Điều kiện tự nhiên và bối cảnh khu vực tạo cơ sở hình thành Hợp tác kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 61 - 72)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và bối cảnh khu vực tạo cơ sở hình thành Hợp tác kinh

nhiên, nội dung và phạm vi tác động của sáng kiến này không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn được mở rộng ra các lĩnh vực an ninh, chính trị, đối ngoại... Do vậy, mỗi lý thuyết về quan hệ quốc tế nêu trên có thể sử dụng để xem xét, phân tích Hợp tác kinh tế VBBMR dưới những góc độ khác nhau;

không thể dùng một lý thuyết để giải đáp cho tất cả các vấn đề nghiên cứu về sáng kiến hợp tác này.

(2) Nếu xem xét từ phía Trung Quốc (nước đề xuất sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR), có thể thấy Lý thuyết trò chơi, Thuyết ổn định nhờ bá quyền là những lý thuyết quan hệ quốc tế đã được vận dụng nhiều nhất để đưa ra các phương châm, quan điểm trong Hợp tác kinh tế VBBMR.

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và bối cảnh khu vực tạo cơ sở hình thành Hợp tác kinh tế VBBMR Hợp tác kinh tế VBBMR

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phạm vi Hợp tác kinh tế VBBMR bao trùm không gian rộng lớn, gồm

các địa phương phía Nam và Tây Nam Trung Quốc như: Quảng Tây, Quảng

Đông, Hải Nam, Vân Nam và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, với các điều kiện tự nhiên về địa lý, diện tích, dân số thuận lợi cho việc triển khai sáng kiến hợp tác tiểu vùng như Hợp tác kinh tế VBBMR (các số liệu chi tiết sẽ được nêu ở Chương 3 của Luận án). Trong đó, quy mô dân số và quy mô lớn của kinh tế khu vực sẽ mở ra không gian hợp tác rộng lớn; đồng thời tăng sức

hấp dẫn đầu tư, thương mại cho khu vực này. Chiều dài bờ biển trên lãnh thổ

Trung Quốc, Việt Nam và khả năng phát triển các cảng nước sâu ở các quốc gia ASEAN khác tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác, mở cửa cho các nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự gần gũi về địa lý giữa Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN sẽ tạo thuận lợi lớn đểthúc đẩy kết nối giao thông và kinh tế khu vực.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về tài nguyên và cấu trúc công nghiệp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN cũng sẽ mang lại lợi thể bổ sung để thúc

đẩy hợp tác giữa hai bên. Các nước ASEAN có lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm cao su, dầu cọ… Trong khi đó, Trung Quốc cần các nguyên liệu của ASEAN và

nước này có thế mạnh về tài nguyên nước và sinh học, đất hiếm, các ngành

điện tử, dệt may, máy nông nghiệp, phân bón, giống cây trồng…

Ngoài các điều kiện tự nhiên nêu trên, một yếu tố xã hội quan trọng tạo thuận lợi cho trung Quốc thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN nói chung và Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng là tại hầu hết các nước Đông Nam Á đều có một số lượng lớn người gốc Hoa sinh sống. Lực lượng người Hoa này có

địa vị kinh tế, chính trị quan trong ở nhiều nước như Campuchia, Thái Lan,

Malaysia, Singapore...

2.2.1.2. Trung Quốc phát triển mạnh và có vai trò lớn hơn trong hợp tác khu vực, quốc tế

Sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu từ năm 2008, tương

quan sức mạnh kinh tế của Trung Quốc với các cường quốc khác như Mỹ, Nhật Bản đã thay đổi mạnh mẽ. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Theo WB, năm 2013, GDP

của Trung Quốc đạt 9.240 tỷ USD, còn thấp hơn nhiều so với GDP của Mỹ đạt 16.800 tỷ USD, nhưng Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự báo Trung Quốc sẽ sớm giành vị trí nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ. Theo IMF, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), năm 2014, GDP của Trung Quốc đã đạt mức

17.600 tỷ USD, chiếm 16,48% tổng GDP của toàn thế giới và cao hơn 200 tỷ

USD so với GDP của nước Mỹ [7, tr. 13-27]. Sức mạnh kinh tế là cơ sở giúp Trung Quốc nâng cao vị thế và có tiếng nói quan trọng hơn trong các vấn đề

khu vực và quốc tế.

