Công trình nghiên cứu của chuyên gia các nước khác

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 36)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

1.3. Công trình nghiên cứu của chuyên gia các nước khác

Trong những năm qua, tại các nước ASEAN và trên thế giới chưa có

nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Hợp tác kinh tế VBBMR. Tại các

nước ASEAN và Nhật Bản có một số bài viết, báo cáo nghiên cứu về chủ đề này, nhưng tại Mỹ và châu Âu vấn đề này chưa được quan tâm, chủ yếu do hợp tác kinh tế VBBMR chỉ là sáng kiến hợp tác tiểu vùng và tầm ảnh hưởng còn hạn chế. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã có một số

bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến tham vọng gia tăng ảnh hưởng nhiều mặt của Trung Quốc thông qua chiến lược “Một trục, hai cánh” (bao gồm hợp tác kinh tếVBBMR). Dưới đây là một số công trình tiêu biểu.

- Li Mingjiang của Đại học Nanyang Singapore (2010), trong bài viết

Hợp tác chuyên ngành VBBMR: Triển vọng hòa bình ở Biển Đông [45]. Trong bài viết này, tác giả lập luận rằng thực tế cho thấy những tranh cãi ngoại giao về các yêu sách chủ quyền và tài nguyên ở Biển Đông thì chưa thể

chấm dứt. Tuy nhiên, khoảng hơn một thập kỷ qua (tính đến 2010), quan hệ

Trung Quốc - ASEAN đã phát triển mạnh mẽ, nhờ nỗ lực của cả hai bên trong việc tìm ra những điểm hai bên có lợi ích tương đồng có thể hợp tác được,

cũng như nhờ việc cả hai bên đều nhận thức được rằng xung đột và sự chia rẽ

về chính trị là vô cùng nguy hại đối với ổn định khu vực.

Theo Li Mingjiang, việc thúc đẩy hợp tác chuyên ngành ở Biển Đông

sẽ góp phần quan trọng vào ổn định trong khu vực và đáp ứng được lợi ích chung của các bên tranh chấp trong khu vực. Ông tin tưởng sẽ có một số nhân tố có thể góp phần định hình nên quan điểm hợp tác chuyên ngành đối với tranh chấp này. Trong đó, một yếu tố quan trọng là hội nhập kinh tế Trung Quốc - ASEAN ngày càng tăng với hợp tác kinh tế VBBMR là một minh

chứng rõ nét. Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng là một cơ hội lớn để thúc

đẩy quan hệ hợp tác giữa các chính phủ trong khu vực và các tổ chức liên chính phủ và trên nhiều lĩnh vực. Tăng cường đối tác khu vực xung quanh các dự án quan trọng như đề xuất về kế hoạch Vịnh Bắc Bộ mở rộng sẽ tạo điều kiện cho các nước thành viên triển khai các hoạt động ít tốn kém mà lại vẫn có thể góp phần làm giảm sức ép đối với môi trường biển và cải thiện đời sống của người dân trong vùng, và giúp tăng lưu lượng trao đổi trong khu vực.

Theo tác giả bài viết, đề xuất của Trung Quốc về khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hiện đã mở rộng thêm gồm các nước láng giềng xung quanh Biển

Đông, đã tạo một cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách của các bên liên quan có những phán quyết và cân nhắc chính trị về lợi ích quốc gia của họ.

Có lý do để tin rằng một số cơ chế hợp tác giữa các bên sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các bên.

Nhà nghiên cứu người Nhật Bản Daisuke Hosokawa (2009) trong bài

Hợp tác kinh tế VBBMR: Sáng kiến mới của Trung Quốc trong hợp tác với ASEAN [95] đã giới thiệu khái quát tiến độ và mục tiêu Hợp tác kinh tế

VBBMR của Trung Quốc; quan điểm hợp tác của Việt Nam và đưa ra một số

nhận định chủ yếu:

Thứ nhất, mục tiêu sáng kiến này của Trung Quốc là nhằm phát triển khu vực Quảng Tây thành đầu cầu hợp tác với các nước ASEAN, mở đường xuất khẩu hàng hóa từ Tây Nam Trung Quốc ra bên ngoài; tạo nền tảng thúc

đẩy phát triển ACFTA; gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở ASEAN và thu hút tài nguyên từ ASEAN phục vụ sự phát triển của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc muốn thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế để tạo môi trường hòa bình cho sự phát triển của Trung Quốc, trong bối cảnh giữa nước này và một số quốc gia ASEAN tồn tại tranh chấp trên Biển Đông .

