Dự báo triển vọng Hợp tác kinh tế VBBMR

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 116)

2 .M ục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6. Cấu trúc của Luận án

3.4. Dự báo triển vọng Hợp tác kinh tế VBBMR

Từ việc phân tích thực trạng, bối cảnh, tình hình mới liên quan hợp tác kinh tế VBBMR nêu trên, có thể dự báo hai “kịch bản” có khả năng xảy ra với Hợp tác kinh tế VBBMR thời gian tới.

3.4.1. “Kịch bản” 1: Cơ chế hợp tác không được hoàn thiện và Hợp tác kinh tế VBBMR bị quên lãng, hoặc thay đổi tên gọi tác kinh tế VBBMR bị quên lãng, hoặc thay đổi tên gọi

Sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR đã được Trung Quốc tích cực thúc đẩy hơn 10 năm qua và đã đạt được một số thành công. Tuy nhiên, đến nay cơ chế hợp tác của sáng kiến này vẫn chưa hoàn thiện. Trung Quốc mới tổ chức được một Hội nghị quan chức cấp cao năm 2014 và 9 Diễn đàn hợp tác (cấp

cao nhất của các nước ASEAN dự Diễn đàn là Thứ trưởng). Lộ trình và một số nội dung hợp tác cụ thể của Hợp tác kinh tế VBBMR mà Trung Quốc đưa ra vẫn chưa đạt được sự nhất trí cao với tất cả các đối tác ASEAN. Do vậy, nếu trong giai đoạn 2017 - 2020, Trung Quốc và ASEAN không có bước đột phá nào trong sáng kiến hợp tác này, cơ chế hợp tác không được hoàn thiện, nâng cấp lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, thì Hợp tác kinh tế VBBMR có thể lâm vào tình trạng bế tắc và không đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Trong trường hợp kịch bản này xảy ra, phía Trung Quốc có thể vẫn tổ chức thêm một số Diễn đàn Hợp tác kinh tế VBBMR, nhưng nội dung hợp tác không đi vào thực chất. Theo đó, Hợp tác kinh tế VBBMR có thể sẽ dần bị

quên lãng. Trên thực tế, một số sáng kiến hợp tác tiểu vùng giữa Trung Quốc với các nước ASEAN như Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore; hay giữa Trung Quốc với Việt Nam như “Hai hành lang, một vành đai”, dù ban đầu được kỳ vọng rất lớn, song sau nhiều năm triển khai, kết quả hợp tác rất hạn chế và hoặc bị dần quên lãng.

Trong kịch bản 1, một khả năng nữa có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ chủ động thay đổi tên gọi của Hợp tác kinh tế VBBMR và điều chỉnh nội dung hợp tác một lần nữa cho phù hợp với tư cách là sáng kiến thành phần của “Một vành đai, một con đường”. Tên gọi mới sẽ có nội hàm của Hợp tác kinh tế VBBMR hiện nay, song thể hiện rõ hơn đây là một bộ phận của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Việc đổi tên sáng kiến này sẽ giống như cách Trung Quốc đã đổi tên Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore thành

Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương (một trong 06 hành lang kinh tế chủ đạo của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”)

3.4.2. “Kịch bản 2”: Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành sáng kiến hỗ trợ cho các sáng kiến hợp tác mới trợ cho các sáng kiến hợp tác mới

Một khả năng nữa đang có xu hướng được hiện thực hóa là trong những năm tới, Trung Quốc không chủđộng thúc đẩy nâng cấp, hoàn thiện cơ

chế Hợp tác kinh tế VBBMR mà sẽ biến sáng kiến này thành một “kênh” hỗ

trợ cho các sáng kiến hợp tác khu vực, tiểu vùng khác giữa Trung Quốc và

các nước Đông Nam Á, trước mắt là “Một vành đai, một con đường” và Hợp tác Mê Công - Lan Thương. Theo đó, Trung Quốc sẽ chia tách nội dung hợp tác kinh tế VBBMR thành nhiều hợp phần và thúc đẩy các nội dung hợp tác này trong hai sáng kiến mới nêu trên.