Từ điểm tựa của sức mạnh kinh tế, Trung Quốc đã có những động thái cho thấy họ đang dần từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và ngày càng khẳng định vị thế cường quốc của mình trên vũ đài

quốc tế. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở những thay đổi lớn về chính sách đối nội, đối ngoại mà ban lãnh đạo mới của Trung Quốc triển khai từ sau Đại hội 18 của Đảng CS Trung Quốc, năm 2012. Trong đó, nhiều chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại, có ảnh hưởng trực tiếp đến hợp tác kinh tế

Trung Quốc ASEAN nói chung và hợp tác kinh tế VBBR nói riêng. Theo đó,

Trung Quốc đẩy mạnh các chính sách kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế tài chính của nước này như: quốc tế hóa đồng NDT, đẩy mạnh ký Hiệp định

hoán đổi tiền tệ với các nước; khởi xướng và chủ trì việc lập các ngân hàng BRICS, AIIB... Hội nghị trung ương 3 và Hội nghị công tác ngoại giao láng giềng của Trung Quốc đầu năm 2014 đã xác định một số định hướng lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Theo đó, Trung Quốc xác định làm tốt hơn và chủ động hơn công tác ngoại giao láng giềng; thực hiện chiến lược mở của đối ngoại tích cực hơn, đẩy nhanh đầu tư ra bên ngoài, thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông với các nước láng giềng...[71, tr. 27-33].

Trung Quốc cũng đã thể hiện vai trò ngày càng lớn hơn trong dẫn dắt hợp tác khu vực và quốc tế thông qua các sáng kiến như “Một trục, hai cánh”,

năm 2006; “Một vành đai, một con đường” năm 2013 và coi đây là trục chính của chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của Trung Quốc những năm tới.

Đồng thời, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lược “đi ra nước ngoài” của các doanh nghiệp nước này, vốn được khởi xướng từ những năm 2000.

tâm trong bối cảnh nước này thực hiện chuyển đổi cơ cấu và mô hình phát triển kinh tế trong nước. Với chủ trương nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, chú trọng nhiều hơn vào

khu vực dịch vụ... Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các chính sách hỗ trợ

về vốn, thủ tục hành chính để, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước này đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Theo Báo cáo của Bộ Thương mại Trung Quốc,

năm 2014, lần đầu tiên tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của

nước này đạt 140 tỷ USD (tính cả nguồn đầu tư qua bên thứ 3) vượt đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc là 119,6 tỷ USD [71, tr. 27-33]. Việc tiềm lực kinh tế của Trung Quốc được gia tăng mạnh mẽ đã giúp

nước này khởi xướng, dẫn dắt hợp tác kinh tế khu vực, trong bối cảnh đó, các

sáng kiến hợp tác xuyên biên giới, hợp tác tiểu vùng do Trung Quốc khởi

xướng có điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa. Đối với hợp tác kinh tế

VBBMR, nguồn vốn đầu tư lớn đã cho phép Trung Quốc phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây trở thành “đầu cầu” trong hợp tác với ASEAN. Việc ra

đời AIIB, Quỹ Con đường tơ lụa trên biển cũng mở ra cơ hội cấp vốn cho nhiều dự án phát triển, kết nối hạ tầng trong khu vực.

2.2.1.3. Hợp tác Trung Quốc - ASEAN phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế

Cùng với sự lớn mạnh của ASEAN và sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, quan hệ hợp tác Trung Quốc - ASEAN đã phát triển mạnh, nhất

là trong lĩnh vực kinh tế, bất chấp tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc và một sốnước ASEAN diễn ra gay gắt. Dưới đây là một số dấu mốc quan trọng trong hợp tác Trung Quốc - ASEAN thời gian qua.

