2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
6. Cấu trúc của Luận án
4.5.4. Chủ động thúc đẩy các dự án hợp tác có lợi cho Việt Nam
Để tận dụng được cơ hội hợp tác trong khung khổ Hợp tác kinh tế
VBBMR và rộng hơn là “Một vành đai, một con đường”, phía Việt Nam cần chủđộng nghiên cứu xác định những nội dung, dự án phù hợp và có lợi cho để thúc đẩy hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc. Với những dự án Trung Quốc đề
xuất, Việt Nam không có nhu cầu hợp tác, cũng cần có thái độ rõ ràng, dứt khoát, tránh gây hiểu lầm và làm tổn hại quan hệsong phương.
(1) Đối với sáng kiến Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới: Đề xuất với Trung Quốc nghiêm túc hợp tác nghiên cứu lại sáng kiến này để đưa hợp tác
đi vào thực chất. Để đưa hợp tác vào thực chất, cần thay đổi cách tiếp cận
theo hướng linh hoạt hơn, ít đụng chạm đến các vấn đề an ninh biên giới, lãnh thổ, luật pháp của hai bên; chia nhỏ các chương trình, dự án hợp tác và triển
khai thí điểm theo hướng ưu tiên từ dễ đến khó; xã hội hóa các chương trình,
dự án, thu hút các doanh nghiệp tư nhân tham gia… Trước mắt, nên tập trung nghiên cứu mô hình hợp tác qua biên giới đã được các doanh nghiệp tư nhân
hai nước triển khai ở cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Long Bang (Quảng
Tây) để rút kinh nghiệm, triển khai ở các cặp cửa khẩu khác.
(2) Vềđề xuất ký Hiệp định hoán đổi tiền tệsong phương của Trung Quốc
Trước khi quyết định có sử dụng nội tệ trong thanh toán thương mại với Trung Quốc hay không, Việt Nam cần thí điểm thực hiện sử dụng đồng Việt
Nam trong thanh toán thương mại với các nước có quan hệ kinh tế, chính trị ít nhạy cảm để rút kinh nghiệm. Trước mắt, Nga là đối tác thích hợp để Việt Nam thí điểm thanh toán thương mại trực tiếp không thông qua đồng USD.
(3) Về hợp tác phát triển hạ tầng giao thông: Đối với phát triển hạ tầng
đường bộ, có thể nghiên cứu vay vốn Trung Quốc cho các dự án thuộc “Hai hành lang, một vành đai” với điều kiện giá vay và điều kiện vay bằng hoặc ưu đãi hơn vay của các đối tác khác (hiện Trung Quốc chào Việt Nam lãi suất
vay 3,5%/năm; Lào đã vay dưới 3%, Banglades vay 2%/năm, Campuchia vay
1,2% [78]).
(4) Đối với hợp tác cảng biển: Có thể thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, nhất là trong bối cảnh hai nước ký bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc trong các dự án về đóng tàu, sửa chữa tàu biển, quản lý cảng biển (các chuyên gia của Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, Trung Quốc có 10 trong số 25 cảng biển lớn nhất thế giới với mô hình quản lý cảng biển hiện đại). Để tạo tiền đề cho các dự án hợp tác nêu trên, trước mắt hai bên cần phối hợp tổ chức Diễn đàn hợp tác doanh nghiệp hàng hải, logicstic Việt Nam – Trung Quốc.
Tiểu kết
Hợp tác kinh tế VBBMR đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á trên các mặt như: cạnh tranh nước lớn; hợp tác ASEAN với các
nước đối tác; nội bộ ASEAN… Hiện nay, sáng kiến này đã vượt ra khỏi khung khổ của một cơ chế hợp tác tiểu vùng và trở thành một bộ phận của sáng kiến mang tầm chiến lược khu vực và toàn cầu của Trung Quốc: Sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Trong bối cảnh đó, sáng kiến hợp tác này sẽ tác động đến cạnh tranh nước lớn ở khu vực Đông Nam Á, quan hệ
Trung Quốc-ASEAN cũng như tác động tích cực và tiêu cực đến các nước ASEAN và Việt Nam trên các mặt kinh tế, chính trị, đối ngoại. Thực tế này
đòi hỏi Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung cần chủ động nghiên cứu và tham gia các đề xuất hợp tác của Trung Quốc để tận dụng tối
đa cơ hội và hạn chế tác động tiêu cực từ cơ chế hợp tác này. Riêng đối với Việt Nam, việc xác định rõ chủ trương, quan điểm hợp tác là yêu cầu cấp bách và giải pháp quan trọng nhất để ta có thể chủ động, tích cực triển khai
KẾT LUẬN
Hợp tác kinh tế VBBMR là sáng kiến hợp tác kinh tế tiểu vùng, được
các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra trong sáng kiến “Một trục hai cánh” kể
từ năm 2006. Nhìn lại Hợp tác kinh tế VBBMR qua hơn 10 năm triển khai có thể thấy nổi lên một số vấn đềđáng chú ý cả về lý luận và thực tiễn như sau:
Về lý luận, việc phân tích, đánh giá Hợp tác kinh tế VBBMR dưới góc nhìn của Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa Tự do, Chủ nghĩa xuyên quốc gia
cũng như các lý thuyết khác về kinh tế - chính trị, quan hệ quốc tế, hợp tác tiểu vùng… cho thấy triển khai sáng kiến hợp tác này là khả thi và phù hợp xu thế
liên kết, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
Hợp tác kinh tế VBBMR còn chưa toàn diện. Các nghiên cứu từ phía Trung Quốc chủ yếu đề cao tính khả thi và triển vọng hợp tác “cùng thắng”, trong khi các nghiên cứu của Việt Nam và một số chuyên gia ASEAN chỉ tập trung phân
tích tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR và đề xuất đối sách. Trong khi đó,
một loạt vấn đề lý luận đặt ra chưa được quan tâm giải quyết như: Khái niệm và nội dung, chủ thể của hợp tác tiểu vùng, hành lang kinh tế, khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới… Việc chưa làm rõ các vấn đề lý luận nêu trên là một trong những nguyên nhân lớn khiến một số dự án thuộc khuôn khổ Hợp tác kinh tế
VBBMR gặp khó khăn khi triển khai trong thực tế. Luận án này đã góp một phần giải quyết bất cập nêu trên bằng việc đưa ra khái niệm mới về hợp tác tiểu vùng phù hợp với thực tế Hợp tác kinh tếVBBMR cũng như các sáng kiến hợp tác tiểu vùng khác đang được triển khai trong khu vực.
