7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Tổng quan về tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước trên thế giớ
1.2.4. Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (ecosystem based approach) đã được phát
triển từ những năm 90 của thế kỷ XX, là chiến lược do Công ước đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity - CBD) đề xuất, ban đầu nhằm mục đích phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, sau đó được áp dụng rộng rãi cho PTBV và hiện nay cho ứng phó với BĐKH, theo nguyên tắc xây dựng/tăng cường tính chống chịu-thích ứng của các hệ sinh thái - xã hội (Trương Quang Học, 2008b, 2012, 2013).
Cách tiếp cận thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái (ecosystem based
Adaptation to climate change- EBA): Thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái là sử dụng các hệ tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái như một hợp phần quan trọng trong chiến lược tổng thể để quản lý tổng hợp tài nguyên, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi từ BĐKH. Mục đích của EBA là tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể như quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khơi phục tính tồn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại (Trương Quang Học, 2008c; WB, 2010).
Hình 1.1. Sơ đồ tương tác giữa các hợp phần ảnh hưởng tới tính chống chịu của Hệ sinh thái-xã hội (A); Sơ đồ các mối liên quan trong phân tích tính chống
chịu trong hệ sinh thái-xã hội (B)
IUCN với sự cộng tác của Ban Thư ký CBD và các tổ chức khác, đã tham gia tích cực vào q trình hồn thiện chiến lược này. Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu trường hợp (case study) tại nhiều quốc gia ở 4 châu lục (châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh và châu Âu) IUCN đã đưa ra 10 nguyên tắc (1996) và sau đó là một quy trình gồm 12 nguyên tắc (2000), và được tổ chức thành 5 bước (2004) hướng dẫn áp dụng cách tiếp cận này trong quản lý tài nguyên (IUCN, 2000, 2004, 2006, 2010).
Cách tiếp cận này được Hội nghị lần thứ 5 các Bên nước tham gia CBD (COP 5), tại Nairobi, Kenya, (2000) thông qua tại Quyết định V/6 và được xem là cách tiếp cận chủ đạo trong hoạch định các chính sách, thể chế quốc gia trong điều kiện của địa phương để quản lý tổng hợp tài nguyên nhằm thực hiện ba mục tiêu của CBD: i) Bảo tồn ĐDSH, ii) Sử dụng bền vững các thành phần của Đa dạng sinh học, và iii) Chia sẻ cơng bằng lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên di truyền.
Tiếp theo, Chương trình Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (The Millenium Ecosystem Asessment -MEA) đã được LHQ phát động trên cơ sở của cách tiếp cận này. Kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tiên (2001-2005) đã được đánh giá trong Báo cáo tổng hợp của Chương trình với tiêu đề “Ecosystem and Human Well- being”. Báo cáo đã tổng kết đánh giá những hệ quả của sự thay đổi HST phục vụ cho lợi ích của con người và xây dựng cơ sở khoa học cho những hoạt động nhằm tăng cường công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý các HST. Báo cáo tập trung phân tích mối quan hệ giữa HST, đặc biệt là dịch vụ các HST và phúc lợi của con người (Hình 1.2) (MEA, 2005).
Hình 1.2A trình bày mối quan hệ giữa HST/dịch vụ HST với phúc lợi của con người. Con người, một mặt, sống nhờ vào HST thơng qua các dịch vụ của nó, gồm: (i) Dịch vụ cung cấp (cung cấp các loại vật liệu, cây thuốc, thực phẩm, nước..); ii) Dịch vụ điều tiết (điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mịn đất, điều hòa nguồn nước, dịch bệnh…);
iii) Dịch vụ văn hóa-tinh thần (các giá trị du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, giáo dục, tơn giáo, nghệ thuật và các lợi ích phi vật chất khác, và
iv) Dịch vụ hỗ trợ (hình thành đất, duy trì các chu trình dinh dưỡng, chu trình sinh địa hóa, dịng năng lượng…).
Mặt khác, con người lại tác động vào hệ sinh thái thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển Kinh tế- Xã hội
(nguyên nhân sâu xa/cơ bản) – tác động chính làm suy thối các Hệ sinh thái/Đa dạng sinh học. Cần nhấn mạnh rằng mối tương tác giữa con người và HST có sự thay đổi giữa/và chịu sự tác động của các cấp: địa phương, quốc gia và quốc tế. Như vậy, EBA đặt con người và thực tế sử dụng tài nguyên của họ là trung tâm của khung hoạch định chính sách. Để khai thác các lợi ích từ các dịch vụ HST, con người đã đưa ra các lựa chọn hay quyết định (trade off) về quản lý liên quan đến các HST, làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà HST cung cấp.