(1) Các nội dung hợp tác phát triển hạ tầng trên biển (cảng biển và tiếp vận) và hợp tác tài chính, thương mại, sẽ được gắn với sáng kiến “Một vành

đai, một con đường” (Trung Quốc tổ chức Diễn đàn cấp cao vào giữa tháng 5/2017). Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Philippines sẽ là nhóm nước được Trung Quốc chú trọng mời tham gia sáng kiến hợp tác này.

(2) Các nội dung hợp tác phát triển hạ tầng trên bộ, hợp tác khai thác khoáng sản, nông nghiệp, du lịch…(đã được đề xuất trong Bảy chương trình

hợp tác kinh tế VBBMR, năm 2012), sẽđược đưa vào nội dung sáng kiến hợp tác Mê Công - Lan Thương (đã có cơ chế Hội nghị cấp cao). Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam là nhóm nước ASEAN được Trung Quốc chú trọng trong sáng kiến hợp tác này.

Trong hai kịch bản dự báo nêu trên, kịch bản 2 có khả năng xảy ra cao

hơn. Những diễn biến của ba sáng kiến hợp tác nêu trên trong các năm gần

đây cho thấy xu hướng Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành sáng kiến hỗ trợ

cho các sáng kiến hợp tác mới đang hình thành.

Thứ nhất, từ năm 2013, nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR đã được

điều chỉnh gần giống với nội dung của sáng kiến “Một vành đai, một con

đường” (như đã nêu ở các phần trên).

Thứ hai, chủđề của các kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8 (2014), lần thứ 9 (2016) đều đã gắn với nội dung của sáng kiến “Một vành đai,

Thứ ba, tài liệu Tầm nhìn và hành động thúc đẩy cùng nhau xây dựng “Một vành đai, một con đường” [119] của Trung Quốc năm 2015 đã xác định Hành lang kinh tế Trung Quốc - Bán đảo Đông Dương (thực chất là tuyến hợp tác trên bộ của Hợp tác kinh tế VBBMR) là một trong sáu tuyến hành lang kinh tế quan trọng của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.

Theo kịch bản 2 này, trong thời gian ít nhất đến năm 2022 (thời kỳ Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc), Trung Quốc sẽ vẫn tổ chức các Diễn đàn

hợp tác kinh tế VBBMR định kỳhai năm một lần, song diễn đàn này chỉ có ý

nghĩa tăng cường quảng bá, thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - ASEAN trong khung khổ sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường”. Trung Quốc có thể sẽ không tiếp tục thúc đẩy đểđưa Hợp tác kinh tế VBBMR thành một cơ

chế hợp tác tiểu vùng như GMS hay Mê Công - Lan Thương.

Tiểu kết

Nhìn lại tiến trình và thực trạng tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR của Trung Quốc, các nước ASEAN và Việt Nam như trên, có thể thấy ba vấn đề chủ yếu đang đặt ra gồm:

Một là, hợp tác kinh tế VBBMR dù đặt ra những mục tiêu lớn và đã triển khai hợp tác, song trên thực tếchưa có một lộ trình, cơ chế

và các chương trình hợp tác rõ ràng. Tuy nhiên, trong khi Hợp tác kinh tế VBBMR chưa thiết lập được một cơ chế hợp tác đa phương có tính ràng

buộc pháp lý (cơ chế Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao) thì Trung Quốc vẫn triển khai hiệu quả các nội dung của hợp tác kinh tế VBBMR thông qua các chương trình, dự án chủ yếu là song phương với từng nước ASEAN. Đồng thời, Trung Quốc đã đạt được một số mục tiêu chiến lược trong sáng kiến hợp tác này như việcbiến Quảng Tây thành “Cực tăng trưởng mới”, mở các tuyến đường cao tốc hướng ra biển cho khu vực Tây Nam của nước này qua Quảng Tây...

Hai là, Trung Quốc đang tích cực điều chỉnh nội dung hợp tác kinh tế

VBBMR theo hướng gắn với sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Với tình hình triển khai hợp tác và dự báo nêu trên có thể thấy hợp tác kinh tế VBBMR đang đứng trước cả thuận lợi và những khó khăn mới. Trong thời gian tới, các dự án phát triển hạ tầng trong khuôn khổ Hợp tác kinh tế

VBBMR có khả năng tranh thủ nguồn tài chính từ AIIB, Quỹ Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc… Do vậy, hợp tác kinh tế VBBMR có thể đi vào thực chất hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh sáng kiến “Một vành đai, một con đường” và Hợp tác Mê Công - Lan Thương, Hợp tác kinh tế VBBMR với cơ chế hợp tác chưa hoàn thiện, có nguy cơ bị lấn át bởi hai sáng kiến hợp tác mới nói trên.

