7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Cách tiếp cận
Luận văn sử dụng hai cách tiếp cận chính: cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/dựa trên hệ sinh thái và cách tiếp cận trên -xuống và dưới- lên (cách tiếp cận dựa vào cộng đồng). Ngoài ra, luận văn kết hợp sử dụng Khung lý thuyết để nhấn mạnh tới Tính hệ thống và mối quan hệ giữa các hợp phần chuyên môn của vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/dựa trên hệ sinh thái
Xu hướng nghiên cứu phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu – tăng trưởng xanh hiện nay là tiếp cận hệ thống, liên ngành (Systemic and interdisciplinary). Đứng về mặt hệ thống, một khu vực nghiên cứu là một hệ sinh thái - xã hội. Theo đó, phát triển bền vững về thực chất là tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái/ hệ sinh thái- xã hội và ứng phó với BĐKH về thực chất là nâng cao tính chống chịu của hệ thống. Để giải quyết vấn đề này, phải dựa trên cách tiếp cận liên ngành/dựa trên HST, vì: i) Phát triển bền vững là sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên nền tảng của văn hóa; ii) BĐKH là một phức hợp/ tổng hợp của một chuỗi các vấn đề có liên quan với nhau theo quy luật nhân quả (từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 7) (IPCC, 2001, 2007; Sumi et al., 2011)
2.1.2. Cách tiếp cận kết hợp Trên - xuống và Dưới - lên (dựa vào cộng đồng)
Tiếp cận từ Trên-xuống: Dựa vào chủ trương, chính sách, định hướng, quy hoạch của Nhà nước, từ cấp trung ương xuống địa phương.
Tiếp cận từ Dưới - lên/ tiếp cận dựa vào cộng đồng (community based approach - CBA): một phương pháp bền vững và được thực hiện dựa trên nguyên
tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân cộng đồng trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát đánh giá các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH với sự hỗ trợ, thúc đẩy của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân.
2.1.3. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
BĐKH là một q trình địi hỏi tư duy thích ứng, cho chúng ta cơ hội thay đổi trong bối cảnh đầu tư phát triển dài hạn. Đồng thời việc sử dụng kiến thức bản địa, chủ động ứng phó sẽ đóng vai trị quan trọng trong lựa chọn cách thức phát triển của các địa phương, sử dụng và quản lý có hiệu quả và bền vững TNN tại địa phương. Do vậy, dựa vào nguồn lực của cộng đồng sẽ là cách tiếp cận hiệu quả để giảm chi phí; chuyển từ bị động đối phó sang chủ động phòng ngừa đối với quản lý TNN trong bối cảnh thích ứng với BĐKH. Hơn nữa, giảm chi phí chính là giải pháp nội tại trong mỗi cộng đồng nghèo - những cộng đồng dễ/hoặc phải chịu nhiều tổn thương hơn do BĐKH. Họ thường sinh sống ở những khu vực địa lý dễ bị tổn thương; sinh kế của họ thường dựa chủ yếu vào khai thác, sử dụng tài nguyên tại địa phương; nhạy cảm với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; cần được hỗ trợ, giúp đỡ để thích ứng (Koppen, 2007).
Trong phạm vi của luận văn sẽ sử dụng Khung lý thuyết để thể hiện mối quan hệ hệ thống và logic giữa các hợp phần của vấn đề nghiên cứu trong khuôn khổ của hệ sinh thái – xã hội. (Hình 2.1).
Vấn đề nghiên cứu chính trong luận văn là thông qua đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng TNN tại huyện Văn Quan và đánh giá các tác động của BĐKH đến hệ sinh thái xã hội, đến tài nguyên nước của huyện theo hướng tiếp cận từ trên - xuống, và đánh giá năng lực ứng phó của địa phương (có tính đến yếu tố thể chế, chính sách) theo hướng tiếp cận từ dưới – lên, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh BĐKH theo hướng phát triển xanh. Các đề xuất này được phát triển hoặc đóng góp vào kế hoạch quy hoạch tài nguyên nước của địa phương trên cơ sở kết hợp rà sốt hệ thống thể chế chính sách và tham vấn chính quyền địa phương với việc tổng hợp, phân tích các thơng tin và kinh nghiệm địa phương (tri thức bản địa). Những giải pháp này sẽ được thực hiện tại các cấp khác nhau và có sự điều chỉnh linh hoạt theo thực tiễn (các nguồn lực phát triển, cơ chế chính sách và sự tác động của BĐKH). Trong quá trình này, việc giám sát đánh giá và điều chỉnh hoặc phát triển tiếp là hoạt động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.