2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
6. Cấu trúc của Luận án
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Một số lý thuyết về chính trị, quan hệ quốc tế có liên quan
Hợp tác kinh tế VBBMR là một sáng kiến hợp tác tiểu vùng giữa Trung Quốc và hầu hết các nước ASEAN, do vậy, cũng như các cơ chế hợp tác khu vực khác, các lý thuyết về quan hệ quốc tế được vận dụng ở mức độ nhất định làm cơ sở lý luận đề xuất nội dung, quan điểm của sáng kiến hợp tác này. Bên cạnh đó, thông qua một số lý thuyết về quan hệ quốc tế, có thể đánh giá chính xác hơn bản chất và xu thế của hợp tác kinh tế VBBMR. Dưới đây là một số lý thuyết về quan hệ quốc tế tiêu biểu có vai trò như vậy.
2.1.2.1. Lý thuyết trò chơi (Game theory)
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng và sau đó là
ngành kinh tế học. Lý thuyết này theo đuổi hai giả định căn bản.
Thứ nhất, nó giả định mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là một người tham gia trong một cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành lợi ích (có thể là chiến thắng hay giảm sự thiệt hại).
Thứ hai, nó xem mỗi hành động của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính theo ý nghĩa là trước mỗi quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi ích/thiệt hại của bản thân mình khi đưa ra quyết định đó như
thế nào. Lý thuyết này đã có sự phát triển lớn từ khi John von Neumann là
người đầu tiên hình thức hóa nó trong thời kỳ trước và trong Chiến tranh Lạnh, chủ yếu do áp dụng của nó trong chiến lược quân sự, nổi tiếng nhất là khái niệm đảm bảo phá hủy lẫn nhau (mutual assured destruction) [89].
Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các quyết định được đưa ra trong một
môi trường trong đó các đối thủ tương tác với nhau. Trong quá trình người
chơi tham gia cuộc chơi, chúng ta có thể phân ra hai loại chiến lược: chiến
sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho người tham gia cuộc chơi, không phụ thuộc
vào hành động phản ứng của đối phương. Cho dù đối thủcó làm gì đi nữa, thì phần thắng vẫn thuộc về mình. Ngược lại, chiến lược thông minh hướng tới mục tiêu giảm thiểu mức độ rủi ro cho người tham gia cuộc chơi. Nói đơn
giản là chiến lược này giúp người chơi chọn đường đi nào tới đích an toàn với rủi ro thấp nhất.
Giả định quan trọng nhất của lý thuyết trò chơi là sự duy lý của mỗi cá
nhân trong quá trình hành động. lý thuyết trò chơi phân ra hai hình thức là “duy lý cá nhân” và “chủnghĩa duy lý tập thể”. Loại hình duy lý tập thể được các học giả nghiên cứu quan hệ quốc tế quan tâm trong việc tìm hiểu lý do tại sao các quốc gia chấp nhận hợp tác với nhau. Trong trò chơi có tổng khác không, các học giả thuộc trường phái chủ nghĩa thể chế tự do (hay còn được gọi là chủ nghĩa tân tự do) lập luận rằng “chủ nghĩa duy lý tập thể” là một lý do quan trọng thúc đẩy các quốc gia tổ chức và tham gia các định chế khu vực và quốc tế vì nó giúp giảm chi phí và tăng hiệu năng trong việc giải quyết các vấn đề chung. Mặt khác nó cũng đưa ra những khuôn khổ giúp giới hạn những hành động cá nhân đơn lẻgây phương hại đến lợi ích tập thể.
Cả hai bên đều thắng (win-win), một bên thắng-một bên thua (win-lose) và cả hai bên đều thua (lose-lose)... là những thuật ngữ trong lí thuyết trò chơi
nhằm nói lên kết quả của một trò chơi hay tranh chấp giữa hai bên. Trong hợp tác kinh tế VBBMR, cả hai bên đều thắng được xác định là cơ sở để Trung Quốc xác định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung hợp tác với các nước ASEAN. Hợp tác “cùng thắng”, cùng có lợi luôn là mệnh đề được phía Trung Quốc nhấn mạnh trong văn kiện hợp tác cũng như ý kiến phát biểu của giới lãnh
đạo tại các Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR.