Về thực tiễn, bối cảnh, tình hình khu vực và quốc tế về cơ bản là thuận lợi cho việc triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, sáng kiến này vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra và hạn chế lớn nhất là
chưa trở thành một cơ chế hợp tác chính thức giữa Trung Quốc và ASEAN với các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, Hội nghị cấp cao (như hợp tác GMS, Hợp tác Mê Công - Lan Thương…). Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng sáng
kiến Hợp tác kinh tế VBBMR đã thật sự đi vào thực tế cuộc sống với việc Trung Quốc cơ bản hoàn thành xây dựng Khu kinh tế VBB Quảng Tây và hợp tác triển khai một số dự án ở Đông Nam Á. Sáng kiến hợp tác này thực chất đã trở thành một kênh hợp tác mang tính chiến lược khu vực của Trung Quốc và ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia trong khu vực,
đặc biệt là sau khi Hợp tác kinh tế VBBMR được Trung Quốc xem như là một bộ phận của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Theo đó, tác động của hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế trong khu vực có thể sẽ ngày càng lớn hơn.
Xu thế hợp tác Trung Quốc - ASEAN trong khuôn khổ hợp tác kinh tế
VBBMR ngày càng được khẳng định bởi hai lý do chủ yếu sau. Thứ nhất,
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang vươn lên
thành một cường quốc toàn diện; các nước ASEAN ngày càng nhận thấy nhiều lợi ích kinh tế từ Trung Quốc và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với nước này. Thứ hai, Trung Quốc đang và sẽ gia tăng hợp tác, ảnh hưởng nhiều mặt với ASEAN, trong bối cảnh Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược tái cân bằng ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng; Nhật Bản và các nước lớn khác cũng tăng cường ảnh hưởng ở địa bàn chiến lược này. Theo đó, Hợp tác kinh tế VBBMR có ý nghĩa ngày càng quan trọng góp phần giúp Trung Quốc kết nối toàn diện hơn với các nước Đông Nam Á.
Từ bối cảnh khu vực nêu trên, cũng như định hướng mà Trung Quốc đã
nêu trong bản Lộ trình Hợp tác kinh tế VBBMR công bố tại Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8, năm 2014, có thể dự báo, trong thời gian tới, cùng với sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc
đẩy triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR đi vào thực chất theo hai hướng trên biển và trên bộ. Với hướng trên biển, Trung Quốc đang và sẽ đẩy mạnh liên kết các thành phố biển và cảng biển của nước này với các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia… để hiện thực hóa sáng kiến
“Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Với hướng trên bộ, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh kết nối thể chế, hạ tầng, thương mại, tài chính, con người… với
Đông Nam Á thông qua Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương. Một loạt dự án phát triển hạ tầng giao thông, đặc khu kinh tế, khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới… đang được Trung Quốc tích cực triển khai với
các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam… Theo đó, ảnh
hưởng của Trung Quốc với các quốc Đông Nam Á thông qua Hợp tác kinh tế
VBBMR và rộng hơn là sáng kiến “Một vành đai, một con đường” sẽ ngày
càng gia tăng. Với tình hình và bối cảnh nêu trên, Hợp tác kinh tế VBBMR đặt
ra cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam những cơ hội lớn và thách thức lớn. Đối với ASEAN, việc cân bằng được lợi ích của từng quốc gia với lợi ích chung của cả khối cũng như giữ gìn đoàn kết nội khối trong khi vẫn
thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc là thách thức lớn nhất. Điều này đòi
hỏi các quốc gia ASEAN phải tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin và liên kết chặt chẽ với nhau để trở thành “một bên” trong Hợp tác kinh tế VBBMR với đối tác Trung Quốc.
