7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước trên thế giớ
1.2.3. Hệ sinh thái-xã hội
Hệ sinh thái-xã hội (socio-ecological system) là một biến thể của hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài người và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái-xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh
Vì vậy, các định nghĩa của hệ sinh thái-xã hội có sự khác nhau nhất định giữa các tác giả:
i) Một hệ thống chức năng, gồm các yếu tố sinh-vật-địa và xã hội có sự tương tác thường xuyên với nhau theo một phương thức bền vững và chống chịu (Trương Quang Học, 2013).
ii) Một hệ thống tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có cấu trúc, chức năng và các cấp độ tổ chức tương tác lẫn nhau
iii) Một tổ hợp các dạng tài nguyên quan trọng (tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên kinh tế-xã hội và văn hóa) được phát triển và sử dụng bởi phức hợp của cả hai hệ thống, hệ thống sinh thái và hệ thống xã hội
iv) Một hệ thống phức hợp biến động khơng ngừng với sự thích ứng liên tục. Chúng ta sử dụng thuật ngữ “Hệ sinh thái - xã hội” nhằm đề cập đến một phần của hệ xã hội mà trong đó một số mối quan hệ tương tác, lệ thuộc giữa con người được điều chỉnh thông qua mối tương tác với những yếu tố sinh học (biophysical) và những loài sinh vật khác.
Rộng hơn, trong hệ sinh thái - xã hội chú trọng tới khía cạnh hợp tác trong hệ xã hội là tâm điểm, nghĩa là nơi những cá nhân có chủ đích đầu tư nguồn lực vào một vài loại cơ sở hạ tầng vật chất hoặc có tính tổ chức nhằm đương đầu với những xáo trộn đa dạng bên trong và bên ngoài. Khi hệ sinh thái và hệ xã hội được liên kết, hệ sinh thái - xã hội tổng thể là một hệ thống phức hợp mang tính thích nghi, bao hàm các hệ tích hợp và được gắn vào hệ thống đa nhân tố rộng hơn.
Ở Châu Âu, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng nghiên cứu hệ sinh thái - xã hội là các nghiên cứu tiên phong, vượt qua sự phân biệt về truyền thống nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.
Như vậy, Hệ sinh thái - xã hội là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật lý - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh.
1.2.3.1. Khái quát về tính chống chịu của hệ thống (system resilience)
Hệ thống được định nghĩa khái quát là một tập hợp các phần tử khác nhau có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chính thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ thể nhất định. Có rất nhiều loại hệ thống: hệ thống kỹ thuật (hệ thống của các hệ thống bộ phận nhỏ hơn, hệ thống công nghệ), hệ sinh thái, hệ tổ chức, doanh nghiệp (hệ thống kỹ thuật-xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng), con người, con người và tự nhiên, hoặc mạng lưới (Trương Quang Học, 2013).
Tính chống chịu của hệ thống là khả năng của hệ thống hóa giải các tác động/can thiệp từ bên ngoài, và tổ chức lại những thay đổi xảy ra để bảo tồn được các chức năng, cấu trúc, thuộc tính, và những hồi tiếp/hồn ngược (feedbacks). Tính chống chịu của hệ thống có các trạng thái khác nhau. Tính chống chịu của hệ thống được phân biệt thành: i) Tính chống chịu vật lý (physical resilience)/sức chịu tải; Tính chống chịu sinh thái (ecological resilience); Tính chống chịu xã hội (social resilience) và Tính chống chịu sinh thái-xã hội (Berker and Folke, 1998; Cumming
et al., 2005; Gardner et al., 2007)
1.2.3.2. Tính chống chịu của hệ sinh thái-xã hội
Như trên đã định nghĩa, hệ sinh thái - xã hội là hệ liên kết giữa con người và tự nhiên. Điều đó có nghĩa rằng con người là một phần chứ không phải tách ra khỏi HST, và tự nhiên là sản phẩm của sự tương tác giữa hệ sinh thái và hệ xã hội. Một số tác giả còn dùng các thuật ngữ khác như hệ thống kết hợp môi trường-nhân văn (‘coupled human-environment systems´), hệ xã hội - sinh thái (‘ecosocial systems), hoặc hệ sinh thái - xã hội (socio-ecological systems) để mô tả sự tương tác giữa hai hệ thống này. Thuật ngữ hệ sinh thái - xã hội đã được Berker và Folke đưa ra năm 1998 vì họ khơng muốn xử lý các vấn đề xã hội hoặc sinh thái như những tiền tố mà xem chúng ở một mức độ nào đó là ý nghĩa như nhau khi phân tích mối quan hệ giữa các vấn đề (Trương Quang Học, 2013).
Tính chống chịu sinh thái - xã hội là là kết quả của sự tương tác hữu cơ giữa tính chống chịu của HST và hệ xã hội (Hình 1A, B)
Hình 1.1A Hình 1.1B