Hướng nghiên cứu tập trung vào đánh giá tính khả thi, triển vọng của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 27 - 31)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

1.1. Các nghiên cứu trực tiếp về Hợp tác kinh tế VBBMR

1.1.2. Hướng nghiên cứu tập trung vào đánh giá tính khả thi, triển vọng của

Trong giai đoạn 2008 - 2013, ở Trung Quốc đã có rất nhiều công trình

nghiên cứu của các chuyên gia nước này về Hợp tác kinh tế VBBMR. Các nghiên cứu của giới chuyên gia Trung Quốc gồm hai nhóm chủ yếu:

(1) Đánh giá cao tính khả thi và triển vọng của Hợp tác kinh tế

VBBMR.

(2) Các báo cáo nghiên cứu làm cơ sở đề xuất chính sách, cơ chế hợp tác kinh tế VBBMR cho Trung Quốc và ASEAN.

Dưới đây là tổng quan về một số bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu:

- Cổ Tiểu Tùng và Lưu Kiến Văn (2008) trong bài viết Hợp tác kinh tế khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng: Đề xuất - Nhận thức chung - Thực tiễn [73],

đã đề xuất ý tưởng hợp tác kinh tế VBBMR trên cơ sở lý luận về hợp tác khu vực cũng như đánh giá bối cảnh và xu thế hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và

ASEAN. Sau khi điểm lại nhận thức chung của các bên gồm Trung Quốc, ASEAN và các chuyên gia quốc tế về sáng kiến hợp tác này, hai tác giả khẳng

định rằng các bên đang Quyết tâm biến nhận thức chung thành hành động. Xây dựng Khu hợp tác kinh tế VBBMR phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, có lợi cho việc làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến

lược Trung Quốc - ASEAN hướng tới hoà bình và thịnh vượng. Bài viết cũng

kiến nghị về phương pháp xúc tiến, cơ chế hợp tác và một số lĩnh vực trong tâm của hợp tác kinh tế VBBMR…

- Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương đương đại (Trung Quốc) số

3/2009 có bài Khó khăn và đột phá trong hợp tác kinh tế VBBMR [33]. Bài

viết đã đánh giá cao vai trò của Hợp tác kinh tế VBBMR trong khuôn khổ hợp tác ASEAN10+1 bởi phạm vi sáng kiến hợp tác này bao trùm VBB và Biển Đông là những tuyến đường vận tải quan trọng nối liền Trung Quốc-

ASEAN. Đây cũng là điểm giao thoa của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và hoạt động thương mại của khu vực phần lớn được tiến hành thông qua vùng biển này. Tuy nhiên, việc triển khai sáng kiến hợp tác này đối mặt một

số khó khăn như: phạm vi địa lý của chương trình hợp tác cũng như nội dung hợp tác quá rộng lớn, trong khi các nước trong khu vực có trình độ phát triển không đồng đều; giữa các quốc gia tồn tại nhiều khác biệt về chính trị, văn

hóa; các bất ổn an ninh trong khu vực cản trở hợp tác kinh tế. Để vượt qua các khó khăn nêu trên, tác giả bài báo cho rằng Trung Quốc và ASEAN cần phải tìm kiếm đột phá thông qua việc lựa chọn các dự án hợp tác để tăng kim ngạch đầu tư, phát triển mạnh mẽ vành đai kinh tế VBB, tận dụng hiệu quả gói tín dụng 10 tỷ USD Quỹ hợp tác phát triển hạ tầng Trung Quốc-ASEAN

mà Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cam kết tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao năm 2009.

Lưu Kiến Văn (2010) trong báo cáo Nghiên cứu hợp tác Khu kinh tế VBB Quảng Tây (Trung Quốc) và Hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh (Việt Nam) [74], khẳng định: Hợp tác khu vực và toàn cầu hoá đã trở thành xu thế quan trọng trong sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay. Hợp tác khu vực thông qua sự phân công hợp tác giữa các nước thành viên trong khu vực, có thể tận dụng hiệu quả hơn tài nguyên và thị trường, thúc đẩy sự phát triển và phồn vinh chung của nền kinh tế các nước thành viên. Cùng với việc bắt đầu xây dựng xong Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN vào năm 2010, hợp tác tiểu vùng sẽ trở thành điểm tựa quan trọng của hợp tác ngành nghề trong Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Tác giả đánh giá cao tiềm năng hợp tác, phát triển hợp tác giữa Khu kinh tế VBB Quảng Tây (Trung Quốc) và Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), đồng thời đặc biệt nhấn mạnh vị

trí “cầu nối” của Việt Nam giữa ASEAN và Trung Quốc. Cho rằng Việt Nam

có ưu thế vị trí địa lý đặc thù trong Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và hợp tác GMS, là một trong những tuyến đường bộ quan trọng từ các nước trên bán đảo Đông Dương đi vào Trung Quốc và từ Trung Quốc đi đến các nước trên bán đảo Đông Dương.Theo đó, đưa ra các kiến nghị để thúc đẩy hợp tác giữa Khu kinh tế VBB Quảng Tây (Trung Quốc) và Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) gồm:

(1) Nhanh chóng triển khai Bản ghi nhớ về việc triển khai hợp tác “Hai hành lang một vành đai” giữa Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Chính phủ nước CHXH chủnghĩa Việt Nam” mà hai bên đã ký tháng 11/2006, trong dịp Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tham dự Hội nghị

APEC tại Việt Nam, trong đó xác định rõ những lĩnh vực hợp tác trọng điểm gồm: cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sắt, đường bộ và cảng khẩu; vận tải hàng hoá và hành khách; khai thác và gia công tài nguyên thiên nhiên; thương mại xuất nhập khẩu; nông nghiệp, công nghiệp, du lịch..

(2) Lấy xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” và hợp tác Thái Lan và Lào làm trọng điểm, thúc đẩy xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội và hành lang kinh tế Nam Ninh - Băng Cốc, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác

thương mại, du lịch, lưu thông hàng hoá, giáo dục...

(3) Đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Việt- Trung, tại các cặp cửa khẩu: Đông Hưng - Móng Cái; Bằng Tường - Đồng

Đăng; Hà Khẩu - Lào Cai.

Cổ Tiểu Tùng và nhóm tác giả của Viện KHXH Quảng Tây (2010) trong cuốn Báo cáo hợp tác phát triển VBBMR [115] đã đánh giá khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có liên quan hợp tác kinh tế VBBMR gốm Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam (Trung Quốc) và các nước ASEAN; tình hình phát triển của Khu kinh tế VBB Quảng Tây và 4 thành phố ven biển gồm Nam Ninh, Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành.

- Đỗ Bình (2011) trong cuốn sách Tiến vào Vịnh Bắc Bộ [108] đã tổng hợp nhận định, quan điểm, góc nhìn đa chiều của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Quảng Tây, các chuyên gia, học giả Trung Quốc về Hợp tác kinh tế VBBMR với tư cách là một chiến lược thúc đẩy cải cách mở cửa của quốc gia. Riêng tác giả nhấn mạnh rằng hơn hai nghìn năm trước, khu vực VBB từng là nơi khởi đầu Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc. Ngày nay, nơi đây lại trở thành một cực tăng trưởng mới của Trung Quốc. Việc phát triển VBB cần được xem là chiến lược quốc tế của quốc gia...

Cũng theo hướng đánh giá cao tính khả thi và triển vọng của Hợp tác kinh tế VBBMR còn có một số công trình, báo cáo nghiên cứu khác như:Đẩy nhanh xây dựng vành đai kinh tế ASEAN Nam Sùng Tả, thúc đẩy hợp tác phát triển cùng thắng Trung Quốc - ASEAN [106]; Tìm hiểu Hợp tác kinh tế VBBMR [120]; Báo cáo tình hình mở cửa, phát triển khu kinh tế VBB quảng Tây [112, 113]; Báo cáo hợp tác phát triển VBBMR các năm 2010, 2011 [115, 116]...

Các báo cáo nói trên sau khi đánh giá bối cảnh, tình hình khu vực và Trung Quốc, ASEAN, Việt Nam cũng như tiềm năng hợp tác Trung Quốc-

ASEAN và Trung Quốc-Việt Nam, đều đánh gia cao vai trò của hợp tác kinh tế VBBMR trong hợp tác Trung Quốc-ASEAN nói chung và hợp tác Trung Quốc - Việt Nam nói riêng nói riêng; đồng thời đề xuất một số kiến nghị để thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR và Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore.

Ngoài ra, một số báo cáo, văn kiện quan trọng của chính quyền địa phương, các Bộ, ngành phía Trung Quốc, nhóm chuyên gia hỗn hợp Trung Quốc – ASEAN... cũng là những tài liệu quan trọng có ý nghĩa định hướng cho Hợp tác kinh tế VBBMR. Các báo cáo, văn kiện tiêu biểu gồm: Quy hoạch phát triển Khu kinh tế VBB Quảng Tây [114]; Hợp tác kinh tế VBBMR: Lộ trình cho một tiểu vùng năng động [91, 92] của ADB đề xuất trong các

năm 2013, 2014; Tài liệu Tầm nhìn và hành động thúc đẩy cùng nhau xây dựng Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 [119] của Bộ Ngoại giao, Bộ Thương Mại và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (2015); các báo cáo về kết nối cảng biển, hợp tác phát triển Hành lanh kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương giữa Trung Quốc và ASEAN [98, 99, 100]...

1.2. Các nghiên cứu đặt Hợp tác kinh tế VBBMR trong chiến lược khu vực của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)