Thứ hai, mặc dù Hợp tác kinh tế VBBMR hứa hẹn mởra cơ hội hợp tác cùng có lợi cho cả Trung Quốc và ASEAN, nhưng để triển khai hợp tác đi

thuyết phục được các bên liên quan rằng Hợp tác kinh tế VBBMR là nền tảng quan trọng để thúc đẩy thực hiện ACFTA và đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN; (2) Phải tạo được các cơ chế hợp tác giữa các tỉnh Hải Nam, Quảng Châu với Quảng Tây của Trung Quốc trong hợp tác kinh tế VBBMR; (3) Trung Quốc cần phải nhận được cam kết hợp tác tích cực và năng động hơn

từ Việt Nam; (4) Phải giảm bớt được sự căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN trong tranh chấp tại Biển Đông.

- Một công trình nghiên cứu khác đáng chú ý từ Nhật Bản là bài viết của Trần Văn Thọ(2015), Giáo sư kinh tế tại trường Đại học Waseda, Tokyo:

Kinh tế biên giới Việt Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc [75]. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích sựvượt trội của Vân Nam, Quảng Tây so với Việt Nam về quy mô nền kinh tế, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, trình độ đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đầu tư lớn cho các dự án thuộc sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR ở Quảng Tây. Theo đó

chỉ ra rằng, 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam chủ yếu là vùng sơn cước, dân số ít. Do đó, quan hệ hợp tác và ảnh hưởng kinh tế của Vân Nam và Quảng Tây không chỉ với 7 tỉnh mà kéo dài đến Hà Nội và Hải Phòng trong khuôn khổ

“Hai hành lang, một vành đai”. Để Việt Nam tham gia Hợp tác kinh tế

VBBMR, việc xây dựng hạ tầng giao thông là quan trọng nhất. Tuy nhiên, đa

số các tuyến đường thuộc “Hai hành lang một vành đai” của Việt Nam còn lạc hậu. Phía Việt Nam chủ yếu do thiếu vốn, do phải ưu tiên xây dựng hạ

tầng ở các nơi khác, việc đầu tư cho vùng này chưa tiến triển nhiều. Trong khi

đó, phía Trung Quốc xem như đã hoàn tất các tuyến đường cao tốc nối Côn

Minh và Nam Ninh đến các điểm chính ở biên giới. Tác giả kiến nghị rằng, nhìn cả hai mặt kinh tế và chính trị, Việt Nam chưa nên vội hưởng ứng Hợp tác kinh tế VBBMR.

- Một số chuyên gia, nhà nghiên cứu phương Tây cũng đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến Hợp tác kinh tế VBBMR. Trong đó, các công trình, bài viết tiêu biểu như: Hợp tác tiểu vùng

tại Đông Nam Á: Lưu vực Mê Công, của hai tác giả Jorn Dosch và Oliver Hensengerth (2005); Những ưu tiên phát triển của Trung Quốc của Shahid Yusuf và Kaoru Nabeshima (2006); báo cáo Trung Quốc trỗi dậy nắm vị trí lãnh đạo châu Á: thành tựu và trở ngại, của Shaun Breslin (2006)… Các

công trình nói trên có điểm chung là đều đánh giá về sự trỗi dậy mạnh mẽ và

gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước ASEAN [27]. Trong đó, các

sáng kiến hợp tác tiểu vùng mà Trung Quốc đề xuất với ASEAN được xem

như một kênh hợp tác quan trọng để Trung Quốc tăng cường kết nối với các quốc gia Đông Nam Á và điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với

các nước láng giềng của Trung Quốc…

Tiểu kết

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về Hợp tác kinh tế VBBMR nêu trên có thể thấy đa số các công trình nghiên cứu của Việt Nam là những là công trình nghiên cứu công phu, ở tầm quốc gia (Đề tài cấp Bộ, hoặc Đề án trình Chính phủ). Theo đó, đã khái quát tương đối toàn diện các khía cạnh của hợp tác kinh tếVBBMR, đồng thời phân tích các thuận lợi, khó khăn của Việt

Nam, đưa ra các đề xuất hợp lý tại thời điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu của Việt Nam quan tâm nghiên cứu các cơ hội hợp tác từ Hợp tác kinh tế VBBMR cũng như chưa chú trọng đánh giá tác động khu vực và quốc tế của sáng kiến này..