- Về chính trị, đối ngoại

Cuối năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện cùng hướng tới hoà bình và phồn vinh. Hiệp

đạo cấp cao Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN ký kết ngày 04/11/2002. Tiếp đó, năm 2003, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến

lược. Từ năm 2005 đến năm 2016, tại các kỳ họp cấp cao Trung Quốc -

ASEAN, lãnh đạo các bên tiếp tục khẳng định và đề xuất các biện pháp tăng cường hợp tác, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược theo tinh thần của Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc.

- Về hợp tác kinh tế

Cùng với việc tăng cường quan hệ chính trị song phương, hai bên cũng đã tích cực xây dựng các khuôn khổ hợp tác kinh tế. Trên cơ sở Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, hai bên đã ký một loạt các Hiệp định quan trọng như: Hiệp định Thương mại hàng hóa và Hiệp

định về Cơ chế giải quyết tranh chấp (tháng 11/2004), Hiệp định Thương mại dịch vụ (1/2007), Hiệp định Đầu tư (8/2009), hoàn tất và thực hiện Hiệp định Tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN (CAFTA) từ tháng 1/2010... Theo

đó, hợp tác thương mại, đầu tư giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đã

phát triển mạnh mẽ.

Về thương mại, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng nhanh trong thập kỷđầu tiên của thế kỷ 21. Trung Quốc đã trở thành đối

tác thương mại lớn nhất của ASEAN vào năm 2009. Vào năm 2011, ASEAN

trởthành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Cũng trong năm này, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào ASEAN đã tăng một cách ấn

tượng (hơn 100%) so với năm trước đó [64, 69, tr. 33-45].

Điểm đáng chú ý trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN những năm gần

đây là bất chấp tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN diễn ra phức tạp, hợp tác kinh tế song phương vẫn phát triển rất mạnh. Việt Nam và Philippines là hai nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc gay gắt nhất, song đều thuộc nhóm 3 nước

ASEAN có kim ngạch thương mại và tốc độ tăng trưởng thương mại với Trung Quốc lớn nhất.

Bảng 2. 2: Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc với từng nước ASEAN qua một số năm

Tên nước Kim ngạch 2006 Kim ngạch 2010 Kim ngạch 2014 Mức tăng 2014 (%) Malaysia 23.57 74.25 102.021 21.24 Việt Nam 24.86 30.09 83.640 17.41 Singapore 17.67 57.066 79.741 16.60 Thái Lan 17.96 52.95 72.673 15.13 Indonesia 9.606 42.75 63.580 13.23 Philippines 17.67 27.75 44.457 9.25 Myanmar 2.53 4.44 24.972 5.20 Lào 0.5 1.05 4.243 0.88 Campuchia 0.35 1.44 3.757 0.78 Brunei 2.15 1.03 1.937 0.40 ASEAN 203.32 292.78 480.39

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo nghiên cứu khả thi Hợp tác kinh tế VBBMR 2011 và “Báo cáo Khu tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN 2014” của Ủy ban Thương mại Trung Quốc - ASEAN.)

Theo thống kê của Ủy ban Hợp tác thương mại Trung Quốc - ASEAN [8, tr. 12-16], năm 2014 (năm tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một sốnước ASEAN diễn ra căng thẳng), kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt 480,39 tỷ USD, tăng 8,3% so 2013, chiếm 11,16% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc, cao hơn 4,9% so tỷ lệ tăng bình quân

của tổng ngoại thương của Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu đạt 208,32 tỷ USD, tăng 4,4%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 272,07 tỷ USD, tăng 11,5%. Ba

nước ASEAN có kim ngạch thương mại với Trung Quốc lớn nhất là Malaysia (102,02 tỷ USD, chiếm 21,24% tổng thương mại Trung Quốc - ASEAN), Việt Nam (83,64 tỷ USD, 17,41%), Singapore (79,74 tỷ USD, 16,6%). So với năm 2013, ba nước có thương mại song phương với Trung Quốc tăng nhanh nhất

là Myanmar (tăng 146%), Việt Nam (27,73%), Philippines (16,79%).

