Giai đoạn 201 3 2016: Hợp tác kinh tế VBBMR là một phần của sáng kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 96 - 106)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

3.2. Tình hình triển khai hợp tác từ phía TrungQu ốc

3.2.2. Giai đoạn 201 3 2016: Hợp tác kinh tế VBBMR là một phần của sáng kiến

(trong đó “một con đường” là Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21). Các nội dung của kỳ Diễn đàn năm 2014 thực chất cũng là 05 nội dung kết nối của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc gọi là “năm thông”,

gồm: thể chế, hạ tầng, tài chính, thương mại, con người. Nội dung của kỳ

Diễn đàn thứ 9, năm 2016 tập trung thảo luận phát triển Hành lang kinh tế

Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương. Đây là một trong 6 hành lang kinh tế

quan trọng thuộc sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

3.2.2. Giai đoạn 2013 - 2016: Hợp tác kinh tế VBBMR là một phần của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”

Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã khởi xướng và đẩy mạnh triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (từ năm 2017, Trung Quốc đã đổi tên tiếng Anh của sáng kiến này thành “Vành đai và Con đường”). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo về sáng kiến “Vành đai kinh tế Con

đường tơ lụa” trong chuyến công du Trung Á vào tháng 9/2013 và sáng kiến

“Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” trong chuyến thăm Indonesia vào

tháng 10/2013, gọi chung là “Một vành đai, một con đường”. Đây là sáng

kiến mang tầm chiến lược khu vực và toàn cầu của Trung Quốc nhằm kết nối

nước này với 64 quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi. Trong đó, “Vành đai

châu Âu (vùng Baltic)... Trong khi đó, “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế để kết nối đường biển của Trung Quốc theo hai hướng, một là sang châu Âu qua Biển Đông và Ấn Độ Dương; hai là qua Biển Đông tới Nam

Thái Bình Dương.

Sáng kiến này gồm 5 lĩnh vực kết nối (Trung Quốc gọi là năm thông):

chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tài chính, và con người. Cụ thể, việc thực thi sáng kiến này sẽ bao gồm các biện pháp thúc đẩy thương mại và đầu

tư; phát triển hạ tầng (đường sắt, đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển, viễn thông, đường ống dẫn năng lượng và kho vận); hợp tác kinh tế công nghiệp và tiểu khu vực (các khu công nghiệp chủ yếu đặt ởnước ngoài và các hành lang kinh tế); hợp tác tài chính và thúc đẩy giao lưu nhân dân. Theo tính

toán của các chuyên gia Trung Quốc, “Một vành đai, một con đường” sẽ tạo thành mạng lưới kinh tế thương mại có chiều dài lớn nhất thế giới bao trùm khu vực rộng lớn với dân số 4,4 tỷ người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 21.000 tỷ USD (chiếm 30% GDP toàn cầu) và có thể tạo ra giá trị thương mại

hơn 2.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷcũng như liên kết với các thị trường

đang nổi có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Về mặt chiến lược, “một vành đai,

một con đường” từng bước định hình một tầm nhìn lớn cho sự hội nhập Á - Âu

dưới sựlãnh đạo của Trung Quốc [62, 70].

Trên thực tế, từ trước khi công bố sáng kiến nêu trên, Trung Quốc đã

coi các sáng kiến hợp tác khu vực, tiểu vùng, bao gồm Hợp tác kinh tế VBBMR như là những “mảnh ghép” của đại chiến lược “Một vành đai, một

con đường”. Ví dụ: Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) năm 2016 lấy chủ đề là “Cùng xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, xây dựng cộng đồng chung vận mệnh chung Trung Quốc - ASEAN gắn bó hơn”; Diễn

đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8/2014 cũng lấy chủ đề: “Chung tay xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21…”. Đối với sáng kiến hợp tác

kết nối quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, đến tháng 2/2017, Trung Quốc đã ký văn bản hợp tác về

“Một vành đai, một con đường” với 40 nước trên thế giới. Ở khu vực Đông

Nam Á, Trung Quốc đã ký các Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác “Một vành đai,

một con đường” với Malaysia và Campuchia. Cuối năm 2015, Trung Quốc

cũng đã đề nghị ký MOU này với Việt Nam.

