Tình hình tham gia hợp tác của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 106 - 112)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

3.3. Tình hình tham gia hợp tác của các nước ASEAN và Việt Nam

3.3.1. Tình hình tham gia hợp tác của ASEAN

3.3.1.1. Quan điểm của một số nước ASEAN

Giai đoạn 2006 - 2012: Khi Trung Quốc mới đưa ra sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR, nhìn chung các nước ASEAN chưa có quan điểm chính thức về vấn đề này, chỉ có Singapore hưởng ứng sáng kiến này, song cũng có mức

độ và Việt Nam quan tâm, nhưng dè dặt trong hợp tác. Các nước ASEAN đều tích cực tham gia các Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR, nhưng chưa thống nhất với đề xuất của Trung Quốc đưa hợp tác kinh tế VBBMR vào khuôn khổ

hợp tác Trung Quốc - ASEAN. Một sốnước cho rằng, khuôn khổ hợp tác này chỉliên quan đến Trung Quốc và các nước có lãnh thổ trên Biển Đông, do đó không nên đưa vào cơ chế hợp tác ASEAN - Trung Quốc [16].

Về lĩnh vực hợp tác, các nước Indonesia, Philippines chỉ đồng ý hợp tác trong một sốlĩnh vực như hợp tác cảng biển. Trước năm 2010, chưa nước ASEAN nào lập nhóm chuyên gia cũng như thành lập cơ quan đầu mối phụ

trách Hợp tác kinh tế VBBMR. Thành phần các nước tham gia các cuộc họp trong khuôn khổ hợp tác VBBMR không ổn định. Nhiều cuộc họp, một số nước chỉ cử cơ quan thương vụ tại Trung Quốc tham dự. Ngoại trừ Việt Nam, tại các nước ASEAN cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu công khai về

sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR [75].

Nhìn chung, từnăm 2010 trở vềtrước, tình hình triển khai hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc không được như mong muốn. Hợp tác Trung Quốc với các nước ASEAN có tiến triển, nhưng tốc độ triển khai chậm. Đa

sốcác nước ASEAN còn thận trọng, cảnh giác và chưa thấy rõ lợi ích khi tham gia khuôn khổ hợp tác này [16]. Tuy nhiên, cùng với sự vận động của Trung Quốc cũng như các lợi ích về kinh tế từ nước này ngày càng lớn hơn

sau khi CAFTA chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2010, một số quốc gia

ASEAN như Campuchia, Lào, Myanamar, Thái Lan, Malaysia đã hưởng ứng Hợp tác kinh tế VBBMR tích cực hơn. Một số công trình phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp trong khung khổ Hợp tác kinh tế VBBMR đã được hợp tác triển khai tại Nam Ninh (Trung Quốc) và một số nước ASEAN (ở Việt Nam có Khu Công nghiệp An Dương tại Hải Phòng và Khu Công nghiệp Long Giang tại tỉnh Tiền Giang).

Giai đoạn 2013 - 2016: Trong giai đoạn này, các nước ASEAN hưởng

ứng Hợp tác kinh tế VBBMR tích cực hơn ở hai khía cạnh: Một là, tích cực tham gia các cuộc họp, diễn đàn thảo luận về việc thay đổi nội dung và xây dựng Lộ trình Hợp tác kinh tế VBBMR; hai là, thúc đẩy một số dự án phát triển hạ tầng lớn với Trung Quốc.

Trong các năm 2013, 2014, Trung Quốc đã đẩy mạnh điều chỉnh nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR theo hướng coi sáng kiến này là một bộ phận

của sáng kiến mang tầm chiến lược lớn hơn là “Một vành đai, một con

đường”. Theo đó, Trung Quốc thông qua ADB đã tích cực tham vấn các nước ASEAN về việc điều chỉnh nội dung hợp tác, kiện toàn cơ chế Hợp tác kinh tế

VBBMR, tổ chức nhiều cuộc họp quan chức cấp cao Trung Quốc - ASEAN tại Thái Lan, Malaysia để thảo luận các vấn đề nêu trên. Hầu hết các nước

ASEAN đã tham gia tiến trình thảo luận này. Vào tháng 1/2014, trước Diễn

đàn Hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8, Trung Quốc và ADB đã tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) tại Nam Ninh (Trung Quốc) để thống nhất Lộ

trình Hợp tác kinh tế VBBMR Trung Quốc – ASEAN [77, 78]. Lộ trình này

sau đó được đưa ra tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8 vào tháng

5/2014, song chưa được đưa ra thảo luận ở cấp cao hơn.