Ba là, Việt Nam và ASEAN nhìn chung còn bị động, lúng túng trong tham gia hợp tác kinh tế VBBMR. Vấn đề đặt ra với ASEAN là các nước trong khối này chưa thống nhất thành “một bên” để có tiếng nói chung trong thảo luận, đàm phán với Trung Quốc. Trong khi đó, vấn đề lớn nhất của Việt Nam là chưa có chủ trương, quan điểm rõ ràng, thống nhất trong Hợp tác kinh tế VBBMR; phối hợp liên ngành giữa các cơ quan của Việt Nam trong tham gia sáng kiến hợp tác này còn hạn chế.

Chương 4

TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á 4.1. Một số nét chính về quan hệ quốc tế ởĐông Nam Á

Trong luận án này, "quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á" được xác định là các mối quan hệ kinh tế, chính trị, đối ngoại, an ninh chủ yếu giữa các nước lớn với các quốc gia Đông Nam Á, cả khối ASEAN cũng như mối quan hệ

giữa các nước Đông Nam Á với nhau.

Trên thực tế, Hợp tác kinh tế VBBMR diễn ra hơn 10 năm qua trong

bối cảnh quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á tương đối phức tạp, với một số nét

chính như sau:

Một là, tại Đông Nam Á đã hình thành một cấu trúc khu vực đa cực, đa

tầng nấc với vai trò trung tâm của ASEAN và cấu trúc này là phù hợp và đáp ứng lợi ích của tất cả các bên. Trong khoảng ba thập kỷ vừa qua, ASEAN đã

rất thành công trong việc thu hút sự can dự chiến lược của các nước lớn vì lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực và trên thế

giới. Theo đó, Hiện nay, ASEAN duy trì quan hệ với 10 đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Nga và New Zealand. Từ mô hình hợp tác với ASEAN làm “trung

tâm”, đã hình thành nên một loạt cơ chế hợp tác khu vực như “ASEAN+”. “ASEAN+” là cơ chế hoạt động lấy ASEAN làm trọng tâm, sử dụng một loạt

các cơ chế ASEAN+1 làm nền tảng và các khuôn khổ ASEAN+3 (APT), ASEAN+6 hay ASEAN+8 (EAS),ARF… làm diễn đàn hoạt động. Các cơ

chế hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3, ASEAN+6 hay ASEAN+8 (EAS) đều là sự mở rộng mang tính chất tịnh tiến của cơ chế“ASEAN+”.

Hai là, hầu hết các nước đối tác đều đẩy mạnh cạnh tranh, gia tăng ảnh

hiện rõ nhất là giữa Trung Quốc với Mỹ, Trung Quốc với Nhật Bản. Sự cạnh tranh diễn ra trên các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, an ninh, đối ngoại… Theo đó, vừa mang lại tác động tích cực, vừa mang lại tác động tiêu cực đối với các quốc gia ASEAN. Trong bối cảnh nêu trên, về phía ASEAN, mỗi nước có chính sách đối ngoại riêng và mức độ quan hệ khác nhau với các

đối tác lớn nêu trên, song tựu trung lại, đa số các nước ASEAN muốn dựa vào Mỹđể bảo đảm an ninh, dựa vào Trung Quốc để phát triển kinh tế.