Cũng từ năm 2013, các đề xuất hợp tác song phương của Trung Quốc

đối với Việt Nam và các nước ASEAN cũng chủ yếu tập trung vào những lĩnh

vực hợp tác trọng tâm mà các sáng kiến “Một vành đai, một con đường” và sáng kiến hợp tác kinh tếVBBMR đã xác định nêu trên.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng đã đưa ra các đề xuất hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến “Một vành đai, một con đường” bao trùm lên Hợp tác kinh tế VBBMR và các sáng kiến hợp tác tiểu vùng trước đây như sau:

- Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhất trí lập ba tổ công tác song phương để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: Hợp tác tài chính, hợp tác

trên biển, hợp tác phát triển hạ tầng. Sau đó, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 4/2015, lãnh

đạo Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố chính thức thành lập các nhóm công tác nói trên.

- Trung Quốc đưa ra đề xuất “kết nối chiến lược” với Việt Nam, nhân chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tháng 7/ 2015.

Theo đó, hai lĩnh vực chính là kết nối hạ tầng và kết nối các lĩnh vực sản xuất.

Sau đó, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập cận Bình tháng 11/2015, Bộ Công thương Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về việc thúc đẩy hợp tác

Bảng 3. 1: Các nước đã ký văn bản hợp tác “một vành đai, một con đường”, tính đến tháng 10/2016.

TT Tên nước Cơ quan TQ ký Loại văn bản 1 Tajikistan Ủy ban Cải phát MOU

2 Kazakhstan Ủy ban Cải phát MOU

3 Qatar Ủy ban Cải phát MOU

4 Kuwait Ủy ban Cải phát MOU

5 Hàn Quốc Ủy ban Cải phát MOU

6 Hungary Bộ Ngoại giao MOU

7 Malaysia Bộ Thương mại MOU

8 Maldives Bộ Thương mại MOU

9 Campuchia MOU

10 Sri Lanka Bộ Thương mại MOU

11 Nepal Bộ Thương mại MOU

12 Moldova Bộ Thương mại MOU

13 Kyrgyzstan Bộ Thương mại MOU

14 Georgia Bộ Thươngmại MOU

15 Armenia, Bộ Thương mại MOU

16 Uzbekistan Bộ Thương mại MOU

17 Ukraine Bộ Thương mại MOU

18 Belarus Bộ Thương mại MOU

19 Nga Chính phủ Tuyên bố chung

20 Mông Cổ Chính phủ Tuyên bố chung

Hình 3. 1: Nội dung Hợp tác kinh tếVBBMR trong tương quan hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” và sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển

của Trung Quốc.

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án)

- Cũng nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình tháng 11/2015, Trung Quốc đề xuất ký MOU về thúc đẩy hợp tác giữa sáng kiến “Một vành đai, một con đường” với sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai”.

Thời điểm đó Việt Nam chưa ký MOU nói trên vì còn cần thời gian nghiên cứu kỹhơn đề xuất hợp tác của Trung Quốc. Tuy nhiên, nội dung “Thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “một

vành đai, một con đường”; tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất trên các

lĩnh vực như vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, điện lực, năng lượng tái tạo...”, đã được khẳng định trong Tuyên bố chung của chuyến thăm nói trên. Nội dung này cũng được nhắc lại sau đó trong các bản thông cáo chung nhân các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước [3, 20].

Kể từ khi đề xuất sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường”, Trung Quốc đã tích cực để điều chỉnh nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR gắn với sáng kiến nói trên. Theo đó, Trung Quốc phối hợp với Ngân hàng phát

Con đường TLtrên biển *Tài chính *Cảng biển *Hạ tầng Hợp tác KTVBBMR *Tài chính *Cảng biển, Logistic Hợp tác 2 HL, 1 VĐ *Hạ tầng, tài chính, du lịch, thương mại, hợp tác trên biển

triển châu Á (ADB), với tư cách là cơ quan tư vấn, để đưa ra lộ trình và nội dung hợp tác mới của hợp tác kinh tế VBBMR. Nội dung mới này phù hợp hơn với nội dung hợp tác “Một vành đai, một con đường”.

