Đặc điểm tài nguyên nước của huyện Văn Quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.3.Đặc điểm tài nguyên nước của huyện Văn Quan

1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.4.3.Đặc điểm tài nguyên nước của huyện Văn Quan

- Tài nguyên nước mưa: Theo báo cáo kết quả quan trắc của các trạm khí

tượng đặt trên địa bàn tỉnh (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn, 2015), tỉnh Lạng Sơn nói chung, cũng như huyện Văn Quan nói riêng là một trong những nơi có lượng mưa ít và khơ hạn nhất nước ta. Lượng mưa trung bình nhiều năm biến đổi từ 1200 mm đến 1500 mm do nằm trong “ống máng Cao-Lạng” bị chắn bởi cánh cung Đông Triều. Chế độ mưa phân hóa thành hai mùa: mùa mưa trùng với mùa hè, chiếm 80-90% lượng mưa năm, mùa khô trùng với mùa đông. Nhưng nét độc đáo là mùa khô ở đây khơng sâu sắc do có mưa phùn vào mùa đông.

+ Mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Đơng Bắc khơ hanh. Lượng mưa tồn mùa khơ chỉ chiếm từ 22% đến 26% lượng mưa cả năm, chủ yếu là mưa phùn vào tháng 2 , tháng 3. + Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, có lượng mưa chiếm từ 74% - 78% lượng mưa tồn năm, trong đó các tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8 là những tháng có lượng mưa lớn. Chỉ riêng lượng mưa của bốn tháng này đã chiếm 50% - 54% lượng mưa tồn năm (Sở Tài Ngun và Mơi trường, 2015).

Đặc điểm Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Nhiệt độ (0C) 16,6 21,5 25,2 25,2 26,4 27,0 27,5 27,2 26,7 25,3 20,4 18,4 Độ ẩm (%) 74 74 71 76 81 86 86 83 84 84 81 79 Lượng mưa (mm) 1,2 8,4 43,9 212,2 416,5 254,5 555,2 256,5 156,8 57,7 15,6 9,8 Số giờ nắng (h) 132,3 204,9 176,6 193,8 201,6 111,9 135,1 214,0 188,8 193,6 175,2 122,1

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn, 2015

- Tài nguyên nước mặt: Văn Quan có hệ thống sơng suối khá dày đặc và phân

bố khá đồng đều, đặc biệt có sơng Kỳ Cùng (đoạn trung lưu Kỳ Cùng) chảy qua các xã Khánh Khê, Văn An, Song Giang, có chiều dài khoảng 35 km; sơng Mơpja chảy qua Lương Năng, Tú Xuyên, thị trấn Văn Quan, xã Vĩnh Lại…với chiều dài khoảng 50 km, ngồi ra cịn có một số con suối khác chảy qua các xã trong huyện. Theo báo cáo quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020, tổng lượng tài ngun nước mặt tính trên tồn bộ hệ thống lưu vực sông Kỳ Cùng là hơn 5,8 tỷ

m3. Tổng lượng nước mặt sau khi tính tốn trên tồn hệ thống sơng Kỳ Cùng, sông Thương, sông Lục Nam, Ba Chẽ trong phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn là 4,84 tỷ m3, trong đó tiềm năng nguồn nước mặt chảy qua huyện là 0,294 tỷ m3 (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2015)

Với địa hình bát úp, các hợp thủy và nhiều thung lũng nhỏ, huyện Văn Quan đã tiến hành xây dựng được hệ thống các hồ, đập dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nơng nghiệp như có: Đập Bản Quyền, Hồ Bản Nầng, hồ Suối Mơ…

- Tài nguyên nước dưới đất: Dựa vào đặc điểm địa chất thủy văn, các thành

tạo địa chất chứa nước và cách xác định trữ lượng nước dưới đất cho thấy tiềm năng nguồn nước dưới đất trên địa bàn huyện Văn Quan (thuộc trung lưu sông Kỳ Cùng) là 0,30 tỷ m3.

- Chất lượng môi trường nước dưới đất của huyện Văn Quan: Chất lượng nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp đánh giá trên cơ sở kết quả phân tích trên 300 mẫu nước dưới đất trong các giếng khoan và giếng đào tại các vị trí đặc trưng do Trung tâm Công nghệ xử lý mơi trường, Bộ tư lệnh Hóa học lấy mẫu và thực hiện phân tích năm 2006 và trường Đại học Mỏ- Địa chất thực hiện năm 2007-2009, trong quá trình thực hiện đề tài NCKH cấp nhà nước ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Đánh giá chất lượng nước được thực hiện trên cơ sở so sánh các giá trị trung bình của các kết quả phân tích các mẫu nước với tiêu chuẩn cho phép của QCVN 09-2008 đối với nước cấp cho ăn uống sinh hoạt theo từng địa phương (cấp huyện và theo lưu vực sông)

Theo đó, chất lượng mơi trường nước dưới đất của huyện Văn Quan được đánh giá như sau:

+/ độ pH dao động trong khoảng 6,47-6,84 nước giếng có tính kiềm nhẹ. Độ khống hóa cao, dao động trong khoảng 110-130 mg/L, oxy hòa tan dao động trong khoảng 2,24-2,35 mg/L.

+/ nồng độ Nitơrit NO2-(0,003 mg/L), Nitơrat NO3-(0,3 mg/L) và Photphat PO43- (0,48-0,52 mg/L) đều nằm trong giới hạn nước thiên nhiêu. Nồng độ SiO2 trong nước giếng cao, dao động trong khoảng 6,123 – 12,34 mg/L. Hàm lượng sắt Fe dao động trong khoảng 1,44-1,82 mg/L. Nồng độ Cl- trong nước giếng dao động trong khoảng 12,34-12,78 mg/L.

+/ Số lượng Caliform trong nước giếng ở khu dân cư thị trấn Tu Đồn (hay thị trấn Văn Quan) lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 28 lần và giếng nước trong khu dân cư thị trấn Điềm He lớn hơn 27 lần. Nước giếng ở Văn Quan bị ô nhiễm Coliform và chất lơ lửng (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện văn quan, tỉnh lạng sơnnghiên cứu thí điểm tại thị trấn văn quan và xã tràng sơn (Trang 36 - 38)