Một số khái niệm và hình thức hợp tác tiểu vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 42 - 54)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm và hình thức hợp tác tiểu vùng

Hợp tác tiểu vùng là hình thức hợp tác, liên kết kinh tế khu vực đã xuất hiện trên thế giới trong khoảng nửa thế kỷ vừa qua và phát triển khá mạnh sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh từ cuối thế kỷ 20. Hợp tác kinh tế VBBMR là một trong những sáng kiến hợp tác được triển khai trong xu thế nêu trên. Tuy nhiên, các sáng kiến hợp tác tiểu vùng ở từng khu vực, từng giai đoạn lịch sử thường mang những nét đặc trưng khác nhau và cho đến nay, giới nghiên cứu cũng như các quốc gia vẫn chưa đưa ra một khái niệm chung, thống nhất về hợp tác tiểu vùng. Dưới đây là tổng hợp một số khái niệm cơ bản về “tiểu vùng”, “hợp tác tiểu vùng” và “tam giác phát triển” (một hình thức của hợp tác tiểu vùng) và những đặc trưng cơ bản của các hình thức hợp tác này.

2.1.1.1. Tiểu vùng và hợp tác tiểu vùng a. Tiểu vùng (subregion)

Theo Từ điển Tiếng Việt thì tiểu vùng được xác định là khu vực địa lí nhỏ, có đặc điểm riêng so với các vùng địa lí nhỏ khác, ví dụ như: tiểu vùng kinh tế; tiểu vùng khí hậu; tiểu vùng sông Mê Công... Trong khi đó, từ điển tiếng Anh trên trang http://www.merriam-webster.com/dictionary/subregion

định nghĩa tiểu vùng là “một phân khu của một khu vực” (a subdivision of a region); hoặc “một trong những bộ phận chính của một vùng địa sinh học”

(one of the primary divisions of a biogeographic region). Các định nghĩa nêu

trên dù khác nhau về cách diễn đạt, song đều có điểm chung giống nhau, cho rằng tiểu vùng là một phần, một bộ phận của một khu vực địa lý rộng lớn hơn.

b. Hợp tác tiểu vùng (Subregion cooperation) Một số định nghĩa về hợp tác tiểu vùng:

- Theo định nghĩa của trang mạng Từ điển Bách khoa của Trung Quốc [105], khái niệm “hợp tác tiểu vùng” được hiểu như sau: Hợp tác tiểu vùng

dưới góc độ hợp tác khu vực là hình thức hợp tác kinh tế khu vực chỉ hoạt

động hợp tác kinh tế qua biên giới của con người hoặc pháp nhân giữa các quốc gia và khu vực có tiếp giáp về biên giới, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, triển khai trong thời gian tương đối dài, thông qua các loại hình

trao đổi các yếu tố sản xuất cơ bản. Dưới góc độ kinh tế phát triển, hợp tác tiểu vùng thực chất là sự trao đổi các yếu tố sản xuất trong phạm vi địa lý của một “tiểu khu vực” theo hướng tự do hóa, theo đó nâng cao hiệu suất sản xuất

tương ứng với việc phân bố hiệu quả các yếu tố sản xuất, với biểu hiện chủ

yếu ở tự do hóa đầu tư và thương mại trong phạm vi địa lý của tiểu vùng đó.

Bởi vậy, trong phạm trù kinnh tế, hợp tác tiểu vùng thuộc phạm trù nhất thể

hóa kinh tế khu vực. Nói một cách đơn giản, hợp tác tiểu vùng là một hình thức của nhất thể hóa kinh tế khu vực.

Theo đó, trang từ điển bách khoa này của Trung Quốc xác định một số đặc trưng chủ yếu của hợp tác tiểu vùng:

(1). Thông thường chỉ liên quan đến một phần lãnh thổ quốc gia; do vậy, rủi ro chính trịtrong trường hợp thất bại được giảm bớt.

(2). Có tính linh hoạt lớn. Một quốc gia có thể cùng lúc tham gia vài

chương trình, sáng kiến hợp tác tiểu vùng.

(3). Có tính “mở”, không đồng nhất với mở cửa thương mại; thịtrường sản phẩm và đầu tư tư bản chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài khu vực.

(4). Có khu gia công xuất khẩu chuyên biệt, phạm vi hợp tác rộng lớn,

thông thường bao gồm các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển hạ

(5). Các yếu tố quan trọng của sản xuất được lưu động qua biên giới, chủ yếu theo sựđiều tiết của các bên tham gia hợp tác.