Về đầu tư, vốn đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Năm 2005, tổng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào ASEAN là 1,08 tỷ USD, Trung Quốc đã đầu tư cho gần 1.000 dự án hoạt động trong lĩnh vực

tài chính ở 10 quốc gia ASEAN. Năm 2010, kim ngạch đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng lên 2,7 tỷ USD. Năm 2014, mặc dù tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN diễn ra gay gắt, song tổng đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN vẫn đạt 5,9 tỷUSD. Năm nước ASEAN nhận đầu tư lớn nhất từ Trung Quốc là: Singapore (2,15 tỷ

USD), Indonesia (1,11 tỷ USD), Lào (997 triệu USD), Campuchia (531 triệu USD), Thái Lan (368 triệu USD). So với năm 2013, các nước có tốc độ tăng đầu tư của Trung Quốc nhanh nhất là Philippines (tăng 77,78%), Lào (tăng 27,66%), Campuchia (tăng 6,41%), Singapore (tăng 5,85%) [8, tr. 5-7].

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến kim ngạch đầu tư,

thương mại giữa Trung Quốc với các nước ASEAN tăng mạnh thời gian qua

là do CAFTA đã được triển khai từ tháng 1/2010. CAFTA không chỉ thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương Trung Quốc - ASEAN, mà còn thúc

đẩy hình thành một số hiệp định, cơ chế, sáng kiến hợp tác song phương.

Nhằm triển khai thành lập khu vực CAFTA, các Hiệp định Thương mại Hàng

hóa, Thương mại trong Hiệp định và Hiệp định đầu tư theo Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện đã lần lượt được ký vào ngày 29 tháng 11 năm 2004, ngày 14 tháng 1 năm 2007 và ngày 15 tháng 8 năm 2009. Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc (AEM-MOFCOM) họp vào ngày

hỗn hợp FTA ASEAN - Trung Quốc với nhiệm vụ chính là giám sát, giám sát,

điều phối và kiểm điểm việc thực hiện các Hiệp định.

CAFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 1 năm 2010 cho các nước ASEAN- 6 (ASEAN không bao gồm 04 nước CLMV) và Trung Quốc, với gần 97% các loại thuế quan cho sản phẩm thuộc hạng mục bình thường sẽ

xuống còn 0%. Các nước CLMV thực hiện đầy đủACFTA vào 1 tháng 1 năm

2015. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đề xuất hợp tác kinh tế VBBMR với

vai trò, ý nghĩa như một kênh hợp tác quan trọng để cụ thể hóa CAFTA, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN. Báo cáo nghiên cứu tính khả thi của Hợp tác kinh tế VBBMR [11, tr 6] khi phân tích ý nghĩa của Hợp tác kinh tế VBBMR đã khẳng định rằng: “Cùng với việc triển khai CAFTA, quan hệ kinh tế, thương mại hai bên phát triển vô cùng nhanh chóng… Hợp tác kinh tế VBBMR sẽ thiết thực thúc đẩy nâng cao hơn nữa kim ngạch

thương mại của khu vực này”.

- Về quan hệ Trung Quốc - Việt Nam

Riêng với Việt Nam (nước có chung Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc), quan hệ song phương cũng phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt, đặc biệt trong khoảng 10 năm qua. Sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, hai nước đã

ký kết nhiều Hiệp định và văn kiện ở cấp Nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài. Tháng 11/2006 Chính phủhai nước ký kết Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc và Bản ghi nhớ về việc triển khai hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung (gồm Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ). Năm

2008, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam nhất trí xây dựng quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Vào tháng 7/2004,

Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam - Trung Quốc chính thức có hiệu lực [69, 72].

+ Về hợp tác thương mại: Theo thống kê, kim ngạch mậu dịch song

phương giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000 mới đạt gần 2,5 tỷ USD,

đến năm 2010 đã đạt 27,33 tỷ USD. Năm 2016, Trung Quốc là đối tác thương

mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 72 tỷ

USD, chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam [9].

+ Về hợp tác đầu tư: Từ năm 2000 đến 2012, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt, tăng nhanh cả về số

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)