Các công trình nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc và Nhóm chuyên gia hỗn hợp Trung Quốc - ASEAN đã phân tích kỹ bối cảnh, điều kiện hợp tác và đánh giá triển vọng Hợp tác kinh tế VBBMR Trung Quốc - ASEAN. Nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, Singapore và Mỹ, châu

Âu đã phần nào đánh giá tham vọng lãnh đạo châu Á và tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với quan hệ quốc tế khu vực. Tuy nhiên, một số điểm hạn chế chủ yếu của các công trình nghiên cứu nêu trên là:

(1) Chưa chú trọng nghiên cứu lý thuyết về hợp tác tiểu vùng nói chung

và chưa đưa ra khái niệm hợp tác tiểu vùng phù hợp với thực tiễn Hợp tác kinh tế VBBMR.

(2) Không dựbáo được những thay đổi của bối cảnh tình hình thế giới, khu vực nên khi tình hình khu vực thay đổi (ví dụ tranh chấp Biển Đông gay

gắt hơn) và nội dung hợp tác từ phía Trung Quốc thay đổi; một số nhận định, kiến nghị mà các tác giả đưa ra trước đó không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay (chẳng hạn nhận định Việt Nam có vai trò cầu nối không thể thiếu trong hợp tác Trung Quốc - ASEAN).

(3) Phạm vi vấn đề nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế, còn rất ít các nội dung phân tích, đánh giá tác động của hợp tác kinh tếVBBMR đối với ASEAN và quan hệ quốc tế trong khu vực.

(4) Mới có rất ít các nghiên cứu đề cập đến Hợp tác kinh tế VBBMR với tư cách là một bộ phận của sáng kiến có tầm chiến lược khu vực, toàn cầu của Trung Quốc là: “Một vành đai, một con đường”. Trong khi đó, sáng kiến

này đang và sẽ chi phối Hợp tác kinh tế VBBMR trong thời gian tới.

Từ tổng quan và nhận định nêu trên, có thể xác định những vấn đề mới mà Luận án này tập trung cần nghiên cứu, bổ sung gồm:

Một là, xác định khái niệm hợp tác tiểu vùng mới phù hợp với hình thức hợp tác kinh tế VBBMR và các sáng kiến hợp tác tiểu vùng khác mà Trung Quốc đưa ra trong giai đoạn 2006 - 2016 để bổ sung cơ sở lý luận về hợp tác tiểu vùng.

Hai là, đặt hợp tác kinh tế VBBMR trong bối cảnh, tình hình mới, nhất là việc Trung Quốc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường” bao trùm Hợp tác kinh tế VBBMR.

Ba là, đánh giá tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với quan hệ quốc tế, khu vực.

Bốn là, đề xuất chủ trương hợp tác và một số định hướng chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới để Việt Nam tham gia hiệu quả trong Hợp tác kinh tế VBBMR.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG 2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm và hình thức hợp tác tiểu vùng

Hợp tác tiểu vùng là hình thức hợp tác, liên kết kinh tế khu vực đã xuất hiện trên thế giới trong khoảng nửa thế kỷ vừa qua và phát triển khá mạnh sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế hợp tác, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh từ cuối thế kỷ 20. Hợp tác kinh tế VBBMR là một trong những sáng kiến hợp tác được triển khai trong xu thế nêu trên. Tuy nhiên, các sáng kiến hợp tác tiểu vùng ở từng khu vực, từng giai đoạn lịch sử thường mang những nét đặc trưng khác nhau và cho đến nay, giới nghiên cứu cũng như các quốc gia vẫn chưa đưa ra một khái niệm chung, thống nhất về hợp tác tiểu vùng. Dưới đây là tổng hợp một số khái niệm cơ bản về “tiểu vùng”, “hợp tác tiểu vùng” và “tam giác phát triển” (một hình thức của hợp tác tiểu vùng) và những đặc trưng cơ bản của các hình thức hợp tác này.