(6). Chính quyền địa phương là chủ thể hợp tác tiểu vùng.

(7) Các loại hình hợp tác chủ yếu của hợp tác tiểu vùng có thể phân chia dựa vào trình độ, nội dung hợp tác. Theo đó, căn cứ vào trình độ hợp tác, có thể phân thành hợp tác theo hình thức hợp tác dọc và hợp tác theo hình thức hợp tác ngang, ví dụ: Khu kinh tế Chu Hải - Hồng Công - Ma Cao là hình thức hợp tác dọc (các đối tác tham gia hợp tác có trình độ phát triển không ngang bằng nhau; ở thời điểm bắt đầu triển khai hợp tác, Hồng Công

có trình độ phát triển cao nhất rồi đến Ma Cao, Chu Hải), còn sáng kiến hợp tác Mê Công - Lan Thương là hình thức hợp tác ngang (phía Trung Quốc, chủ thể chính là Vân Nam; các đối tác có trình độ phát triển không quá chênh lệch, về cơ bản cùng tham gia một phân khúc trong chuỗi cung ứng toàn cầu).

Căn cứ vào nội dung, có thể chia thành hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học kỹ

thuật, hợp tác dịch vụlao động, hợp tác xây dựng công trình và hợp tác chính sách kinh tế. Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế càng cao thì nội dung hợp tác càng phòng phú.

- Trong khi đó, Lý Thiết Lập (Trung Quốc) [117], đã chỉ ra rằng: Hợp tác tiểu vùng là hiện tượng hợp tác khu vực xuất hiện rộng rãi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu và nhất thể hóa kinh tế. Nếu phân tích từ thuộc tính kinh tế của biên giới, tác động của biên giới đối với hợp tác tiểu vùng có thể quy nạp vào hiệu ứng che chắn và hiệu ứng trung gian. Nhìn tổng thể, tính thiếu hụt tài nguyên và mong muốn mở rộng thị trường đối ngoại khiến hiệu ứng che chắn của biên giới các quốc gia chuyển

hóa theo hướng thành hiệu ứng trung gian. Đây là một loại xu thế sẽ không ngừng thúc đẩy hợp tác kinh tế tiểu vùng phát triển. Cơ chế động lực chuyển hóa của nó đến từ chính phủ trung ương của các bên tham gia hợp tác, chính quyền địa phương và doanh nghiệp.

- Nhóm chuyên gia Trung Quốc - ASEAN [11] dẫn định nghĩa của

Giáo sư Chao Han (Singapore) cho rằng: Hợp tác tiểu vùng thông thường bắt

đầu từ sự ghép nối giữa các quốc gia thông qua sự liên kết biển (sea link), liên kết trên bộ (land link), liên kết sông (river link), hình thành nên hợp tác mang tính khu vực. Các chủ thể hợp tác tiểu vùng có thể là quốc gia, cũng có thể là một tỉnh hoặc một số tỉnh của nước lớn. Hợp tác tiểu vùng là hợp tác cùng có lợi, được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia, phát huy đầy đủ ưu thế so sánh của địa phương. Hình thức hợp tác này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trên các mặt kinh tế, chính trị, an ninh.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, cũng có những quan điểm cho rằng phạm vi của các sáng kiến hợp tác tiểu vùng rất rộng, bao gồm cả chương trình hợp tác liên vùng trong nội bộ một quốc gia (ví dụ như vành đai kinh tế lưu vực

Trường Giang của Trung Quốc) và các cơ chế hợp tác liên khu vực (ví dụ

APEC). Ngô Quỳnh [121] cho rằng, đến nay Trung Quốc đã tham gia ba loại hình hợp tác tiểu vùng gồm: (1) Các chương trình hợp tác có cơ chế mang tính ràng buộc, ví dụ Hiệp định tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN; (2)

Chương trình hợp tác có cơ chế diễn đàn thường niên, ví dụ Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC); (3) Các chương trình hợp tác tiểu vùng

đang được thúc đẩy để hoàn thiện cơ chế hợp tác.

- Ở Việt Nam, Phạm Quốc Trụ [66] giải thích rằng hợp tác tiểu khu vực/vùng “là hình thức hội nhập trên cơ sở một số vùng của hai hay một số nước khác nhau gần gũi về không gian địa lý thực hiện một số liên kết kinh tế

hay kết nối cơ sở hạ tầng nhằm phát huy sự bổ trợ lẫn nhau về nguồn lực của

các vùng này để phát triển kinh tế”.