Sau khi Trung Quốc triển khai sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một

con đường” và thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), một số nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia đã tích cực hợp tác với Trung Quốc trong các dự án phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (các công trình, dự án cụ thể được nêu ở phần tiếp theo của mục này). Khi hợp tác kinh tế VBBMR đi vào thực chất hơn với các chương trình, dự án cụ thể, các nước Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào đều bày tỏủng hộ tích cực hơn đối với sáng kiến hợp tác của Trung Quốc trong các kỳ Diễn đàn

Hợp tác kinh tế VBBMR gần đây (Campuchia, Thái Lan và Myanmar đều cử

cấp Thứ trưởng tham gia Diễn đàn; riêng Thái Lan thường tham gia Diễn đàn

với tư cách đồng chủ trì) [77, 78].

3.3.1.2. Một số dự án hợp tác phát triển hạ tầng tại các nước ASEAN

Từ năm 2008 (năm Trung Quốc phê chuẩn Quy hoạch Khu kinh tế

VBB Quảng Tây) đến nay, đặc biệt là sau khi Trung Quốc công bố sáng kiến “Một vành đai, một con đường” vào năm 2013, nhiều dự án phát triển hạ tầng

ASEAN triển khai trong khung khổ Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và “Một vành đai, một con đường” nói chung [72, 101, tr. 25-30].

Về đường bộ: Trung Quốc đã hợp tác xây dựng các đặc khu kinh tế và xây dựng các tuyến đường bộở Lào, Campuchia theo Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; hỗ trợ Lào, Thái Lan xây dựng các cây cầu bắc qua sông

Mê Công. Năm 2011, đã xây dựng xong cây cầu thứ 3 nối liến Nakhon Phanom của Thái Lan và Thakhek của Lào. Cây cầu này đã tạo ra tuyến lưu

thông thuận tiện nối Nam Ninh của Trung Quốc qua miền Trung Việt Nam, miền Trung và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, qua Kuala Lumpuar tới Singapore.

Về đường sắt: Với nguồn vốn vay của Trung Quốc, một loạt dự án

đường sắt lớn đã được triển khai tại các nước ASEAN để từng bước hình thành tuyến đường sắt cao tốc kết nối Côn Minh qua Lào, Thái Lan theo Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương (tên gọi từ 2015, trước đây

là Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, nay bổ sung thêm tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Singapore).

- Tại Lào: Trung Quốc đã hợp tác triển khai khởi công xây dựng tuyến đường sắt nối Viêng Chăn với Côn Minh dài 418km, trị giá 6,28 tỉUSD (chưa

tính 630 triệu USD vốn đối ứng Trung Quốc cho Lào vay). Dự án đã khởi công tháng 12/2015 và dự kiến hoàn thành năm 2020 [57].

- Tại Thái Lan: Tháng 12/2015, Trung Quốc và Thái Lan chính thức khởi động dự án hợp tác xây dựng hai tuyến đường sắt hai chiều với khổ đường ray tiêu chuẩn đầu tiên ở Thái Lan. Hai tuyến đường sắt có tổng chiều dài 873km với chi phí hơn 500 tỷ baht (khoảng 13,8 tỷ USD). Một tuyến nối từ

cửa khẩu Noong Khai giáp với Lào, qua tỉnh Nakhon Ratchasima, tỉnh Saraburi

đến Bangkok. Một tuyến sẽ nối từ Bangkok đi qua huyện Kaeng Koi đến cảng Map Ta Phut tại tỉnh Rayong. Dự án sẽ khởi công trong năm 2016 [29].

- Tại Indonesia: Ngày 16/10/2015, Trung Quốc và Indonesia ký kết thoả thuận về xây dựng đường sắt cao tốc Jakarta - Bangdung dài 160 km, vốn đầu

tư 5,5 tỷUSD. Đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Indonesia. Dự án này khởi công trong năm 2016 và sẽ khánh thành vào năm 2019 [29].

Về cảng biển: Tại Malaysia, tháng 9/2015, chính quyền bang Malacca của Malaysia và tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ hợp tác.