Trong nửa cuối năm 2013, ADB đã liên tiếp tổ chức ba cuộc họp giữa các nước ASEAN và Trung Quốc để thảo luận việc xây dựng một lộ trình và các chương trình mới cho hợp tác kinh tế VBBMR. Đến tháng 10/2013, ADB đã đưa ra bản dự thảo Lộ trình hợp tác kinh tế VBBMR với các nét mới dưới đây [91, 92, 93].

(1) Đề xuất việc thể chế hóa chương trình Hợp tác kinh tế VBBMR với cơ cấu tổ chức mới (xem hình 2). Theo đó, cơ cấu tổ chức của Hợp tác kinh tế VBBMR gồm: Hội nghị cấp Bộ trưởng; Hội nghị chuyên gia cấp cao; Ủy ban hợp tác VBBMR; Đầu mối hợp tác tại các quốc gia; Ban Thư ký (đặt tại Nam Ninh, Trung Quốc); Cơ quan phát triển dự án.

(2) Đề xuất đổi tên Hợp tác kinh tế VBBMR. Sau quá trình thảo luận ở cấp chuyên gia, đến cuộc họp chuyên gia cấp cao tại Nam Ninh (Trung Quốc) năm 2014, đã thống nhất đổi tên sáng kiến hợp tác này thành Hợp tác kinh tế

VBBMR ASEAN - Trung Quốc, viết tắt là ACPBG.

(3) Thay đổi hầu hết nội dung hợp tác. Theo đó, số chương trình hợp tác giảm từ 7 (theo đề xuất của Trung Quốc trước đó) xuống còn 2 chương trình hợp tác ưu tiên là: hợp tác tài chính (bao gồm thúc đẩy, thuận lợi hóa thương mại) và hợp tác cảng biển - tiếp vận (bao gồm kết nối, phát triển hạ tầng).

(4) Xác định nguồn lực tài chính cho các dự án hợp tác được tìm kiếm

thông qua Cơ quan phát triển dự án (PDF) - điểm mới của Hợp tác kinh tế VBBMR. Theo đó, dựa trên yêu cầu từ các nước thành viên và nhu cầu thị trường, PDF hỗ trợ các chính phủ lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng cấu trúc các dựán cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Mục đích của PDF là nhằm giúp chuẩn bị một kênh tài trợ vững chắc cho các dự án có cấu trúc chặt chẽ và có tầm nhìn lợi nhuận trong số các lĩnh vực đã được lựa chọn của Hợp tác kinh tế VBBMR; đồng thời phát triển năng lực

của các cơ quan chính phủ để theo dõi và quản lý mô hình PPP trong tiến trình thực hiện.

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Hợp tác kinh tế VBBMR theo đề xuất của ADB.

(Nguồn: Hợp tác kinh tế VBBMR ASEAN – Trung Quốc, lộ trình cho một tiểu vùng năng động - tài liệu của ADB, 4/2014)

(5) Xác định vai trò của ADB trong Hợp tác kinh tế VBBMR. Theo đó,

ADB sẽ đảm nhận bốn vai trò khác nhau nhưng mang tính bổ sung: là người

huy động nguồn lực; cung cấp kiến thức; xây dựng năng lực; đóng vai trò

“nhà trung gian trung thực”. ADB cũng sẽ hỗ trợ thành lập PDF (lựa chọn các

nhà tư vấn PDF và các điều khoản tham chiếu cùng các nhóm chuyên gia có

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế

ASEAN- Bộ Thương mại TQ

Cuộc họp quan chức kinh tế cấp cao ASEAN- TQ

Ủy ban hợp tác PBG

Cơ quan phát triển dự án

Các điểm đầu mối

quốc gia

nhiệm vụ đảm bảo chất lượng hoạt động của PDF). ADB sẽ chuẩn bị các khung kết quả cho lộ trình và trong giai đoạn đầu, sẽ tham gia các cuộc họp của Ủy ban như một thành viên không biểu quyết…

3.2.3. Một số nhận xét về tình hình triển khai hợp tác của Trung Quốc

Nhìn lại tiến trình Hợp tác kinh tế VBBMR mà Trung Quốc triển khai trong khoảng 10 năm qua, có thể thấy nổi lên một số thành công và hạn chế chủ yếu:

a. Những thành công chủ yếu

Trên thực tế dù hợp tác kinh tế VBBMR vẫn chỉ đang trong quá trình triển khai và Trung Quốc cùng ASEAN chưa thống nhất được về nội dung, lộ trình, định hướng hợp tác, song Trung Quốc đã đạt được một số mục tiêu đặt ra:

