2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
6. Cấu trúc của Luận án
4.5.2. Tích cực phối hợp với ASEAN, tranh thủ sự hợp tác của các nước lớn
nước lớn
Đối với các nước ASEAN
Để tránh bị động, lúng túng trước các đề xuất hợp tác của Trung Quốc trong Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và sáng kiến “Một vành đai, một con
đường” nói chung, các nước ASEAN cần tích cực phối hợp để cùng thành “một bên” trong thảo luận, đối thoại với Trung Quốc. Việt Nam cần chủđộng trong việc liên kết các nước ASEAN lại với nhau; tích cực phối hợp với các
nước ASEAN trong trao đổi thông tin về các vấn đề có liên quan đếnHợp tác kinh tế VBBMR (trao đổi ở cấp chuyên viên, hoặc thông qua kênh Đại sứ
liệu…về các sáng kiến, chủ trương hợp tác, trước khi tổ chức các cuộc họp với Việt Nam và ASEAN… Chủđộng đề xuất ASEAN thống nhất quan điểm
trước khi tham dự các cuộc họp cấp chuyên viên, quan chức cấp cao với Trung Quốc về hợp tác kinh tế VBBMR. ASEAN là một bên tham gia hợp tác với Trung Quốc, do vậy cần thống nhất quan điểm hợp tác trước khi thảo luận với Trung Quốc, tránh tình trạng đã xảy ra trong thực tế là các nước ASEAN bị động và lúng túng trước các đề xuất của Trung Quốc (tại Hội nghị quan chức cấp cao VBBMR ở Nam Ninh năm 2014, Thái Lan được mời đồng chủ trì, nhưng không được thông báo trước).
Phối hợp các nước trong khu vực Tiểu vùng Mê Công như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan để chủđộng đề xuất các chương trình, dự án hợp tác có lợi cho Việt Nam và các nước trong khu vực. Chủđộng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả các sáng kiến hợp tác tiểu vùng giữa Việt Nam với Campuchia, Lào,
Myanmar và các nước ASEAN khác; mời gọi các nước lớn tham gia hợp tác tại ASEAN đểthúc đẩy hợp tác theo hướng có lợi cho Việt Nam và các quốc gia láng giềng của Việt Nam, giảm tác động tiêu cực từ việc Trung Quốc gia
tăng ảnh hưởng tại các nước này và hạn chế tác động tiêu cực từ sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR làm phân hóa, chia rẽ ASEAN.
Đối với các nước lớn
Với các nước lớn, đặc biệt là Nhật Bản và Mỹ, Việt Nam cần tăng cường trao đổi thông tin với các nước này để nắm bắt được ý đồ, mục tiêu của Trung Quốc trong triển khai các sáng kiến hợp tác khu vực, tiểu vùng. Đồng thời, tranh thủ sự cạnh tranh của các nước nói trên với Trung Quốc ở ASEAN
để thu hút vốn đầu tư, viện trợ cho các dự án hạ tầng, bảo vệ môi trường khu vực tiểu vùng Mê Công. Trước mắt, phối hợp với các nước Campuchia, Lào tranh thủ nguồn vốn từ ADB, Nhật Bản và các đối tác lớn khác để phát triển các tuyến đường giao thông kết nối Việt Nam với Lào, Campuchia, như tuyến
cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn; cao tốc TP Hồ Chí Minh-Phnompenh và các tuyến đường theo Hành lang kinh tế Đông - Tây để tăng cường kết nối Việt Nam với các quốc gia ASEAN.
Chủ động đề xuất và tăng cường tham gia các sáng kiến hợp tác mà Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ triển khai trong khu vực. Qua đó, giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và giảm tác động tiêu cực từ sáng kiến hợp tác nói trên với Việt Nam.