2.1.1.1. Tiểu vùng và hợp tác tiểu vùng a. Tiểu vùng (subregion)

Theo Từ điển Tiếng Việt thì tiểu vùng được xác định là khu vực địa lí nhỏ, có đặc điểm riêng so với các vùng địa lí nhỏ khác, ví dụ như: tiểu vùng kinh tế; tiểu vùng khí hậu; tiểu vùng sông Mê Công... Trong khi đó, từ điển tiếng Anh trên trang http://www.merriam-webster.com/dictionary/subregion

định nghĩa tiểu vùng là “một phân khu của một khu vực” (a subdivision of a region); hoặc “một trong những bộ phận chính của một vùng địa sinh học”

(one of the primary divisions of a biogeographic region). Các định nghĩa nêu

trên dù khác nhau về cách diễn đạt, song đều có điểm chung giống nhau, cho rằng tiểu vùng là một phần, một bộ phận của một khu vực địa lý rộng lớn hơn.

b. Hợp tác tiểu vùng (Subregion cooperation) Một số định nghĩa về hợp tác tiểu vùng:

- Theo định nghĩa của trang mạng Từ điển Bách khoa của Trung Quốc [105], khái niệm “hợp tác tiểu vùng” được hiểu như sau: Hợp tác tiểu vùng

dưới góc độ hợp tác khu vực là hình thức hợp tác kinh tế khu vực chỉ hoạt

động hợp tác kinh tế qua biên giới của con người hoặc pháp nhân giữa các quốc gia và khu vực có tiếp giáp về biên giới, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, triển khai trong thời gian tương đối dài, thông qua các loại hình

trao đổi các yếu tố sản xuất cơ bản. Dưới góc độ kinh tế phát triển, hợp tác tiểu vùng thực chất là sự trao đổi các yếu tố sản xuất trong phạm vi địa lý của một “tiểu khu vực” theo hướng tự do hóa, theo đó nâng cao hiệu suất sản xuất

tương ứng với việc phân bố hiệu quả các yếu tố sản xuất, với biểu hiện chủ

yếu ở tự do hóa đầu tư và thương mại trong phạm vi địa lý của tiểu vùng đó.

Bởi vậy, trong phạm trù kinnh tế, hợp tác tiểu vùng thuộc phạm trù nhất thể

hóa kinh tế khu vực. Nói một cách đơn giản, hợp tác tiểu vùng là một hình thức của nhất thể hóa kinh tế khu vực.

Theo đó, trang từ điển bách khoa này của Trung Quốc xác định một số đặc trưng chủ yếu của hợp tác tiểu vùng:

(1). Thông thường chỉ liên quan đến một phần lãnh thổ quốc gia; do vậy, rủi ro chính trịtrong trường hợp thất bại được giảm bớt.

(2). Có tính linh hoạt lớn. Một quốc gia có thể cùng lúc tham gia vài

chương trình, sáng kiến hợp tác tiểu vùng.

(3). Có tính “mở”, không đồng nhất với mở cửa thương mại; thịtrường sản phẩm và đầu tư tư bản chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài khu vực.

(4). Có khu gia công xuất khẩu chuyên biệt, phạm vi hợp tác rộng lớn,

thông thường bao gồm các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển hạ

(5). Các yếu tố quan trọng của sản xuất được lưu động qua biên giới, chủ yếu theo sựđiều tiết của các bên tham gia hợp tác.

(6). Chính quyền địa phương là chủ thể hợp tác tiểu vùng.

(7) Các loại hình hợp tác chủ yếu của hợp tác tiểu vùng có thể phân chia dựa vào trình độ, nội dung hợp tác. Theo đó, căn cứ vào trình độ hợp tác, có thể phân thành hợp tác theo hình thức hợp tác dọc và hợp tác theo hình thức hợp tác ngang, ví dụ: Khu kinh tế Chu Hải - Hồng Công - Ma Cao là hình thức hợp tác dọc (các đối tác tham gia hợp tác có trình độ phát triển không ngang bằng nhau; ở thời điểm bắt đầu triển khai hợp tác, Hồng Công

có trình độ phát triển cao nhất rồi đến Ma Cao, Chu Hải), còn sáng kiến hợp tác Mê Công - Lan Thương là hình thức hợp tác ngang (phía Trung Quốc, chủ thể chính là Vân Nam; các đối tác có trình độ phát triển không quá chênh lệch, về cơ bản cùng tham gia một phân khúc trong chuỗi cung ứng toàn cầu).

Căn cứ vào nội dung, có thể chia thành hợp tác đầu tư, hợp tác khoa học kỹ

thuật, hợp tác dịch vụlao động, hợp tác xây dựng công trình và hợp tác chính

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)