Ba là, các nước ASEAN đẩy mạnh gắn kết nội khối, song có xu hướng ngày càng phân hóa, chia rẽ trong một số vấn đề an ninh, đối ngoại. Trong những năm gần đây, ASEAN luôn thúc đẩy gắn kết nội khối trên tất cả các

lĩnh vực, trong đó minh chứng rõ ràng nhất là việc Cộng đồng ASEAN đã

chính thức được thành lập vào cuối năm 2015. Một kế hoạch kết nối các quốc gia ASEAN có tầm nhìn đến năm 2025 cũng đã được thông qua và triển khai thực hiện. Các nước thành viên ASEAN đã đẩy mạnh thực hiện bốn nội dung then chốt gọt tắt là CIROP đó là: (1) Tăng cường gắn kết (Coherence) về

chính trị, tập trung thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và các chuẩn mực

ứng xử chung; (2) Đẩy mạnh liên kết (Integration) về kinh tế, văn hóa - xã hội, khai thác thế mạnh kinh tế, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, tạo nên sức mạnh của Cộng đồng; (3) Đề cao trách nhiệm, ý thức cùng chung vận mệnh (Responsibility), trong đó coi trọng thực hiện các nguyên tắc nền tảng của ASEAN, lấy đoàn kết và đồng thuận là giá trịđặc trưng mà các quốc gia thành viên cần tôn trọng, giữ gìn; (4) Cùng hướng tới người dân (of

People), hình thành các cơ chế để người dân các nước ASEAN tham gia vào quá trình hoạch định, giám sát và thực thi chính sách, lấy phục vụngười dân là mục tiêu tối thượng trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nội bộ ASEAN luôn bị phân hóa trong một số vấn đề an ninh, đối ngoại quan trọng có liên quan đến vấn đề an ninh Biển Đông; quan hệ ASEAN với Trung Quốc, Mỹ. Trong đó, một số nước có

xu hướng tăng cường quan hệ và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn

đề Biển Đông; một số nước chủ trương tăng cường quan hệ với Mỹ và phản

đối lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

4.2. Tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với cạnh tranh nước lớn ởĐông Nam Á

4.2.1. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trong các cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3 ASEAN+3

Sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR do Trung Quốc khởi xướng, qua hơn 10 năm triển khai dù chưa trở thành một cơ chế hợp tác tiểu vùng có tính ràng buộc pháp lý cao (chưa có Hội nghị cấp Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao), song vẫn là một kênh hợp tác mang tính chiến lược, góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác Trung Quốc - ASEAN, giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng với các nước láng giềng ở Đông Nam Á và có tác động nhiều mặt đến quan hệ quốc tế trong khu vực. Kể từ năm 2014 (năm tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 8), Trung Quốc tích cực thay đổi nội dung, định hướng hợp tác để hợp tác kinh tế VBBMR trở thành một bộ phận của sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR càng có tác động lớn hơn đối với cạnh tranh nước lớn ở Đông Nam Á và mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Theo đó, việc tăng cường hợp tác với các nước ASEAN thông qua Hợp tác kinh tế VBBMR góp phần giúp Trung Quốc nâng cao vị thế và có vai trò lớn hơn trong các cơ chế hợp tác ASEAN+1 và

ASEAN+3.

Trong các cơ chế hợp tác “ASEAN+”, thì hợp tác ASEAN+1 (ASEAN + từng nước đối tác) là một cơ chế hợp tác nổi bật và hiệu quả. Trong các cặp

quan hệ ASEAN+1 với từng đối tác lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… thì quan hệ ASEAN+Trung Quốc là cặp quan hệ nổi bật nhất và thuộc loại quan trọng nhất đối với các nước ASEAN, bởi Trung Quốc

đã trở thành đối tác thương mại, đối tác đầu tư và nhà viện trợ số một của nhiều quốc gia ASEAN [42]. Hợp tác kinh tế VBBMR với các nội dung trọng

tâm là thúc đẩy kết nối hạ tầng, đầu tư, tài chính, thương mại… đã trở thành một “kênh” hợp tác quan trọng thúc đẩy và làm sâu sắc hơn cơ chế hợp tác ASEAN+Trung Quốc. Đồng thời, giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á so với các đối tác còn lại của ASEAN.

Bên cạnh đó, việc nâng cao hiệu quả, tăng cường vị thế trong hợp tác

ASEAN+1 cũng sẽ giúp Trung Quốc giành ưu thế tốt hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc trong cơ chế ASEAN+3. ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ra đời từ những năm cuối thế kỷ 20. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộtrưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur vào cuối năm 2005. ASEAN+3 được triển khai qua 2 kênh: Kênh 1 là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN +3. Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh

ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp. Kênh 2 thu hút sự tham gia của giới học giả,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sáng kiến hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)