Sau đó, ngày 8/11/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai cho biết Trung Quốc đầu tư 10 tỷ USD vào dự án ''Cửa ngõ Malacca'' (Malacca Gateway) của Malaysia. Dự án Malacca Gateway trải rộng 246 ha

trên ba đảo của Malacca, bao gồm bến du thuyền, cảng đón khách, công viên đại dương, cảng biển nước sâu và khách sạn. Dự án được xây dựng để trở

thành cảng du thuyền tư nhân lớn nhất Đông Nam Á, dự kiến sẽ hoàn thành

vào năm 2025. Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc Dương Truyền Đường tuyên bố với báo chí rằng, dự án Malacca Gateway sẽ nối Malaysia và Trung Quốc thông qua sáng kiến ''Một vành đai, một con đường'' [70].

- Tại Myanmar: Bến cảng và bể chứa dầu ở Maday (miền Tây Myanmar)

đã được Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) khởi công xây dựng từ cuối năm 2009. Công trình này là một phần của dự án tuyến đường ống dẫn dầu nối tỉnh Vân Nam với đảo Maday của Myanmar, có tổng vốn đầu tư

khoảng 2 tỷ USD, cho phép Trung Quốc rút ngắn khoảng cách vận chuyển dầu mỏ nhập khẩu. Tuyến đường ống này có tổng chiều dài 771km, sau khi vận hành cho phép vận chuyển 22 triệu tấn dầu/năm và rút ngắn quãng đường vận chuyển dầu 1.200km từ Trung Đông, châu Phi về Trung Quốc [32, 70].

Về xây dựng các khu hợp tác kinh tế, thương mại: Tại khu vực Hợp tác kinh tế VBBMR, đến nay Trung Quốc đã xây dựng các khu hợp tác kinh tế và thương mại tại 4 nước thành viên ASEAN. Các khu kinh tế, thương mại này có mục tiêu cung cấp dịch vụ “một cửa” cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp chế tạo, gia công, khi thâm nhập thịtrường

ASEAN. Các khu kinh tế, thương mại nói trên gồm: Khu kinh tế Sihanoukville ở Campuchia; Khu công nghiệp Rayong Thái Lan – Trung Quốc ở Thái Lan; Khu CN Long Giang ở Việt Nam; Khu hợp tác kinh tếthương mại Trung Quốc – Indonesia ở Indonesia [72, 101, tr. 25-30].

Bảng 3. 2: Một số dự án hạ tầng Trung Quốc triển khai tại các nước ASEAN theo sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR và “Một vành đai, một

con đường”.

TT Tên công trình Tình trạng Số vốn (tỷ USD)

01 HLKT TQ-bán đảo Đông Dương

Triển khai một phần Chưa rõ

02 Đường sắt Vientiane với Côn Minh

Khởi công tháng 12/2015

6,6

03 Đường sắt cao tốc tại Thái Lan Khởi công tháng 12/2016

13,8

04 Đường sắt Jakarta – Bangdung, Indonesia

Triển khai năm 2016 5,5

05 Đảo Maday của Myanmar Không rõ

06 Cảng Kuantan của Malaysia Đã vận hành Không rõ; TQ nắm 40% CP 07 Dự án Malacca Gateway ở

Malaysia

Đã ký kết 10 tỷ USD

(Nguồn: Tác giả Luận án tự tổng hợp từ tài liệu của Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 9 (2016) và thông tin trên báo chí.)

Tại Hội nghịthượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 13 (2010), Thủtướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo còn đề xuất việc Trung Quốc xây dựng

5 năm tới. Trong đó 6 cơ sở hợp tác lớn gồm: Khu logistic Subic - Clark

ở Philippines; Khu hợp tác kinh tế thương mại Tam giác vàng ở Bokeo của Lào; Khu hợp tác kinh tếthương mại Iskandar ở Malaysia; Khu Công nghiệp Dawai và Khu phát triển kinh tế và công nghệ Kyaunkpyu ở Myanmar; Khu hợp tác kinh tếthương mại tại Brunei; Khu hợp tác kinh tếthương mại tại Singapore.

Ngoài ra, Trung Quốc đã vàđang triển khai nhiều dự án khác trong các

lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, nông nghiệp… tại các nước

ASEAN. Trong khi đó, các nước ASEAN như Singapore, Thái Lan,

Malaysia… cũng đã dầu tư xây dựng một số khu hợp tác kinh tế, thương mại, khu công nghiệp tại Quảng Tây của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)