Đánh giá tiềm năng và triển vọng hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 89 - 91)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

3.1. Khái quát về Hợp tác kinh tế VBBMR

3.1.3. Đánh giá tiềm năng và triển vọng hợp tác

Bối cảnh tình hình quốc tế, tình hình quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc

và các nước ASEAN trong mười năm qua như đã nêu ở Chương 2 và đặc biệt là ở thời điểm Trung Quốc đề xuất sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR (năm

2006) về cơ bản là thuận lợi cho việc triển khai hợp. Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam, quan hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển mạnh mẽ trong khoảng

một thập kỷ vừa qua cũng như việc các bên đã ký kết một loạt văn kiện hợp

tác song phương quan trọng, đã tạo ra cơ sở pháp lý và một môi trường hòa bình, hữu nghị, bảo đảm hợp tác kinh tế VBBMR có thể thành công, mang lại lợi ích kinh tế cho toàn khu vực.

Bên cạnh đó, ý tưởng hợp tác kinh tế VBBMR ra đời xuất phát từ nhu cầu của phía Trung Quốc, song về cơ bản, sáng kiến hợp tác này cũng phù hợp với nhu cầu thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc của các nước ASEAN. Đồng thời, sáng kiến này cũng phù hợp với xu thế kết nối khu vực

đang diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vào năm 2013, Diễn đàn

Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã thông qua Kế hoạch kết nối

APEC đến năm 2025; các nước Đông Nam Á cũng đã thông qua Kế hoạch

hành động kết nối ASEAN đến năm 2025; ba nước Việt Nam, Lào,

Campuchia cũng đã hoàn thành xây dựng Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tếCLV đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vào năm 2016… Các kế hoạch kết nối nêu trên đều tập trung thúc đẩy kết nối thể chế, kết nối hạ tầng, kết nối

con người. Hợp tác kinh tế VBBMR cũng thúc đẩy kết nối các lĩnh vực tương

tự, do vậy phù hợp với xu thế liên kết, hợp tác, phát triển của khu vực. Sáng kiến hợp tác này cũng đã được Chính phủ Trung Quốc và lãnh đạo các nước ASEAN ủng hộ, nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, do vậy có triển vọng khả thi.

Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc

và các nước ASEAN còn phải vượt qua không ít khó khăn, thách thức. Trước hết, Hợp tác kinh tế VBBMR vẫn chưa trở thành một cơ chế hợp tác khu vực có tính ràng buộc pháp lý cao (mới có cơ chế diễn đàn thường kỳ, chưa có cơ

chế Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế hoặc Hội nghị cấp cao). Một trong những

nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là khi đề xuất hợp tác, Trung Quốc thường ứng xử với tư thế “nước lớn” trước các nước ASEAN; không tham vấn các đối tác ASEAN một cách thỏa đáng. Bên cạnh đó, việc triển

khai sáng kiến hợp tác này còn đối mặt các khó khăn như: Trình độ phát triển giữa các nước tham gia hợp tác còn quá chênh lệch. Cơ sở hạ tầng tại một số nước ASEAN như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, nhìn chung còn yếu kém. Sự khác biệt về hệ thống quản lý thuế, thủ tục hải quan cũng đang

cản trở các hoạt động hợp tác thương mại, đầu tư giữa các bên.

Ngoài ra, căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc với một sốnước ASEAN; tình trạng nhiều công trình, dự án kém hiệu quả

của doanh nghiệp Trung Quốc tại một sốnước ASEAN những năm gần đây, đã và đang làm suy giảm lòng tin và cản trở tiến trình hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với ASEAN nói chung, Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)