Nâng cao vị thế của Trung Quốc trong các cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 123 - 125)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

4.2.1. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trong các cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3

ASEAN+3

Sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR do Trung Quốc khởi xướng, qua hơn 10 năm triển khai dù chưa trở thành một cơ chế hợp tác tiểu vùng có tính ràng buộc pháp lý cao (chưa có Hội nghị cấp Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao), song vẫn là một kênh hợp tác mang tính chiến lược, góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - ASEAN, giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á và có tác động nhiều mặt đến quan hệ quốc tế trong khu vực. Kể từ năm 2014 (năm tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8), Trung Quốc tích cực thay đổi nội dung, định hướng hợp tác để hợp tác kinh tế VBBMR trở thành một bộ phận của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR càng có tác động lớn hơn đối với cạnh tranh nước lớn ở Đông Nam Á và mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Theo đó, việc tăng cường hợp tác với các nước ASEAN thông qua Hợp tác kinh tế VBBMR góp phần giúp Trung Quốc nâng cao vị thế và có vai trò lớn hơn trong các cơ chế hợp tác ASEAN+1 và

ASEAN+3.

Trong các cơ chế hợp tác “ASEAN+”, thì hợp tác ASEAN+1 (ASEAN + từng nước đối tác) là một cơ chế hợp tác nổi bật và hiệu quả. Trong các cặp

quan hệ ASEAN+1 với từng đối tác lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… thì quan hệ ASEAN+Trung Quốc là cặp quan hệ nổi bật nhất và thuộc loại quan trọng nhất đối với các nước ASEAN, bởi Trung Quốc

đã trở thành đối tác thương mại, đối tác đầu tư và nhà viện trợ số một của nhiều quốc gia ASEAN [42]. Hợp tác kinh tế VBBMR với các nội dung trọng

tâm là thúc đẩy kết nối hạ tầng, đầu tư, tài chính, thương mại… đã trở thành một “kênh” hợp tác quan trọng thúc đẩy và làm sâu sắc hơn cơ chế hợp tác ASEAN+Trung Quốc. Đồng thời, giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á so với các đối tác còn lại của ASEAN.

Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả, tăng cường vị thế trong hợp tác

ASEAN+1 cũng sẽ giúp Trung Quốc giành ưu thế tốt hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc trong cơ chế ASEAN+3. ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ra đời từ những năm cuối thế kỷ 20. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộtrưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 2005. ASEAN+3 được triển khai qua 2 kênh: Kênh 1 là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN +3. Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh

ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp. Kênh 2 thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự.

Đến nay, cơ chế ASEAN +3 đã góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ

hợp tác mạnh mẽ giữa ASEAN với cả ba đối tác nói trên. Tuy nhiên, trong ASEAN+3, Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn hơn so với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc có kim ngạch đầu

tư, thương mại với ASEAN vượt trội so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ưu

tốt hơn với ASEAN so với Hàn Quốc, Nhật Bản nhờ vào việc triển khai các sáng kiến hợp tác mang tính chiến lược với ASEAN như sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)