2.1.2.2. Thuyết ổn định bá quyền (Hegemonic stability theory)
Thuyết ổn định bá quyền là một học thuyết kết hợp giữa những tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực lẫn chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế.
Thuyết này cho rằng hệ thống quốc tế sẽ có xu hướng ổn định hơn khi có một quốc gia bá quyền chi phối toàn bộ hệ thống.
Thuyết ổn định bá quyền bắt đầu được phát triển vào những năm 1970
và 1980 bởi các học giả người Mỹ theo trường phái hiện thực. Trong đó,
Charles P. Kindleberger là học giả tiêu biểu cho trường phái này. Quan điểm của ông được thể hiện rõ trong cuốn sách có tựa đề The World in Depression: 1929-1939 (Thế giới trong cơn Đại suy thoái: 1929-1933), xuất bản năm 1973.
Trong tác phẩm nêu trên, Kindleberger đã cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế
những năm 1930 xuất phát từ thực tế là trong thời kỳ này không tồn tại một quốc gia lãnh đạo thế giới với một nền kinh tế áp đảo, một quốc gia có thể đề ra và áp đặt các luật chơi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, lên các quốc gia khác, qua đó giúp ngăn cản nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn [22].
Trong thuyết ổn định bá quyền, vai trò của quốc gia bá quyền được đề cao. Theo đó, quốc gia bá quyền phải có năng lực, bao gồm một nền kinh tế
lớn và phát triển vững mạnh, có sức mạnh khoa học kỹ thuật vượt trội, quyền lực chính trị quốc tế được thừa nhận… Các yếu tố nói trên giúp quốc gia bá quyền có thểđảm nhiệm được vai trò dẫn dắt các quốc gia khác hợp tác và ổn
định hệ thống. Bên cạnh đó, quốc gia bá quyền còn phải có ý chí đưa ra và đảm bảo thực hiện các quy tắc vận hành của hệ thống và duy trì cam kết đối với một hệ thống mà quốc gia đó coi là có lợi cho mình cũng như các quốc gia chủ chốt khác trong hệ thống.
Trong thực tế Hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc đã vận dụng lý thuyết này để thuyết phục các quốc gia ASEAN rằng Trung Quốc đủ mạnh để trở thành quốc gia có vai trò dẫn dắt Hợp tác kinh tế VBBMR, mang lại ổn định, phồn vinh chung cho khu vực. Các báo cáo nghiên cứu khả thi, công
trình nghiên cứu về Hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc thường nhấn mạnh rằng Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có quy mô nền
kinh tế lớn gấp nhiều lần tổng GDP của 10 nước ASEAN và có trình độ phát triển cao hơn hầu hết các nước ASEAN. Với Trung Quốc, ASEAN có vị trí quan trọng với tư cách là một thị trường lớn giàu tiềm năng, nguồn cung ứng nguyên liệu. Trong khi đó, với ASEAN, hợp tác với Trung Quốc mang lại cơ hội phát triển kinh tế to lớn.
Tuy nhiên, thực tế hợp tác Trung Quốc - ASEAN thời gian qua cho thấy trong các chương trình, dự án mà Trung Quốc có vai trò dẫn dắt, lợi ích thường nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Ngay trong các nước ASEAN cùng hợp tác với Trung quốc, lợi ích hợp tác cũng không chia đều cho các bên. Đó là chưa kể Trung Quốc có nhiều động thái khiến các nước lo ngại, nghi ngờ mục tiêu của Trung Quốc trong Hợp tác kinh tế VBBMR không đơn thuần là kinh tế mà là nhằm gia tăng lợi thế của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông cũng như trong cạnh tranh chiến lược với Mỹ, Nhật Bản tại Đông
Nam Á.
2.1.2.3. Chủ nghĩa xuyên quốc gia (Transnationalism)
Vào những năm 1950 của thế kỷ trước, Chủ nghĩa đa nguyên (Pluralism) đã ra đời và được áp dụng cho cả chính trị đối nội và đối ngoại. Trong những năm gần đây, các học giả theo chủ nghĩa đa nguyên trên phương diện quốc tế cho rằng thực tiễn đang diễn ra những vận động có lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế như: sự trao đổi qua biên giới ngày càng tăng giữa các quốc gia; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế; các nước phải hợp tác nhiều hơn để đạt mục tiêu phát triển và giải quyết các thách thức chung về an ninh, môi trường...[84, tr. 55].
