Giai đoạn 2006 2012: Tập trung phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 91 - 96)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

3.2. Tình hình triển khai hợp tác từ phía TrungQu ốc

3.2.1. Giai đoạn 2006 2012: Tập trung phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ

Quảng Tây là tỉnh ven biển phía Nam Trung Quốc thuộc vùng Vịnh Bắc Bộ, giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 236.700 km2, dân sốhơn 50 triệu người.

Ngày 16/01/2008 Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn "Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây", đưa Khu kinh tế này lên tầm chiến lược quốc gia và trởthành cơ sở trung chuyển hàng hoá, cơ sở mậu dịch,

cơ sở chế tạo, trung tâm trao đổi thông tin chính... trong hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Phạm vi của Khu kinh tế này gồm thành phố

Nam Ninh và 3 thành phố lớn ven biển là Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc Hải với tổng diện tích 42.500 km2 (chiếm 17,9% diện tích tỉnh Quảng Tây), dân số 12,6 triệu người, trong đó dân số nội thành khoảng 4 triệu người (dự

kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 10 triệu người) [114, 115]. Khu kinh tế VBB Quảng Tây không chỉ có ưu thế về vị trí địa lý, mà còn là cửa ngõ tuyến đầu

và đầu mối quan trọng thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc - ASEAN. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc coi đây là một trong ba khu kinh tế hàng đầu, là "Khu hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế" quan trọng bậc nhất của Trung Quốc, có vai trò to lớn trong chiến lược cải cách, mở cửa và là khu vực hợp tác trọng điểm của Trung Quốc với các nước ASEAN.

Theo đó, Trung Quốc đã vàđang đẩy mạnh đầu tư phát triển khu vực này, tập trung vào xây dựng hệ thống cảng biển, đường cao tốc, các khu công nghiệp. Theo quy hoạch nói trên, trong giai đoạn 2008 - 2013, tại Khu kinh tế

VBB Quảng Tây triển khai 2.375 dự án, với tổng số vốn khoảng 300 tỷ USD [69, tr. 33-45]. Theo đó, cơ sở hạ tầng của khu kinh tế này hiện đã được đầu

tư xây dựng khá đồng bộ, hiện đại.

Về cảng biển,Quảng Tây đã thông qua "Quy hoạch tổng thể cảng biển

Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây", xây dựng 1.098 cầu cảng, trong đó có 533 cầu cảng

nước sâu với lượng hàng hóa thông qua năm 2010 đạt 100 triệu tấn; mục tiêu

năm 2020 là 300 triệu tấn và năm 2030 sẽ đạt 500 triệu tấn. Đến lúc đó, cụm cảng của Quảng Tây sẽ có thể phát huy vai trò hạt nhân trong hợp tác kinh tế

VBBMR, trở thành tuyến đường chính nối liền khu vực Đại Tây Nam, thậm chí cả khu vực miền Tây Trung Quốc với ASEAN và thế giới [69, tr. 33-45].

Mạng lưới giao thông đường bộ tại Quảng Tây cũng được đầu tư phát

triển mạnh. Đến nay, địa phương này đã xây dựng xong mạng lưới đường bộ

trong toàn khu tự trị với tổng chiều dài hơn 20.000 km, trong đó có hơn 7.000 km đường cao tốc nối Nam Ninh với các thành phố lớn và mạng lưới đường cao tốc quốc gia. Từ trung tâm là TP. Nam Ninh, mạng lưới đường cao tốc đã

kết nối liên thông với Bắc Kinh, Vân Nam, Quý Châu, cửa khẩu Hữu Nghị

(giáp Việt Nam)... và với mạng đường sắt trong cả nước. Quảng Tây cũng đã

xây dựng xong tuyến cao tốc dọc ven biển Vịnh Bắc Bộ dài hơn 500 km từ

Phòng Thành - Khâm Châu - Bắc Hải đến bán đảo Lôi Châu. Cây cầu dài 50 km bắc qua biển Chu Hải - Hồng Công - Ma Cao cũng đã được xây dựng; sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian từ Hồng Công đến Hữu Nghị quan chỉ

còn 8 giờ [69, tr. 33-45].

Về công nghiệp, Trung Quốc đã quy hoạch Khu kinh tế VBB Quảng Tây thành trung tâm công nghiệp với các ngành: công nghiệp nặng, điện năng,

lọc hóa dầu, hóa chất, sản xuất thép, kim loại mầu, cơ khí đóng tầu, sản xuất

đường, giấy... Trung Quốc đã di chuyển nhiều nhà máy công nghiệp nặng từ

ba tỉnh Đông Bắc và các tỉnh miến Trung, miền Đông về khu vực này. Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), Quảng

Tây đã tập trung phát triển theo định hướng: xây dựng Nam Ninh thành trung

tâm thương mại, chế tạo công nghệ cao; Bắc Hải là trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ hải sản; Khâm Châu phát triển ngành hoá dầu, chế tạo bột giấy; Phòng Thành là trung tâm trao đổi hàng hoá, phát triển ngành gang thép...[115]

Những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng kinh tế Khu kinh tế VBB Quảng Tây (gồm 4 Thành phố Nam Ninh, Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải) vẫn phát triển rất nhanh, tốc

độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt trên 15 %/năm. Cơ cấu kinh tế của Khu kinh tế cũng chuyển dịch mạnh mẽ. Năm 2000 cơ cấu giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 31,1% - 26,0% - 42,9%,

đến năm 2010 là 13,5% - 38,7% - 46,8%. Khu kinh tế VBB Quảng Tây đã trở

thành trọng điểm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp lớn trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đầu tư vào khu kinh tế này với các dự án lớn như: Nhà máy lọc dầu Khâm Châu 10 triệu

tấn/năm, đã hoàn thành và đi vào hoạt động; Nhà máy nhiệt điện 1.400 MW

đã đưa vào hoạt động.... Hai Tập đoàn gang thép lớn của Trung Quốc là Vũ

Hán, Liễu Châu đã đầu tư hơn 62,5 tỷ NDT vào Phòng Thành để phát triển sản xuất thép (dự kiến đạt công suất 30 triệu tấn/năm); Tập đoàn tin học Fujikhang của Đài Loan cũng đã triển khai các dự án lớn ở Bắc Hải, với vốn

đầu tư khoảng 4 tỷ USD...[113, tr. 35]

Bảng 3.1: 9 kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, tại Trung Quốc

STT Thời gian/Địa điểm Chủđề

01 Ngày 20-21/7/2006; TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới

Trung Quốc- ASEAN 02 Ngày 26-27/7/2007;

TP Nam Ninh

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới

Trung Quốc- ASEAN 03 Ngày 30-31/7/2008;

TP Bắc Hải (Quảng Tây)

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới

Trung Quốc- ASEAN; Kết nối, Hợp tác, phồn vinh

04 Ngày 6-7/8/2009; TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Cùng xây dựng cực tăng trưởng mới

Trung Quốc- ASEAN: Mở rộng hợp tác, biến nguy cơ thành cơ hội

05 Ngày 12-13/8/2010; TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN; Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng

06 Ngày 18-19/8/2011; TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Thiết lập CAFTA và hợp tác kinh tế

VBBMR

07 Ngày 12-13/7/2012; TP Nam Ninh (Quảng

Hợp tác kinh tế VBBMR và cùng nhau phồn thịnh

STT Thời gian/Địa điểm Chủđề

Tây)

08 Từ 14 đến 16/5/2014; TP Nam Ninh (Quảng Tây)

“Chung tay sáng tạo Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”

09 25/6/2016;

TP Nam Ninh (Quảng Tây)

Diễn đàn phát triển triển hành lang kinh tế

Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương

(Nguồn: Sách Xanh Hợp tác kinh tế VBBMR năm 2013 và tổng hợp của tác giả Luận án.)

Hơn 10 năm trở lại đây, kinh tế của Quảng Tây phát triển nhanh chóng.

Năm 2010, GDP đạt gần 900 tỷNDT, tăng bình quân 12,4 %/năm; GDP bình quân đầu người đạt 2.500 USD. Năm 2015, GDP của Quảng Tây đã đạt hơn

1.680 tỷ NDT (khoảng 260 tỷ USD), tăng 8,1% so với năm 2014; GDP bình quân đầu người đạt hơn 5.600 USD. Quảng Tây đứng đầu trong khu vực miền Tây Trung Quốc về kim ngạch xuất nhập khẩu. Nhân tố quan trọng nhất thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế của Quảng Tây là hợp tác kinh tế với các nước ASEAN [62, 85].

Cùng với việc đẩy mạnh xây dựng và phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây, Trung Quốc đã tổ chức 9 Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR trong các năm từ 2006 - 2016 (từ năm 2012, cách 2 năm tổ chức một lần). Thông qua các diễn đàn này, Trung Quốc từng bước tăng cường trao đổi ý kiến, nhận thức chung với các quốc gia Đông Nam Á và hoàn thiện cơ chế Hợp tác kinh tế VBBMR. Nội dung hợp tác đưa ra tại các diễn đàn thường được điều chỉnh cho phù hợp bối cảnh, tình hình kinh tế khu vực, thế giới và thực tế hợp tác Trung Quốc – ASEAN (xem nội dung các Diễn đàn, bảng 3.1).

Nhìn vào các chủ đề và nội dung của 9 kỳ Diễn đàn Hợp tác kinh tế

Thứ nhất, hầu hết các chủ đề Diễn đàn (đều do Trung Quốc đơn phương đề xuất) đều nhấn mạnh hợp tác Trung Quốc - ASEAN. Có tới 7/9 chủ đề của Diễn đàn nhấn mạnh nội dung hợp tác Trung Quốc - ASEAN.

Điều này cho thấy Trung Quốc luôn xác định Hợp tác kinh tế VBBMR không chỉ là một khuôn khổ hợp tác giữa một số địa phương của Trung Quốc với một sốnước ASEAN, mà là một “kênh” của hợp tác Trung Quốc - ASEAN.

Thứ hai, nhìn vào nội dung hợp tác được đề xuất trong hai kỳ Diễn đàn

gần đây (2014 và 2016), có thể thấy rõ Trung Quốc đã xác định Hợp tác kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)