Xuất xứ sáng kiến, mục tiêu và các nội dung hợp tác chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 84 - 89)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

3.1. Khái quát về Hợp tác kinh tế VBBMR

3.1.2. Xuất xứ sáng kiến, mục tiêu và các nội dung hợp tác chủ yếu

Hợp tác kinh tế VBBMR diễn ra trong bối cảnh trong khoảng mười năm

qua, Trung Quốc tập trung xây dựng Quảng Tây thành “cực tăng trưởng mới”, nhằm khai thác vai trò của địa phương này làm cầu nối (cả trên bộ và trên biển)

trong giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Tháng 7 năm 2006, tại Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ nhất tổ chức ở thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), ông Lưu Kỳ Bảo, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây lần đầu tiên đưa ra sáng kiến “Một trục hai cánh” – sáng kiến mang tầm chiến lược khu vực của Trung Quốc. Trong đó, “một trục” là Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và “hai cánh” là Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở

rộng (cánh phía Tây) và Hợp tác kinh tế VBBMR (cánh phía Đông).

Với sáng kiến "Một trục, hai cánh", Trung Quốc chủ trương hình thành

hai mảng hợp tác lớn trong khu vực là hợp tác kinh tế trên biển (Hợp tác kinh tế VBBMR) và hợp tác kinh tế trên bộ (Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore) nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện Trung Quốc - ASEAN. Trung Quốc nhận định rằng việc hình thành“Một trục, hai cánh” sẽ lôi kéo sự tham gia của các nước ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực. Sáng kiến này đã nhanh chóng được Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và ủng hộ, đồng thời các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là Quảng Tây triển khai tích cực. Về phía Trung Quốc, Quảng Tây là địa phương có vai trò

chủ đạo trong Hợp tác kinh tế VBBMR, trực tiếp tổ chức các Diễn đàn và

nhiều dự án quan trọng. Tuy nhiên, chính quyền Trung ương của Trung Quốc vẫn nắm vai trò chính trong việc hoạch định lộ trình, xác định các nội dung hợp tác.

Việc lựa chọn tên gọi sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR (tiếng Trung Quốc phiên âm cụm từ VBBMR là “Pan Beibu wan”) là do phía Trung Quốc đưa

ra từnăm 2006. Sau này, trong quá trình thảo luận nội bộ phía Việt Nam cũng như

giữa các chuyên gia của ADB với đại diện các nước ASEAN về việc thay đổi nội dung Hợp tác kinh tếVBBMR vào năm 2013 (tác giả Luận án trực tiếp tham gia

các phiên thảo luận) một số ý kiến từ ADB và Việt Nam đề nghị cân nhắc không dùng cụm từ Pan Beibu. Các ý kiến cho rằng cách gọi “Pan Beibu” là theo tiếng Trung Quốc, không phù hợp thông lệ quốc tế, nên sử dụng tên tiếng Anh chỉ VBB là “Tonkin Gulf”. Tuy nhiên, đề xuất này đưa ra tại cuộc họp SOM năm 2014 ở Nam Ninh đã không được phía Trung Quốc chấp nhận [77].

Mục tiêu hợp tác

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi Hợp tác kinh tế VBBMR [11, tr. 12] thì mục tiêu của sáng kiến hợp tác này được xác định với các nội dung chủ

yếu là: Thiết lập một cơ chế hợp tác tiểu vùng, tạo đòn bẩy toàn diện cho hệ

thống vận tải trên biển và duyên hải, tăng cường hợp tác cảng biển và tiếp vận,

đẩy mạnh liên kết công nghiệp và phân công lao động, phát triển các ngành kinh doanh ven biển, hợp tác phát triển tài nguyên biển, xúc tiến phát triển các thành phố ven biển, thiết lập các cụm cảng hỗ trợ lẫn nhau, các cụm công nghiệp và cụm thành phố với sự bổ sung mạnh mẽ và tính đa dạng, đồng thời

đẩy nhanh việc phát triển bền vững kinh tế, xã hội trong khu vực.

Tuy nhiên, như một số công trình nghiên cứu nêu ở Chương 1 của Luận

án này đã phân tích, Hợp tác kinh tế VBBMR không đơn thuần chỉ là sáng kiến hợp tác kinh tế tiểu vùng, mà thực chất là một chiến lược mang tầm khu vực của Trung Quốc. Trung Quốc muốn thông qua sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR để gia tăng ảnh hưởng tại các nước Đông Nam Á, thông qua đó để đạt các lợi ích kinh tế và ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản tại khu vực này.

Về kinh tế,Trung Quốc muốn biến Quảng Tây thành “đầu cầu” hợp tác với các nước ASEAN; thành “cực tăng trưởng mới” của Trung Quốc8và cửa ngõ thúc đẩy hợp tác kinh tế hướng ra biển.

Về chính trị, đối ngoại, Trung Quốc muốn thông qua khuôn khổ hợp

tác này thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương với từng nước ASEAN và lôi

8

. Xem thêm mục 2.1.2.4. Lý thuyết cực tăng trưởng, ởChương 2 của Luận án.

kéo ngày càng nhiều các nước ASEAN vào “quỹ đạo” ảnh hưởng của mình,

qua đó góp phần ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ và các nước lớn khác với

ASEAN.

