tình yêu thƣơng giữa vợ chồng, con cái, anh em đang mặn nồng, thắm thiết mà bị chia ly, mất mát thì thật không có gì đau đớn hơn.

6. Oán tăng hội khổ: Con ngƣời khổ khi phải tiếp xúc với những thứ

không thích hoặc oán ghét. Chẳng hạn phải sống và làm việc cùng với ngƣời đối nghịch thù oán, gần bên gièm pha, nói xấu, phá phách, mƣu hại, khiến con ngƣời phải bực tức, khổ sầu, lo sợ, bất an... Hoặc trong một gia đình, cha mẹ, anh em, vợ chồng con cái… không đồng ý kiến, thƣờng có sự tranh cãi, giận ghét, buồn phiền, mƣu hại lẫn nhau.

7. Cầu bất đắc khổ: Trong đời sống, con ngƣời có rất nhiều cao vọng,

ƣớc mơ, mong cầu... Chẳng hạn, nghèo hèn muốn đƣợc giàu sang, xấu xí muốn cho xinh đẹp, thất nghiệp muốn có việc làm, muốn có con mà không con, có con muốn cho nó thông minh, hiếu thuận, nên ngƣời,... Ƣớc vọng, cầu mong mà không đƣợc toại nguyện cũng là khổ.

8. Ngũ uẩn xí thịnh khổ: thân con ngƣời đƣợc hợp thành do sự giả tạm

(Vô thƣờng) của năm yếu tố (ngũ uẩn) tạo thành thân tâm và hình tƣớng. Bao gồm: Sắc uẩn (hình thể do tứ đại: đất, nƣớc, lửa, gió); Thụ uẩn (cảm giác, tình cảm); Tƣởng uẩn (tƣ tƣởng); Hành uẩn (những hoạt động của thân, khẩu và ý);

Thức uẩn (ý thức do tác động của các yếu tố giác quan với các yếu tố ngoại giới). Ngũ uẩn phối kết hợp với nhau tạo thành con ngƣời. Tâm là sƣ phối hợp của thất tình (hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục) đƣợc chia thành bốn loại: thụ, tƣởng, hành, thức.

Tám dạng thức khổ mà đức Phật tổng kết trong phạm trù “Khổ” trên đây bao quát cả lĩnh vực thể xác (sinh, lão, bệnh, tử khổ) và tinh thần (ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn xí thịnh khổ). Mọi ngƣời đều bình đẳng với nhau về khổ, kể cả đẳng cấp Bà La Môn tự cho mình là thần thánh cũng phải chịu những nỗi khổ này. Vậy nỗi khổ của con ngƣời có nguyên do từ đâu? Tại sao sinh ra dƣới thân phận ngƣời cũng có nghĩa là phải gánh chịu đau khổ? Điều này đƣợc Phật giáo lý giải một cách chặt chẽ và lôgic trong Tập Đế (Đế thứ hai).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)