(1) Đối với Trung Quốc, thông qua khởi xướng hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã thành công trong việc biến Quảng Tây thành cực tăng trưởng mới với việc nâng cấp, phát triển hàng loạt thành phố, khu công nghiệp, hệ thống giao thông trên toàn khu vực. Một thành công nữa của Trung Quốc là đã triển khai xây dựng Khu kinh tế VBB Quảng Tây cơ bản đúng tiến độ theo bản Quy hoạch đã phê duyệt năm 2008 và tiến trình xây dựng, phát triển khu kinh tế này vẫn đang diễn ra thuận lợi.

Hợp táckinh tế VBBMR cũng đã góp phần giúp Trung Quốc tái cơ cấu nền kinh tế, cụ thể hóa chiến lược khai thác, phát triển miền Tây; rút ngắn khoảng cách phát triển và phân hóa giàu - nghèo giữa các vùng miền. Thông qua chương trình hợp tác này, Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển các khu công nghiệp cũ ở vùng Đông Bắc ra ven biển quảng Tây…

(2) Đối với các nước ASEAN, thông qua Hợp tác kinh tế VBBMR, một số nước ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan đã đã gia tăng đầu tư tại các khu công nghiệp thuộc Quảng Tây của Trung Quốc. Các nước Lào, Campuchia, Myanmar đã tranh thủ thêm được nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng. Việt Nam không tranh thủ được đáng kể

cơ hội và nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng từ Hợp tác kinh tế VBBMR, song việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, thương mại ở khu vực biên giới cũng tạo động lực để Việt Nam phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và tuyến giao thông thuộc “Hai hành lang, một vành đai”.

(3) Hợp tác kinh tế VBBMR đã trở thành một kênh hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - ASEAN. Dù chưa triển khai các dự án hợp tác thực chất, song trên thực tế, thông qua các kỳ Diễn đàn, các hội nghị bên lề, Trung Quốc đã tăng cường tiếp xúc thường xuyên với các nước ASEAN. Một số thành phố của các nước ASEAN đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác với các thành phố của Quảng Tây (Trung Quốc). Các khu kinh tế, khu công nghiệp của Quảng Tây đã thu hút nhiều doanh nghiệp từ ASEAN tới đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, thông qua hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và Quảng Tây nói riêng đến các quốc gia ASEAN; quảng bá các sáng kiến hợp tác khu vực do Trung Quốc khởi xướng như: Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore; Con đường tơ lụa trên biển…

b. Những hạn chế, bất cập chủ yếu

Dù Trung Quốc đã đạt những kết quả đáng ghi nhận như trên, song về phía Trung Quốc, việc triển khai hợp tác kinh tế VBBMR hiện vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập như:

(1) Trung Quốc đã không thành công trong việc đưa Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành một cơ chế hợp tác chính thức giữa Trung Quốc và các nước ASEAN như sáng kiến Hợp tác Mê Công - Lan Thương, hay Hội chợ triển lãm thương mại Trung Quốc - ASEAN (có Hội nghị cấp Bộ trưởng, cấp cao, diễn ra hàng năm). Sau khoảng 10 năm, với 9 lần tổ chức diễn đàn và 2

kế hoạch, lộ trình hợp tác đã được đưa ra, Hợp tác kinh tế VBBMR vẫn chỉ là một sáng kiến được thúc đẩy chủ yếu từ phía Trung Quốc. Cấp cao nhất của các nước ASEAN dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR chỉ là cấp Thứ

trưởng. Nếu như không có sự ra đời của sáng kiến “Một vành đai, một con đường” vào năm 2013, rất có thể sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR sẽ dần bị bỏ quên.

(2) Giữa Trung ương và địa phương của Trung Quốc, cụ thể là giữa Bộ Thương mại và tỉnh Quảng Tây vẫn chưa thống nhất về một số vấn đề liên quan đến nội dung, cơ chế hợp tác (chẳng hạn, vấn đề lộ trình, cơ chế chính sách xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới) và điều này thể hiện ở

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)