Khác với các nước ASEAN, Việt Nam có chung VBB với Trung Quốc và có mối quan hệ phức tạp với nước láng giềng này cả trong quá khứ và hiện tại. Do vậy, trong Hợp tác kinh tế VBBMR, bên cạnh lợi ích kinh tế, Việt Nam còn phải đặc biệt chú trọng các vấn đề liên quan chủ quyền lãnh thổ quốc gia,
an ninh, đối ngoại… Trên thực tế, trong hơn 10 năm vừa qua, Việt Nam đã
tham gia hợp tác kinh tế VBBMR song chưa thực sự chủđộng, tích cực và còn thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong nước cũng như trao đổi thông tin với các nước ASEAN. Vấn đề lớn nhất đặt ra là Việt Nam chưa xác định một chủtrương, phương châm công khai, rõ ràng trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc nói chung và Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng để làm định hướng cho các hoạt động đàm phán, thảo luận, triển khai hợp tác cụ
chưa tận dụng được các cơ hội hợp tác cũng như chưa phát huy được tiềm năng,
lợi thế của mình trong sáng kiến hợp tác tiểu vùng này.
Trong thời gian tới, Việt Nam có tận dụng được cơ hội, hạn chế được thách thức từ Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và sáng kiến “Một vành đai,
một con đường” hay không, điều này phụ thuộc chủ yếu vào bản lĩnh, trí tuệ
và cách thức mà Việt nam tham gia hợp tác. Để thành công trong Hợp tác kinh tế VBBMR thời gian tới, Việt Nam cần phải tích cực, chủ động, sáng tạo nhiều hơn nữa. Theo đó, Luận án kiến nghịphương châm hợp tác với phía Trung Quốc trong giai đoạn tới là: “Chủ động, khoa học, chọn lọc” để góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác và hạn chế tác động tiêu cực từ Hợp tác kinh tế VBBMR đối với Việt Nam. Cùng với việc đề xuất phương châm hợp tác hợp lý, kiến nghị các bộ, ngành, địa phương cũng như Chính phủ Việt Nam quan tâm đặt hợp tác kinh tế VBBMR trong tổng thể định hướng, chiến lược
đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước đến năm 2020, 2030. Đồng thời, muốn hợp tác kinh tế đối ngoại thành công, nhất là trong hợp tác với Trung Quốc, cần đặc biệt chú trọng giải quyết các vấn trong nước, như: Đoàn kết nội bộ; phát triển hạ tầng, phát triển nhân lực hiệu quả hơn; làm tốt hơn công tác
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Quốc Trường (2015), “FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh nước này chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (7), tr. 27-33.
2. Nguyễn Quốc Trường (2015), “Cộng đồng kinh tế ASEAN thúc đẩy hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng”, Hội thảo khoa học quốc tế “Cộng đồng ASEAN: Chìa khóa cho hội nhập quốc gia và khu vực ở Đông Nam Á”, giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và
Konrad Adenauer Stiftung, tr. 165-173.
3. Nguyễn Quốc Trường (2016), “Hợp tác kinh tế VBBMR trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh sáng kiến Một vành đai, một con đường và một số vấn
đề đặt ra với Việt Nam”, bài in sách Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, tr. 453 - 471.
4. Nguyễn Quốc Trường (2016), “Nhận diện Sáng kiến Con đường tơ lụa thế kỷ 21 qua các đề xuất hợp tác của Trung Quốc với ASEAN và Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế “Tăng cường hợp tác khu vực vì hòa bình, hữu nghị và thịnh vượng ởĐông Nam Á”, giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Hoàng Thế Anh (2010), Quan điểm chính thức của Trung Quốc, các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế về chiến lược “Một trục hai cánh”,
Báo cáo nghiên cứu phục vụ Đề án Phát triển và hợp tác phát triển khu vực VBBMR của BộKHĐT.
2. Ban Quản lý xây dựng, quy hoạch khu kinh tế VBB Quảng Tây (2006),
Chiến lược mô hình chữ M: Chỗ đứng của chiến lước đối ngoại, mở cửa Quảng Tây trong lợi ích quốc gia, NXB Tân Hoa xã, tr 6-34, Nam Ninh. 3. Báo Nhân Dân (2015), Tuyên bỗ đứng của chiến lướcung Quốc,
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/27906102- tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc.html.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Quy hoạch hợp tác phát triển khu vực VBBMR, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2012), Định hướng chính sách kinh tế đối ngọai của Việt Nam với ASEAN thời kỳ 2011 - 2015,
Đề án nghiên cứu cấp Bộ, tr. 67 - 75, Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2009), Tác động từ chiến lược Một trục, hai cánh của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc và những tác động đối với Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Đánh giá tình hình hợp tác đầu tư, thương mại Trung Quốc - ASEAN qua “Báo cáo Khu tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN 2014” của Ủy ban Hợp tác thương mại Trung Quốc - ASEAN năm 2014, Tài liệu lưu hành nội bộ.
9. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2016), Tài liệu cơ bản về Trung quốc và quan