Đối với vấn đề Biển Đông, thông qua hợp tác kinh tế VBBMR với các

chương trình hợp tác cảng biển - tiếp vận, hậu cần quy mô lớn, Trung Quốc muốn thúc đẩy thực hiện sáng kiến “Mộtvành đai, một con đường” ở khu vực này; cụ thể hóa phương châm “gác tranh cãi, cùng khai thác”.

Để đạt các mục tiêu chiến lược nêu trên, ngày 16/01/2008, Quốc vụviện Trung Quốcđã phê chuẩn"Quy hoạch phát triển Khu kinh tế VBB

Quảng Tây",đưa khu kinh tế này lên tầm chiến lược quốc gia, nhằm xây dựng khu vực này thành cơ sở trung chuyển hàng hoá, cơ sở mậu dịch, cơ sở chế tạo, trung tâm trao đổi thông tin chính... trong hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN. Kể từ năm 2006 đến năm 2012, Trung Quốc liên tục tổ chức các Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR hằng năm (từ năm 2014 tổ chức diễn đàn 02 năm một lần) và chủ động dẫn dắt tiến trình hợp tác, đề xuất lộ trình và các chương trình hợp tác.

Với những nội dung, mục tiêu hợp tác của Trung Quốc và tình hình nêu

trên, Hợp tác kinh tế VBBMR dù là khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng, song đang và sẽ có những tác động lớn đối với quan hệ đối ngoại trong khu vực, đặc biệt là quan hệ Trung Quốc - ASEAN.

- Đối với khu vực, sáng kiến hợp tác này tác động mạnh mẽ đến cạnh

tranh nước lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác. Trung Quốc cũng tận dụng Hợp tác kinh tế VBBMR để cạnh tranh và cân bằng ảnh hưởng ở khu vực với Mỹ, Nhật Bản (Nhật Bản đã khá thành công trong hợp tác với ASEAN ở các chương trình, dự án thuộc GMS).

- Đối với quan hệ ASEAN và Trung Quốc nói riêng, sáng kiến hợp tác này cũng đặt ra một số vấn đề đáng lưu ý.

Về kinh tế, hợp tác kinh tế VBBMR với các dự án phát triển cơ sở hạ

tầng, giao thông vận tải, hợp tác kinh tế biển... sẽ có tác động tích cực thúc đẩy liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN cũng đứng trước các thách thức về cạnh tranh thương mại, sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, vấn đề môi trường.

Về đối ngoại,việc Trung Quốc gia tăng đầu tư, ảnh hưởng với một số nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia… có nguy cơ gây chia rẽ nội bộ ASEAN, nhất là về vấn đề Biển Đông.

- Với Việt Nam - nước có chung VBB với Trung Quốc - sáng kiến Hợp

tác kinh tế VBBMR cũng mang lại một số cơ hội, thách thức. Việt Nam có cơ hội tranh thủ nguồn vốn của Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng; thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt - Trung và liên kết giao thông với Trung Quốc, các nước ASEAN… Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt các thách thức như: cạnh tranh đầu tư, thương mại với Trung Quốc có nguy cơ gay gắt hơn; suy giảm ảnh hưởng tại các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia khi Trung Quốc gia tăng đầu tư tại các nước này; nguy cơ ô nhiễm Vịnh Bắc Bộ gia tăng…

Những nội dung hợp tác chủ yếu

Nội dung chính của hợp tác kinh tế VBBMR ban đầu được xác định gồm ba lĩnh vực ưu tiên:

(1) Vận tải, giao thông đường biển;

(2) Tài chính ngân hàng, ngư nghiệp, nông nghiệp, khai thác tài nguyên, du lịch và bảo vệ môi trường;

(3) Đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục, y tế, phòng chống bệnh dịch. Về hợp tác xuyên quốc gia, trọng tâm là thiết kế và xây dựng mạng

lưới hạ tầng khu vực bao gồm:

- Cảng biển: Thành lập Ủy ban hợp tác cảng biển Vịnh Bắc Bộ, thông qua xây dựng mạng thông tin và hệ thống hợp tác cảng vụđể phát triển mạng cảng biển Vịnh Bắc Bộ.

- Đường sắt: xây dựng hệ thống đường sắt Nam Ninh - Singapore, kết nối Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phnompenh, Bangkok và Kuala Lumpur.

- Đường bộ: xây dựng hệ thống đường cao tốc Nam Ninh - Singapore, kết nối Hà Nội, Viêng Chăn, Bangkok và Kuala Lumpur.

- Đường không: mở cửa thịtrường hàng không, tăng tuyến bay giữa các thành phố trong khu vực.

Đến tháng 7/2012, Trung Quốc cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác thành

07 chương trình cụ thể:

1. Chương trình hợp tác cảng biển và Logistic;

2. Chương trình hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ;

3. Chương trình hợp tác nông nghiệp;

4. Chương trình thúc đẩy thương mại;

5. Chương trình thúc đẩy đầu tư;

6. Chương trình thúc đẩy tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào hợp tác kinh tế VBBMR;

7. Chương trình xây dựng các cơ sở hợp tác kinh tế và thương mại VBBMR [12].

Tuy nhiên, từ cuối năm 2013, với sự tham gia, tư vấn của các chuyên gia

ADB, Trung Quốc đề xuất nội dung và Lộ trình Hợp tác kinh tế VBBMR hoàn

toàn mới, trong đó chỉ tập trung vào hai nội dung hợp tác chính gồm:

(1)Hợp tác tài chính;

(2)Hợp tác cảng biển và tiếp vận [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)