2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
6. Cấu trúc của Luận án
3.1. Khái quát về Hợp tác kinh tế VBBMR
3.1.1. Vịnh Bắc Bộ và phạm vi Hợp tác kinh tế VBBMR
Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc Biển Đông, có vai trò hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh đối với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một vịnh nửa kín, được bao bọc hoàn toàn bởi bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc, có diện tích 126.250 km2, chiều dài khoảng 496 km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất là cửa vịnh khoảng 207,4 km (102 hải lý). Vịnh Bắc Bộ thông ra Biển Đông qua 2 cửa: cửa chính ở phía Nam,từ đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị, Việt Nam) tới mũi Ăng Ca (đảo Hải Nam, Trung Quốc) rộng 207,4 km và cửa phía Bắc là eo biển Quỳnh Châu (nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam, Trung Quốc) rộng 35,2 km.
Vịnh Bắc Bộtương đối nông, độ sâu trung bình chỉ 40 - 50 mét (chiếm
hơn 60% diện tích đáy vịnh), nơi sâu nhất ở khu vực cửa Vịnh cũng không
quá 100 mét. Đáy vịnh tương đối bằng phẳng và thoải dần theo hướng Đông
60.000 km2, chiếm 48% diện tích toàn Vịnh. Tại vùng biển phía Việt Nam có
hơn 2.300 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó hầu hết tập trung ở khu vực ven bờ
Quảng Ninh và Hải Phòng; phía Trung Quốc, ngoài đảo Hải Nam là đảo lớn nhất tiếp giáp Vịnh Bắc Bộ chỉ có một sốít đảo nhỏở phía Đông Bắc như Vị Châu, Tà Dương... Đặc biệt phía Việt Nam có đảo Bạch Long Vỹ rộng khoảng 2,5 km2 nằm gần giữa vịnh (cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 130 km)và đảo Cồn Cỏ rộng khoảng 3 km2, cách Mũi Lay (Quảng Trị) khoảng 24 km. Những đảo này có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, đồng thời là căn cứ hậu cần vững chắc đểvươn ra khai thác biển khơi, phát triển kinh tế biển [4, tr. 16].
Khu vực hợp tác kinh tế VBBMR
Phạm vi không gian hợp tác kinh tế VBBMR được xác định không thật sự rõ ràng. Ban đầu, khi Trung Quốc mới đưa ra sáng kiến hợp tác này, không gian hợp tác được xác định là một số tỉnh, thành phố phía nam của Trung Quốc và các nước ASEAN dọc theo Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore,
như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hợp tác cũng như các Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã mời thêm các nước Myanmar, Philippines tham gia. Theo Lộ trình hợp tác kinh tế VBBMR mà Trung Quốc đưa ra
tháng 7/2012, không gian hợp tác còn được mở rộng trong thời gian tới, với sự tham gia của Hồng Công, Ma Cao và Đài Loan (Trung Quốc).
Theo tính toán của Nhóm chuyên gia hỗn hợp Trung Quốc và ASEAN, thì ngay ở thời điểm Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR,
năm 2008, khu vực hợp tác kinh tế VBBMR đã có quy mô dân số 1,8 tỷ người; tổng GDP khoảng 5,7 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4,4, nghìn tỷ USD [11, tr. 9].