Từ tổng quan nêu trên có thể thấy các khái niệm, định nghĩa về hợp tác tiểu vùng hiện rất khác nhau và mỗi định nghĩa có thể đúng trong một vài

trường hợp cụ thể, song chưa bao quát hết các sáng kiến, chương trình hợp tác tiểu vùng hiện có. Việc xác định hợp tác tiểu vùng chỉ đơn giản là “sự ghép

nối giữa các quốc gia thông qua sự liên kết biển (sea link), liên kết trên bộ

(land link), liên kết sông (river link)” rồi phát triển thành hợp tác khu vực, hay cho rằng phạm vi hợp tác tiểu vùng bao gồm các sáng kiến hợp tác liên khu vực như APEC nêu trên đều không hợp lý. Bởi vì, hợp tác tiểu vùng không chỉ đơn thuần là sự ghép nối các quốc gia về hạ tầng, địa lý, mà còn là sự kết nối chính sách, con người; hợp tác APEC cũng không thể coi là hợp tác tiểu vùng, vì phạm vi hợp tác của nó là liên khu vực (phạm vi của APEC không phải là “một phần, một bộ phận của một khu vực địa lý” như các định

nghĩa về tiểu vùng đã nêu ở phần trên).

Nguyên nhân chủ yếu khiến các định nghĩa về hợp tác tiểu vùng nêu trên thiếu tính khái quát là do việc đưa ra định nghĩa chưa bám sát vào các

yếu tố cơ bản của hợp tác tiểu vùng như: Phạm vi hợp tác, mục tiêu và nguyên tắc hợp tác, nội dung hợp tác, chủ thể hợp tác, cơ chế hợp tác.

Các cấp độ, chủ thể và hình thức hợp tác tiểu vùng:

Hợp tác tiểu vùng là hình thức hợp tác diễn ra khá phổ biển ở châu Âu, châu Á và các khu vực khác trên thế giới trong những năm qua. Tuy nhiên, ở

mỗi khu vực và trong từng thời kỳ, hợp tác tiểu vùng có thể khác nhau về nội dung, chủ thể hợp tác.

Ở châu Âu, chủ thể hợp tác tiểu vùng thường là các quốc gia trong cùng một khu vực. Một số sáng kiến hợp tác tiểu vùng tiêu biểu như: Hợp tác

Đông - Nam Âu (SEECP), với sự tham gia của 12 quốc gia gồm Albania, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Montenegro, Hy Lạp, Croatia, Cộng hòa

Nam Tư Macedonia, Moldova, Romania, Serbia, Slovenia và Thổ Nhĩ Kỳ; hay Hợp tác kinh tế Biển Đen (BSEC), với sự tham gia của 12 nước thành viên: Albania, Armenia, Azerbaijan, Bulgaria, Georgia, Hy Lạp, Moldova, Romania, Nga, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Chủ thể tham gia các cơ chế

hợp tác nói trên đều là các chính phủ.

(1) Hợp tác giữa quốc gia với quốc gia, ví dụ sáng kiến hợp tác Mê Công - Lan Thương giữa các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan (chủ thể hợp tác là chính phủ).

(2) Hợp tác giữa quốc gia với vùng, ví dụ Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) giữa các quốc gia ASEAN với hai địa phương của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây (trong trường hợp này, chủ thể hợp tác phía Trung Quốc vềdanh nghĩa vẫn là chính phủ).

(3) Hợp tác giữa vùng với vùng trong cùng một quốc gia, ví dụ Khu hợp tác kinh tế Chu Hải - Hồng Công - Ma Cao của Trung Quốc (chủ thể hợp tác là chính quyền địa phương, chính quyền đặc khu hành chính).

Một trong những hình thức phổ biến nhất của hợp tác tiểu vùng tại châu Á là Tam giác phát triển (Development triangle). Loại hình hợp tác này còn có tên gọi khác là Tam giác tăng trưởng (Growth Triangle) - thuật ngữ ra đời từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20. Trên thực tế, đây cũng là một hình thức hợp tác tiểu vùng, song phạm vi hợp tác được cố định bởi các vùng lãnh thổ

của ba quốc gia (ví dụ như Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, viết tắt là CLV). Một biến thể của hình thức hợp tác này là Tứ giác phát triển, với sự tham gia hợp tác của 04 bên. Một hình thức khác của Tam giác phát triển là ba đối tác tham gia hợp tác chỉ là ba địa phương của một quốc gia (ví dụ như Tam giác Châu Giang của Trung Quốc). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ xem xét các Tam giác phát triển với tư cách là một chương

trình hợp tác xuyên biên giới. Ngoài ra, Tam giác phát triển còn được biết đến với những cách gọi khác như: Tiểu vùng kinh tế (Subregional economic zones), vùng kinh tế xuyên quốc gia (Transnation economic zones)...