Từ những năm cuối của thế kỷ 20, Chủ nghĩa xuyên quốc gia với các gương mặt tiêu biểu như Joseph S.Nye, R.O.Keohane đã kế thừa các quan điểm nêu trên của chủ nghĩa đa nguyên và phát triển thành cơ sở lý luận riêng của mình. Trên thực tế, Chủ nghĩa xuyên quốc gia là một nhánh của Chủ nghĩa tự do. Trong bối cảnh xu thế hợp tác, phát triển và hội nhập quốc tế
diễn ra mạnh mẽ sau Chiến tranh lạnh và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21,
với vai sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia, những người theo chủ nghĩa xuyên quốc gia đã khẳng định vai trò ngày càng tăng của các chủ thể phi quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong quan điểm của chủ nghĩa xuyên quốc gia có một số điểm đáng chú ý như:
(1) Các tiếp cận của chủ nghĩa xuyên quốc gia chủ yếu dựa vào lợi ích quốc gia. Đồng thời, xem xét hội nhập quốc tế trên nhiều bình diện khác nhau: Kinh tế, chính trị, xã hội... Trong hội nhập chính trị, chủ nghĩa xuyên quốc gia quan tâm nhiều tới hộinhập chính sách (Policy Integration).
(2) Nhìn nhận hội nhập như là kết quả của sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong sự tương tác mạnh mẽ giữa các loại hình chủ thể hợp tác khác nhau (chủ thể quốc gia, chủ thể phi quốc gia).
Từ góc nhìn của chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa xuyên quốc gia, có thể thấy hợp tác kinh tế VBBMR cũng như các sáng kiến hợp tác Trung Quốc
– ASEAN ra đời là hệ quả tất yếu của tiến trình hội nhập và hợp tác xuyên biên giới trong khu vực. Việc đề xuất sáng kiến hợp tác này có cơsở trước hết từ nhu cầu trao đổi vốn, hàng hóa, con người qua biên giới ngày càng tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng giữa hai bên. Trong xây dựng lộ trình và các chương trình hợp tác, Trung Quốc và các nước ASEAN cũng đã sử dụng cách tiếp cận của chủ nghĩa xuyên quốc gia đó là dựa vào lợi ích quốc gia để xác định nội dung, cách thức hợp tác. Việc quyết định các dự án hợp tác, nội dung hợp tác kinh tế VBBMR cũng đã được các chủ thể hợp tác cân nhắc kỹ lưỡng tới các khía cạnh lợi ích về an ninh, kinh tế, chính trị, xã hội... Bên cạnh đó, các bên cũng đã tích cực thúc đẩy hội nhập chính sách thông qua việc hài hòa hóa các thủ tục về hải quan, xuất nhập cảnh, triển khai xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới (với Việt Nam, Lào, Myanmar), đặc khu kinh tế tại khu vực biên giới (với Lào)...
2.1.2.4. Lý thuyết cực tăng trưởng
Lý thuyết cực tăng trưởng (Growth pole theory) do nhà kinh tế học
người Pháp Francois Peroux đưa ra vào năm 1950 và sau đó được Albert Hirshman, Myrdal, Fridman và Harry Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Theo quan điểm của lý thuyết này thì một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các khu vực trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian mà luôn có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một vài khu vực trong khi các vùng khác lại phát triển chậm chạp, hoặc kém phát triển.