Hình thức hợp tác Tam giác phát triển đã phát triển khá mạnh, chủ yếu là ở châu Á trong những năm 90 của thế kỷ 20. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời và phát triển của các Tam giác tăng trưởng gồm:

Một là, sau Chiến tranh lạnh, xu thế hợp tác, phát triển được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các sáng kiến hợp tác xuyên biên giới như sáng kiến Tam giác phát triển.

Hai là, xu hướng tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa kinh tế gia tăng, sự lưu chuyển dòng vốn, hàng hóa, con người qua biên giới ngày càng thuận lợi và điều này khiến các quốc gia, khu vực có nhu cầu tăng cường hơn nữa hợp tác, liên kết kinh tế để tăng sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư từ bên ngoài.

Ba là, một số nước đang phát triển ở châu Á chú trọng mở cửa, hội nhập, nhưng nội lực và kinh nghiệm hội nhập quốc tế còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, Tam giác phát triển là sân chơi phù hợp để tập dượt và thử nghiệm chính sách trước khi hội nhập quốc tế sâu rộng hơn (chẳng hạn gia nhập

WTO).

Đến nay, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về Tam giác phát triển.

Nguyễn Hải Yến [90] dẫn quan điểm của Mohamed Ariff cho rằng: "Tam

giác phát triển" là một khối sản xuất trong đó nhân công, vốn và công nghệ có thể di chuyển một cách tự do. Mục đích của nó là giảm tối thiểu chi phí và tăng tối đa hiệu quả, tạo nên một trung tâm có sức hấp dẫn đầu tư và những sản phẩm có tính cạnh tranh toàn cầu. Trong khi đó, Viện Hàn lâm KHXH [84, tr. 25 - 55] dẫn định nghĩa của Susan Mayhew cho rằng: Tam giác phát triển là những dự án hợp tác giữa ba quốc gia hay nhiều hơn. Mỗi nước có những nhân tố khác nhau về đất đai, lao động, vốn và quản lý có thể bổ sung

cho nhau về mặt kinh tế, từ đó tạo ra lợi thế chung trong thương mại, đối ngoại và đầu tư. Trong khi đó, cựu Tổng thống Philippines Phidel Ramos định nghĩa Tam giác phát triển là những vùng khai thác yếu tố bổ sung giữa các khu vực gần nhau về địa lý của các quốc gia khác nhau, nhằm đạt được lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu.

Bộ Ngoại giao (Đặng Đình Quý và nhóm nghiên cứu của Học viện Ngoại giao) [15] cũng từng đề cập đến lý thuyết về Tam giác phát triển trong nghiên cứu về sáng kiến Một trục hai cánh của Trung Quốc. Theo đó, khái quát 06 điều kiện bảo đảm hợp tác thành công của hình thức hợp tác này gồm:

(1) Cận kề về địa lý;

(2) Mức độ bổ sung lẫn nhau giữa các đối tác cao; (3) Mức độ sẵn sàng kết nối về cơ sở hạ tầng; (4) Mức độtương đồng vềvăn hóa;

(5) Có đầu tư tăng trưởng;

(6) Có cam kết chính trị mạnh mẽ.

Dù đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về Tam giác phát triển, giới nghiên cứu và các nhà lãnh đạo trong khu vực Đông Á từng đưa ra

các tên gọi, khái niệm khác nhau về nhận hình thức hợp tác này, song các

định nghĩa nêu trên không khác nhau về bản chất. Theo đó, xác định Tam giác phát triển có các đặc trưng chủ yếu như:

(1) Là hình thức hợp tác xuyên biên giới của các quốc gia cận kề về địa

lý. Theo đó, các nhân tố của quá trình sản xuất như: đất đai, vốn, công nghệ, nhân công của ba bên được bố trí trên một vùng lãnh thổ chung mà ba bên thỏa thuận.

(2) Nhằm khai thác tính bổ sung, lợi thế so sánh của các vùng địa lý lân cận nhau để hình thành một số khu vực sản xuất có tính cạnh tranh cao trong

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)