Lý thuyết cực tăng trưởng cũng đề cao vai trò của công nghiệp và dịch vụđối với sự tăng trưởng và phát triển của vùng. Theo đó, việc tập trung công nghiệp và dịch vụ tại các đô thị sẽ tạo ra hạt nhân làm động lực phát triển kinh tế, xã hội cho toàn vùng. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu
như Harry Richardson (1976, 1979), Salvatore (1972) Myrdal (1957), Hirshman (1958), tác động của sự phát triển tại một điểm cực tăng trưởng
được xác định bởi cả những hiệu ứng lan toả và hiệu ứng thu hút hay hiệu ứng phân cực tới tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập bình quân đầu người và tạo ra cơ hội phát triển kinh tế của vùng xung quanh nó. Theo đó, tác động lan tỏa của một cực phát triển được đánh giá thông qua các yếu tố chủ yếu như:
(1) Tạo nên một môi trường trao đổi hàng hoá sôi động với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thịtrường tiêu thụ lớn nhất; (2) Tạo sự hấp dẫn về đầu
tư thông qua việc thiết lập những hoạt động mới trên cơ sở đó thúc đẩy đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng và xã hội, đầu tư phát triển đô thị, …; (3) Chuyển
giao và đổi mới kỹ thuật, vật chất và thúc đầy các nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ; (4) Tạo sự thay đổi về nhận thức, về văn hoá, giáo dục, thể
chế, những đổi mới về tư tưởng và tâm lý của người sản xuất và tiêu dùng…. Với những nội dung như trên, lý thuyết cực tăng trưởng thường được vận dụng để lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm để phát triển. Sự hình thành các lãnh thổ phát triển như là các cực phát triển sẽ tạo động lực cho toàn bộ nền
kinh tế phát triển và là phương thức phát triển phù hợp với điều kiện hạn chế
về nguồn lực của các nước đang phát triển.
Trong Hợp tác kinh tế VBBMR, lý thuyết cực tăng trưởng đã được Trung Quốc vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch Khu kinh tế VBB Quảng Tây. Theo đó, biến Quảng Tây thành một cực tăng trưởng với các ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn như lọc hóa dầu, sản xuất hàng tiêu dùng, cảng biển, xuất nhập khẩu… Cực tăng trưởng này vừa có
vai trò là đầu cầu để hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN, vừa có tác động lan tỏa, hỗ trợ sự phát triển của địa phương lân cận là Vân Nam và các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc.
2.1.2.5. Mô hình trung tâm - ngoại vi
John Friedmann (1966), trong tác phẩm Regional development policy: A case study of Venezuela, đã đưa ra một cách tiếp cận về liên kết không gian trong phát triển vùng tương đối giống lý thuyết cực tăng trưởng của Perroux là mô hình trung tâm - ngoại vi. Quan điểm của ông nhấn mạnh về tổ chức không gian vùng với các liên kết sản xuất và thương mại trong một trung tâm có sự dồi dào về các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người có chất
lượng tay nghề cao. Ở những trung tâm này, vì vậy có sự phát triển và đổi mổi liên tục dẫn đến ảnh hưởng lan tỏa thu hút sự phát triển ở các vùng ngoại vi. Các vùng ngoại vi có nhiều lao động ở một trình độ thấp hơn và sự phát triển lại phụ thuộc vùng trung tâm. Trong sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR, mô hình trung tâm - ngoại vi này đã được vận dụng ở hai cấp độ.
Thứ nhất, đối với Quảng Tây, Trung tâm được xác định là Khu kinh tế
VBB Quảng Tây với các thành phố hạt nhân là Nam Ninh, Khâm Châu, Bắc Hải, Phòng Thành. Trung tâm này với công năng là sản xuất, chế biến và xuất khẩu, với nguồn lực mạnh về đầu tư, công nghệ, nhân lực, cơ sở hạ tầng… đã
liên kết với các ngoại vi gồm các huyện, thành phố cấp huyện của Quảng Tây
như Sùng Tả, Ngọc Thụ, Bằng Tường… Theo đó, tác động lan tỏa, lôi kéo các ngoại vi nói trên cùng phát triển.
Thứ hai, ở cấp độ khu vực, Quảng Tây trở thành một trung tâm phát triển của Trung Quốc đã có sức hút và sức tác động đáng kể đến sự phát triển của các quốc gia trong khu vực như Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và
Việt Nam (kim ngạch thương mại Việt Nam - Quảng Tây chiếm phần lớn kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc).
2.1.2.6. Một số nhận xét
(1) Hợp tác kinh tế VBBMR là sáng kiến hợp tác kinh tế tiểu vùng. Tuy
nhiên, nội dung và phạm vi tác động của sáng kiến này không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn được mở rộng ra các lĩnh vực an ninh, chính trị, đối ngoại... Do vậy, mỗi lý thuyết về quan hệ quốc tế nêu trên có thể sử dụng để